Cờ Vua – bộ môn thể thao đòi hỏi sự tập trung cao độ trong từng nước di chuyển, bộ môn thiên về trí tuệ rèn luyện tư duy, chiến thuật và tâm lí của người chơi. Mỗi chiến thuật, mỗi cách tư duy sáng tạo lại mang đến cho làng cờ Vua những cách tấn công, những cách phòng thủ hay kết hợp cả tấn công lẫn phòng thủ uyển chuyển mang lại hiệu quả cao trong từng thời điểm khác nhau của ván cờ. Bộ môn thể thao trí tuệ này cũng giống một số ít những bộ môn khác luôn xuất hiện tỉ số hòa nếu 2 bên không phân được thắng bại khi hết thời gian thi đấu. Vậy luật hòa cờ là như thế nào? Khi nào thì ván cờ hòa? Hay bí quyết thủ hòa trong cờ Vua, nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về cờ hòa.
Luật hòa cờ
Bất kì bộ môn thể thao nào cũng có giai đoạn kết thúc, thắng bại là điều chắc chắn xảy ra với đa số các môn thể thao thi đấu đối kháng, nhưng trong cờ Vua, thắng bại cũng là chuyện thường tình nhưng bất phân thắng bại thì lại là đặc điểm riêng biệt của môn thể thao trí tuệ này. Theo Luật cờ vua mới nhất do Liên đoàn Cờ vua thế giới FIDE ban hành năm 2015 đã quy định, một ván cờ được coi là hòa khi hai bên không thể giành chiến thắng trong suốt quãng thời gian thi đấu. Dưới đây là những trường hợp được Luật cờ Vua thế giới quy định xử hòa.
Hòa về lực lượng chiến đấu
Một ván cờ được trọng tài xử hòa khi không bên nào có đủ lực lượng ở trên bàn cờ có cơ hội để chiếu hết cờ đối phương. Và ván cờ dạng hòa thường xuất hiện ở những trường hợp dưới đây: – Vua đối mặt Vua – Vua + Mã chống Vua – Vua + Tượng chống Vua Một vài trường hợp có đủ lực lượng để chiếu Vua đối phương, ví dụ như Vua cộng 2 Mã để chống Vua. Lý thuyết là vậy chứ thực tế thì các kì thủ thường hòa ngay vì rất ít khi đối thủ còn mỗi mình Vua mà đi sai để bị chiếu hết.
Hòa do hết nước đi (PAT)
Khi đến lượt một bên đi, vua không bị chiếu hết nhưng hết nước đi hợp lệ thì ván cờ đó được xử hòa theo Luật “hòa PAT”. Một người mới bắt đầu chơi cờ vua, việc ham phong Hậu vì nghĩ quân mạnh nhất là nên thường hay để đối phương “hòa PAT” khi đối phương chỉ còn mỗi mình Vua. Với những người chơi lâu năm, thế cờ “hòa PAT” xảy ra khi người chơi sử dụng một số chiến thuật khiến đối phương dù có thế cờ mạnh thế nào đi chăng nữa vẫn không thể chiến thằng mà phải đi đến thế cờ “hòa PAT”.
Hòa do bất biến 3 lần
Trong một ván cờ, nếu một thế cờ được di chuyển lặp lại 3 lần liên tiếp thì ván cờ đó coi như được xử hòa. Lúc này người chơi ngay lập tức báo trọng tài để xác nhận kết quả cờ hòa này.
Hòa cờ sau 50 nước
Khi chơi cờ vua, nếu trong 50 nước cờ không có quân cờ nào bị bắt và không có nước Tốt nào được thực hiện thì ván cờ đó được xử hòa. Trọng tài sẽ căn cứ vào biên bản ghi chép của ván đấu để xử hòa khi mà người chơi yêu cầu dừng ván đấu. Tuy nhiên số lượng 50 nước quy định được nâng lên thành 75 nước trong thế cờ tàn khi mà 2 bên còn những quân cờ sau: – Vua + Xe + Tượng chống Vua + Xe – Vua + 2 Mã chống Vua + Tốt – Vua + Hậu chống 2 Mã – Vua + Hậu + Tốt (còn một ô thì đến ô phong cấp) chống Vua + Hậu – Vua + Hậu chống Vua + 2 Tượng – Vua + 2 Tượng chống Vua + Mã
Hòa do thỏa thuận 2 bên
Thỏa thuận sẽ là sự chấp thuận của cả 2 bên cho nên khi đến lượt bạn đi, bạn có yêu cầu hòa, đối phương chấp nhận yêu cầu đó thì ván cờ sẽ được tính là hòa. Còn nếu đối phương từ chối lời đề nghị hòa của bạn, ván đấu vẫn sẽ tiếp tục và bạn vẫn phải đánh tiếp. Trong một số giải đấu, việc áp dụng điều lệ phải đánh trên 30 nước cờ mới được phép hòa nếu cả 2 bên chấp thuận. Điều lệ này tránh việc đánh được vài nước cờ đầu tiên mà cả 2 bên cùng bắt tay chấp nhận tỉ số hòa.
Đề nghị hòa cờ trong cờ Vua
– Theo qui định, người chơi có thể được đề xuất ngay sau thực hiện xong nước đi của mình và bấm cho đồng hồ đối phương chạy. Đối phương có thể chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị đó bằng lời nói với trọng tài, không thì tiếp tục thực hiện nước đi của mình. Trong khoảng thời gian đối phương chưa trả lời lời đề nghị của mình thì người chơi cũng không được rút lại lời đề nghị đó. Trường hợp 1: Nếu một trong trận đấu, 1 bên đề nghị hòa cờ trong khi đồng hồ của đối phương đang chạy, đối phương vẫn có thể nhận lời hoặc từ chối lời đề nghị hòa cờ đó. Tất nhiên sau mỗi lần bị từ chối, bên đề nghị hòa cờ sẽ bị trọng tài cảnh cáo lần 1. Trường hợp 2: Nếu bạn là người đề nghị hòa cờ trong khoảng thời gian thi đấu của mình, đối phương chỉ có thể chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị đó sau khi mà đối phương thực hiện xong nước đi của anh ta. Đối phương có thể ghi quyết định của mình vào một phong bì và đợi bạn đi hết nước cờ của bạn sau đó mở phong bì thì sẽ biết được kết quả đối phương là chấp nhận hay từ chối. Tóm lại ở cả 2 trường hợp trên, nếu một bên có thể từ chối hay chấp thuận đề nghị hòa cờ thì bên đề nghị phải thực hiện xong nước đi của mình. Bên đề nghị hòa sẽ không được rút lại lời đề nghị đó đến khi đối phương đưa ra được câu trả lời.
Bí quyết thủ hòa trong cờ Vua
– Nếu một bên yêu cầu hòa khi mà một nước đi được tái di chuyển liên tiếp 3 lần giống nhau hoặc thực hiện đến 50 nước mà không một quân nào bị bắt và không một Tốt nào được di chuyển. Trọng tài sẽ là người cho cả 2 dừng đồng hồ và đi đến việc xem xét và quyết định. Sau khi xem xét lời đề nghị và chấp thuận của cả 2 bên đều hợp lệ thì trận đấu sẽ được trọng tài quyết định bởi tỷ số hòa. Nếu yêu cầu hòa cờ đó không có cơ sở, trọng tài được phép bù giờ thêm 5 phút để người chơi có thời gian suy nghĩ lại đề xuất đó. Hết 5 phút, nếu bên đề xuất hòa cờ không có một lời giải thích nào có cơ sở thì bên đó sẽ là người bị thua ván cờ (trường hợp ít xảy ra). Còn nếu chứng minh được thì ván cờ đó vẫn sẽ tiếp tục với các nước đi tiếp theo của 2 bên.
Ván cờ thắng trong cờ Vua
Chiến thắng theo luật
– Bạn giành chiến thắng khi chiếu hết đối phương – Bạn sẽ thắng khi đối phương xin thua – Bạn sẽ chiến thắng nếu đối phương bỏ cuộc
Chiến thắng về mặt thời gian
– Khi đồng hồ điểm đến phút thi đấu cuối cùng, bạn sẽ là người chiến thắng nếu trên bàn cờ bạn có đủ lực lượng để chiếu hết đối phương.
Ván cờ thua trong cờ Vua
– Nếu 1 bên không thể thực hiện đủ số nước cờ theo quy định trừ trường hợp đối phương chỉ có mình vua là bạn sẽ thắng, còn không thì ván cờ đó được tính tỉ số hòa. – Đối thủ đến chậm hơn một giờ so với thời gian thi đấu được quy định, kể cả có hoãn ván đấu để thời gian sau đấu lại nhưng quy định này không được áp dụng cho đối thủ đến chậm mà chính đối thủ đó lại là người đi trước. Còn đối thủ ở lượt đi sau, việc hoãn ván cờ là điều hoàn toàn bình thường.
– Nước đi được ghi trong phòng bị là nước “chiếu hết” mà người đó lại vắng mặt thì đối phương sẽ là người thua cuộc, bạn là người thắng mặc dù có nước chiếu hết. – Đối thủ vắng mặt và ghi trong phong bì một nước “hết nước đi” hoặc một nước dẫn đến thế cờ hòa. – Đối thủ vượt quá thời gian cho phép – Đối thủ ghi trong phong bì một nước đi không thể thực hiện được hoặc một nước đi không đúng luật. – Đối thủ không thực hiện đúng luật. Nếu cả 2 người chơi đều không tuân thủ theo Luật cũng như cả 2 cùng đến chậm trễ quá 1h thi đấu, hình thức phạt sẽ được đưa ra cho cả 2 người.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!