Axit là gì? Có những loại axit nào và cách gọi tên chúng như thế nào? Làm cách nào để xác định được độ mạnh và yếu của axit? Axit được ứng dụng để làm gì? Mua axit công nghiệp ở đâu uy tín, chất lượng? Hãy cùng VietChem tìm lời giải đáp cho các vấn đề này thông qua bài viết sau đây.
Axit là gì?
Axit là một hợp chất hóa học có thể hòa tan được trong nước và có vị chua với công thức tổng quát là HxA. Dung dịch tạo ra sau khi hòa tan trong nước có nồng độ pH < 7. Độ pH càng nhỏ thì tính axit lại càng mạnh.
Một phân tử axit sẽ gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể bị thay thế bởi các nguyên tử kim loại.
Axit là gì?
Các định nghĩa axit khác
1. Axit Arrhenius
Vào năm 1884, nhà hóa học Svante Arrhenius – người Thụy Điển đã quy các tính chất của axit cho các ion hydro (H+) hoặc proton. Theo đó, Axit Arrhenius là một chất mà khi thêm nó vào nước sẽ làm tăng nồng độ của các ion H+ trong nước
2. Axit BrØnsted – Lowry
Năm 1923, các nhà hóa học là Julian Nicolaus BrØnsted cùng Thomas Martin Lowry đã có sự công nhận độc lập rằng các phản ứng axit – bazơ liên quan đến vuệc chuyển 1 proton. Có thể hiểu axit là những chất có khả năng cho được proton (ion H+).
3. Axit Lewis
Khái niệm này được đề xuất vào năm 1923 bởi Gilbert N. Lewis, ông cho rằng các phản ứng với các tính axit bazơ không liên quan đến việc chuyển proton. Axit Lewis là một axit chập nhận một cặp electron từ những chất khác hay hiểu đơn giản nó là một axit nhấp nhận cặp electron.
Chỉ số axit là gì?
Chỉ số axit là chỉ số được sử dụng để định lượng số axit tồn tại ví dụ như trong dầu điezen sinh học. Nó là lượng bazơ, biểu thị theo lượng miligam kali hydroxit (KOH) cần có để có thể trung hòa được các thành phần axit trong 1 g mẫu thử.
☑️☑️☑️ Oxit Axit là gì? Tính chất hóa học của các oxit axit thường gặp
Công thức hóa học của axit
Axit có dạng công thức tổng quát là HxA. Trong đó:
- H là nguyên tử Hiđro
- x là chỉ số của nguyên tử H
- A là gốc axit
Ví dụ:
CTHH của axit nitric: HNO3
CTHH của axit cacbonic: H2CO3
CTHH của axit photphoric: H3PO4
Tính chất của axit
1. Tính chất vật lý
- Hòa tan trong nước và có vị chua
- Có cảm giác bỏng rát khi tiếp xúc (với các axit mạnh)
- Do là các chất điện li nên có khả năng dẫn điện
2. Tính chất hóa học
- Làm đổi màu chất chỉ thị (làm giấy quỳ tím đổi màu sang đỏ hoặc hồng)
Nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào giấy quỳ tìm sẽ thấy hiện tượng quỳ tím đổi màu sang màu đỏ. Như vậy, có thể kết luận rằng dung dịch axit có khả năng làm đổi màu giấy quỳ tím và người ta đã dựa vào tính chất này để nhận biết được các dung dịch axit.
Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu
- Tác dụng với kim loại
Cho dung dịch tác dụng với những kim loại đứng trước nguyên tử H trong dãy hoạt động hóa học sẽ thu được sản phẩm là một muối va giải phóng khí hidro. Nếu axit là axit đặc thì sẽ không giải phóng khí hidro.
Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2
Fe +2HCl → FeCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ
Axit tác dụng với bazơ sinh ra một muối và nước
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ
Tất cả các axit đều có thể tác dụng với oxit bazơ và tạo ra muối cùng nước
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O
- Tác dụng với muối
Khi cho axit tác dụng với muối sẽ có các trường hợp xảy ra:
– Chất tạo thành từ phản ứng có ít nhất một kết tủa hoặc là một khí bay hơi
– Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới là axit yếu và ngược lại nếu muối mới là muối không tan thì axit mới là axit mạnh.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
KCO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (Axit cacbonic đã phân hủy tạo ra nước nước và khí cacbonic)
3. Tính điện li
– Axit (HA) và nước phản ứng theo phương trình sau:
HA + H2O ⇔ A- + H3O+
– Hằng số axit hay còn gọi là hằng số phân li của axit, là hằng số cân bằng cho phản ứng của axit và nước:
Ka = [(A-).(H3O+)]/ (HA)
– Các axit mạnh sẽ có giá trị Ka lớn và ngược lại axit yếu sẽ có giá trị Ka nhỏ
– Lưu ý:
- Thuật ngữ “ion hydro” cùng “proton: đều được sử dụng tương đương để chỉ H+
- Trong các phản ứng hóa học thường viết H+ tuy trong nước nó thực sự là H3O+
- Cường độ axit sẽ đo bằng giá trị Ka của nó và được định nghĩa bằng pKa = -log(Ka)
4. Phản ứng trung hòa
– Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước, được gọi là phản ứng trung hòa hya phản ứng tạo nước
NaOH + HCl → NaCl + H2O
– Đây là cơ sở cho phương pháp thử chuẩn độ trong phân tích axit, trong đó các chất chỉ thị độ pH đóng vai trò chỉ ra điểm trung hòa.
5. Bậc điện li axit
Một số phân tử có khả năng cung cấp nhiều hơn 1 ion H+ (proton). Các axit chỉ cho ra 1 ion H+ trên 1 phân tử thì được gọi là axit monoproton, nếu cung cấp 2 ion H+ sẽ gọi là axit diproton và gọi là axit triproton khi cho ra 3 ion H+,…
- 1 axit monoproton sẽ chỉ có 1 nấc điện li (đôi khi cũng được gọi là ion hóa) và chỉ có 1 hằng số điện li
HA + H2O ⇔ A- + H3O+ (HA: axit)
- 1 axit diproton (ký hiệu tượng trưng là H2A) có thể có 1 hoặc 2 nấc điện li tùy thuộc vào điều kiện môi trường (độ pH). Mỗi nấc điện li lại có hằng số điện li riêng là Ka1 và Ka2
H2A + H2O ⇔ HA- + H3O+ (Ka1)
HA- + H2O ⇔ A2- + H3O+ (Ka2)
Thông thường, hằng số điện li thứ nhất sẽ lớn hơn so với hằng số điện li thứ 2 (Ka1 > Ka2)
- Tương tự như vậy, 1 axit triproton (H3A) có thể có 1,2, 3 nấc điện li cùng 3 hằng số điện li và Ka1 > Ka2 > Ka3
H3A + H2O ⇔ H2A- + H3O+ (Ka1)
H2A- + H2O ⇔ HA2- + H3O+ (Ka2)
HA2- + H2O ⇔ A3- + H3O+ (Ka3)
Cách đọc tên axit
1. Đối với axit không có oxi
Tên axit sẽ được gọi: axit + tên latinh của phi kim + hiđric
Ví dụ: HCl – axit clohiđric
2. Đối với axit có nhiều oxi
Axit + tên latinh của phi kim + ic
Vì dụ: HNO3 – axit nitric
3. Đối với axit có ít nguyên tử oxi
Axit + tên latinh của phi kim + ơ
Ví dụ: HNO2 – axit nitrơ
👉👉👉 Amino axit là gì? Công thức các amino axit cần nhớ
Phân loại axit
Tùy thuộc vào các tiêu chí mà có thể phân axit thành các loại khác nhau:
1. Dựa vào tính chất hóa học
- Axit mạnh: những axit khi tan trong nước phân li hoàn toàn thành ion
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
Một số axit mạnh thường gặp: HCl, HNO3, H2SO4,..
- Axit yếu: những axit khi tan trong nước chỉ có thể phân li một phần ra ion
CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-
Một số axit yếu thường thấy: H2S, H2CO3,…
2. Dựa vào nguyên tử oxi
- Axit không có oxi như HCl, H2S, HI,..
- Axit có oxi như H2SO4, H3PO4, H2CO3,…
3. Dựa theo số nguyên tử H trong phân tử
- Axit một nấc: trong dung dịch nước chỉ có thể phân li một nấc ra ion H+
- Axit nhiều nấc: trong dung dịch nước có khả năng phân li nhiều nấc ra ion H+
4. Các phân loại khác
- Axit vô cơ: HCl, HNO3,..
- Axit hữu cơ: HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH,…
Các axit thường gặp
Loại axit
Tên gọi
CTHH
Loại axit
Tên gọi
Ký hiệu
Axit vô cơ mạnh
Axit Clohydric
HCl
Axit trong chế biến thực phẩm
Axit axetic hoặc Axit etanoic
E260
Axit bromhydric
HBr
Axit ađipic
E355
Axit iodhydric
HI
Axit alginic
E400
Axit nitric
HNO3
Axit benzoic
E210
Axit sulfuric
H2SO4
Axit boric
E284
Axit cloric
HClO3
Axit ascorbic (vitamin C)
E300
Axit pecloric
HClO4
Axit xitric
E330
Axit selenic
H2SeO4
Axit carbonic
E290
Axit pemanganic
HMnO4
Axit cacminic
E120
Axit fluoroantimonic
H2FSbF6
Axit xyclamic
E952
Axit vô cơ yếu hay trung bình
Axit boric
H3BO3
Axit erythorbic
E315
Axit phốtphoric
H3PO4
Axit erythorbin
E317
Axit cacbonic
H2CO3
Axit foócmic
E236
Axit pyrophotphoric
H4P2O7
Axit fumaric
E297
Axit sunfurơ
H2SO3
Axit gluconic
E754
Axit selenơ
H2SeO3
Axit glutamic
E620
Axit nitơ
HNO2
Axit guanylic
E626
Axit phosphorơ
H3PO3
Axit clohiđric
E507
Axit hipoclorơ
HClO
Axit inosinic
E630
Axit clorơ
HClO2
Axit lactic
E270
Axit silicic
H2SiO3
Axit malic
E296
Axit xianhhidric
HCN
Axit metatartaric
E353
Axit aluminic
HAlO2
Axit nicôtinic
E375
Axit au-clohidric
HAuCl4
Axit ôxalic
Axit hữu cơ
Axit axêtic
C2H4O2
Axit pectic
Axit oxalic
C2H2O4
Axit phốtphoric
E338
Axit benzôic
C7H6O2
Axit prôpionic
E280
Axit butyric
C4H8O2
Axit soócbic
E200
Axit xitric
C6H8O7
Axit stêaric
E570
Axit formic
CH2O2
Axit sucxinic
E363
Axit lactic
C3H6O3
Axit sulfuric
E513
Axit malic
C4H6O5
Axit tannic
Axit pr ôpionic
C3H6O2
Axit tartaric
E334
Axit piruvic
C3H4O3
Axit valeric
C5H10O2
Cách xác định axit mạnh yếu
– Dựa vào sự linh động của nguyên tử Hiđro có trong axit đó. Nếu nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại.
– Đối với các axit có oxy trog cùng một nguyên tố thì càng ít oxy, axit lại càng yếu.
HClO4 > HClO3 > HClO3 > HClO
– Đối với các axit của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất mà nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì axit đó càng yếu.
HClO4 > H2SO4 > H3PO4
– Đối với axit của nguyên tố trong cùng nhóm A
- Axit có oxy: tính axit đã tăng dần từ dưới lên HIO4 < HBrO4 < HClO4
- Axit không có oxy: tính axit sẽ giảm dần từ dưới lên HI > HBr > HCl > HF
– Đối với axit hữu cơ RCOOH
- Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit sẽ giảm
HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH
- Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hay có nguyên tố halogen,…) thì tính axit sẽ mạnh.
🚫🚫🚫 Axit mạnh nhất thế giới hiện nay – Axit Fluoroantimonic
Ứng dụng của axit trong đời sống và sản xuất
1. Trong công nghiệp
- Giúp loại bỏ gỉ sắt cũng như sự ăn mòn khác từ kim loại
- H2SO4 được sử dụng làm chất điện phân trong pin xe hơi
- Axit mạnh được dùng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến khoáng sản
- Trong khai thác dầu: axit clohydric được dùng để bơm vào trong các tầng đá của giếng dầu với mục đích hòa tan một phần đá hay gọi là rửa giếng, từ đó tạo ra những lỗ rỗng lớn hơn.
- Trộn lẫn HCl với HNO3 đặc với tỷ lệ 3:1 để hòa tan vàng và bạch kim
- Sử dụng để làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản đồ uống, thực phẩm
- Trong sản xuất phân bón amoni nitrat: sử dụng axit nitric cùng với ammoniac
- Axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn trong tạo este
Axit là gì? Axit sunfuric được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống
2. Trong y học
- Axit acetylsalicylic (Aspirin) được dùng như một loại thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt.
- Axit boric được sử dụng trong làm chất khử trùng các vết bỏng hay vết cắt nhỏ. Khi pha loãng sẽ thu được dung dịch rửa mắt. Đồng thời, nó cũng là chất chống vi khuẩn được dùng để điều trị các bệnh như mụn trứng cá, bệnh phồng chân ở vận động viên hay làm chất bảo quản chai mẫu nước tiểu trong các thí nghiệm.
3. Đối với cơ thể người
- Axit clohiđric có trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hóa bằng cách phá vỡ các phân tử thức ăn lớn và phức tạp
- Amino axit được dùng trong tổng hợp các protein cần thiết đối với sự phát triển và sửa chữa các mô của cơ thể
- Axit nucleic rất cần thiết trong việc sản xuất ADN cùng ARN và chuyển các đặc tính sang con lại qua gen.
- Axit cacbon có vai trò quan trọng trong duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể
Axit dùng trong công nghiệp thực phẩm
Axit được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm như để làm chất bảo quản trong một số thực phẩm hay sử dụng chúng làm chất tăng cường hương vị. Trong đó, phổ biến nhất là axit nitric, axit axetic, axit fumaric, axit lactic, axit photphoric, axit malic và axit tartaric.
1. Axit citric
- Đây là loại axit yếu được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm để:
- Trong sản xuất phô mai: đóng vai trò làm chất xúc tác để nhanh chóng lên men sữa, từ đó tăng hiệu suất có thể sản xuất phô mai với quy mô lớn hơn.
- Kéo dài thời giản sử dụng thực phẩm: nó làm giảm độ pH đến mức quá thấp đối với vi khuẩn trong khi chúng cần pH ổn định để tồn tại. Từ đó giúp kéo dài thêm thời gian sử dụng sản phẩm.
- Giúp làm tăng thêm hương vị cùng vị chua cho thực phẩm
- Ứng dụng làm chất nhũ hóa
- Sử dụng nó để tạo môi trường có tính axit cho sản xuất rượu, bia
2. Axit axetic
- Nó được dùng trong thực phẩm như một chất tạo hương liệu
- Được thêm vào sản phẩm để làm chất bảo quản cũng như giúp kéo dài thời gian sử dụng và tạo thêm vị chua cho một số thực phẩm
- Ngoài ra, axit axetic còn là thành phần trong các sản phẩm tẩy rửa thiết bị và dụng cụ chế biến thực phẩm
3. Axit fumaric
- Có khả năng ổn định và thêm vị chua cho thực phẩm chế biến cùng điều chỉnh độ axit trong sản xuất thực phẩm
- Các nhà máy chế biến thực phẩm thường sử dụng lại axit này để bảo quản trứng cùng các món tráng miệng từ trứng. Nó cũng được thêm vào một số loại trái cây và rau quả chế biến.
4. Axit lactic
- Được dùng dưới dạng nguyên liệu thô trong sản xuất chất nhũ hóa cho ngành công nghiệp nướng bánh.
- Nó cũng tham gia vào quá trình tạo hương liệu và hương vị của thực phẩm. Các quá trình lên men của đậu tương hay các loại sữa cùng bia và dưa chua có sự phụ thuộc lớn vào axit lactic.
- Axit lactic giúp ứng chế vi sinh vật gây hại không mong muốn gây bệnh và phát triển trong thực phẩm trong quá trình lên men nên được ứng dụng làm chất bảo quản.
5. Axit photphoric
- Sử dụng trong đồ uống có ga giúp mang lại hương vị đặc sắc
- Nó cũng có khả năng làm chậm sự phát triển của nấm mốc cùng vi khuẩn trong công thức đường
- Sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chế biến tự sữa để thay đổi protein, độ pH từ đó cải thiện chất lượng của sản phẩm
- Ứng dụng trong làm chất phụ gia thực phẩm
6. Axit malic
- Sử dụng làm chất phụ gia để tăng cường và cải thiện hương vị trong thực phẩm chế biến.
- Có thể dùng để bảo quản hương vị nhất định trong thực phẩm
7. Axit Tartaric
- Sử dụng làm chất phụ gia và hương liệu
- Là nguyên liệu trong sản xuất chất nhũ hóa bánh mì
- Giúp tạo gel và bảo quản thực phẩm
Mua axit công nghiệp ở đâu uy tín, giá tốt?
Nếu bạn đang cần mua axit công nghiệp uy tín, giá tốt thì hãy liên hệ ngay đến VietChem. Đây là địa chỉ tin cây, chuyên cung cấp các loại hóa chất và được hệ thống khách hàng đánh giá cao. Hiện nay, tại VietChem đang có sẵn nhiều loại axit đảm bảo chất lượng cũng như giá thành phải chăng như axit sulfuric, axit axetic, axit clohydric,… Để biết thêm thông tin về sản phẩm hay nhận được sự tư vấn, hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ chuyên viên VietChem, quý khách vui lòng liên hệ đến số hotline hoặc thông qua website hoachat.com.vn.
Trên đây là những chia sẻ của VietChem về axit là gì, các tính chất và ứng dụng của nó, hy vọng đã có thể giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào liên quan, bạn đọc hãy để lại bình luận ngay phía dưới bài viết để VietChem được hỗ trợ các bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!