Lá sách bò là một nguyên liệu được rất nhiều người yêu thích bởi độ dai ngon và đậm vị của nó. Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp sẽ mách bạn những mẹo hay giúp bạn chọn được sách bò tươi và khử hôi lá sách hiệu quả nhé!
Là bà nội trợ thông thái bạn hãy học ngay cách làm sách bò hết mùi và nấu sách bò ngon dưới đây nhé!
Cách làm lòng bò sạch
Đầu tiên, bạn cắt bỏ và loại bỏ tất cả chất béo khỏi sách bò. Tiếp theo, bạn chà xát sách bò bằng muối sau đó rửa sạch bằng giấm. Lặp lại quá trình này cho đến khi không có tạp chất nào nữa. Sau đó, bạn cạo toàn bộ bề mặt của sách bò bằng một con dao dài sắc nhọn. Cuối cùng, bạn rửa sạch sách bò vài lần bằng nước.
Bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để làm sạch sách bò.
– Tẩy trắng : thật ra làm như trên là ăn được và ngon rồi, nếu muốn tẩy trắng, các mẹ kiếm ít vôi . Sau khi khử sạch ở bước 1, các mẹ cho vôi vào ngâm và vò cùng là sẽ trắng nhé !
Cách làm sạch sách bò đã tẩy trắng
Cách làm trắng sách bò, sách bò tái, tẩy trắng hầu hết là không có hạt sạn và tạp chất. Tuy nhiên, bạn vẫn cần rửa lại sách bò dưới nước nhiều lần để loại bỏ lượng clo mà sách bò đã được tẩy trắng. Nếu không, clo đã bị bỏ lại có thể để lại mùi khó chịu và mùi vị đó sẽ thấm vào món ăn mà bạn nấu.
Luộc sơ sách bò
Khi sách bò đã sạch, bạn cho sách bò vào một cái nồi và đổ đầy nước rồi thêm nhiều muối. Đun sôi và để nồi sôi mạnh trong 10 phút. Đổ nước, sau đó rửa sạch sách bò trong nước lạnh nhiều lần.
Thái sách bò
Sau khi luộc sơ, bạn hãy thái sách bò. Hình dạng hoặc kích thước của sách bò được thái phụ thuộc vào món ăn bạn định nấu.
Mặc dù nấu sách bò mà không thái không có hại gì nhưng thái sách bò sau khi luộc sơ giúp rút ngắn thời gian nấu đáng kể. Việc thái sách bò cũng khó khăn hơn nhiều khi nó đã rất mềm.
Nấu sách bò
Sau làm sạch sách bò, bạn có thể nấu vô số món ăn ngon. Sách bò có thể làm món nướng, hầm và chiên. Bạn cũng có thể nấu súp sach bò – món ăn phổ biến của Đông Âu và Mỹ Latinh và làm món sách bò kiểu Madrid.
Cách làm sạch lòng bò
Các loại như bột mì, chanh, giấm, muối, thường được dùng để làm sạch nội tạng, nhưng khi nấu lên vẫn còn nghe mùi. Thậm chí dùng vôi hoặc phèn chua – những chất để làm lòng bò sạch và trắng, nhưng phải cẩn thận về liều lượng khi dùng chất này.
Vôi và phèn chua bị lạm dụng, ngoài việc hại đến sức khỏe còn làm mất đi cái vị ngon ngọt đặc trưng của món lòng. Các mẹ đi chợ đừng thấy lòng lợn, lòng bò người ta làm trắng phau mà ham mua nha. Họ dùng vôi hay phèn chua làm sạch, dùng nhiều quá đến nỗi miếng lòng mềm chín luôn, mất hết vị ngon.
Cái màu trắng nó cũng đánh lừa mình, không phân biệt được lòng cũ hay mới. Vì nội tạng để lâu có mùi hôi, người ta làm trắng phau hết mình không biết được đâu.
Cách khử mùi lòng bò Có vài bí kíp thật nhỏ về cách làm sạch lòng bò nhưng vô cùng hiệu quả sẽ giúp món lòng không còn mùi mà rất thơm ngon.
NƯỚC MẮM – công dụng không ngờ tới!
Lòng heo như ruột già, ruột non, bao tử khi mua về, giai đoạn 1 chỉ cần chà sạch với chanh và muối, nếu có bột mì làm sạch thì càng tốt. Lòng vẫn còn nhớt nhưng đừng lo.
Giai đoạn 2 lấy nước ấm (khoảng 80 độ, đun cho sôi để nguội chừng vài phút), pha một muỗng nước mắm ngon (loại đậm đặc có độ đạm cao), cho thêm muỗng giấm ăn (không có cũng được), rồi đem trụng với lòng.
Nước nóng làm sạch chất nhờn và mắm có công dụng khử mùi thần kì. Nhất là cái bao tử (dạ dày lợn), ăn thì ngon nhưng làm sạch chất nhớt rất cực, lại có mùi khó trị. Dùng hỗn hợp nước mắm và giấm khử mùi còn giữ được cái vị ngon tự nhiên của lòng.
Khi luộc lên hay xào nấu, lòng sẽ có mùi thơm ngon ngọt.
SẢ CÂY – trị mùi hôi của lòng bò
Mình rất mê món phá lấu lòng bò, nhưng chẳng dám ăn ở hàng quán lề đường. Vì có lần ghé quán bán phá lấu bò rất nổi tiếng, họ làm ngon quá Tám ăn mấy chén, về nhà bị Tào Tháo rượt đuổi cả đêm, may chứ không phải nhập viện hay xuống gặp anh em nhà Viên Thiệu.
Sau đó mình mày mò học được cách nấu phá lấu rất ngon, lặn lội ra mấy nơi chuyên bán lòng bò tươi tìm mua. Ôi thôi, họ chất lòng bò như núi, nhìn trắng phau phau, đem về nấu sơ là mềm.
Nhưng khi ăn thì không còn vị ngọt. Chất vôi nó tẩy hết chất ngọt của lòng rồi. Nên mình phải mua mấy chổ bán lẻ ở chợ. Nhìn miếng lòng bò còn màu vàng tự nhiên, tươi ngon là mua. Hễ mình thấy miếng lòng nó trắng hơn da mình là hỏng thèm mua. Đừng có ham trắng nha mấy chị.
Lòng bò đem về chỉ cần chà rửa sạch với muối. Lấy mấy tép sả đập dập bỏ vô nước nấu cho sôi, đem trụng với lòng bò, rồi xả sạch với nước lạnh, xong mới đem nấu lẩu hay làm phá lấu.
Những loại lòng bò (như lá sách, tổ ong, khăn lông), sau khi trụng với nước sả để làm sạch mùi, mình còn đem trữ đông và lấy ra chế biến dần, mà vẫn đảm bảo rất ngon ngọt. Thật vô cùng tiện lợi, khi hôm nay đột xuất chồng mình ghiền nhậu món phá lấu, mình khỏi cần phải đi chợ, khỏi lụi hụi làm sạch lòng nữa, chỉ việc lấy món lòng sơ chế đông lạnh ra, rã đông và nấu ăn ngay.
Cách luộc lòng bò
Cách luộc lòng bò sao cho vừa trắng vừa mềm mà vẫn giòn ngọt như ngoài quán luôn là vấn đề khiến các bà nội trợ đau đầu. Vì nhiều lúc mua được lòng bò ngon và sơ chế kỹ càng, mà vẫn không khử được mùi hôi, khi luộc lên thì ăn rất dai. Để giúp món lòng được thơm ngon giúp chị em trổ tài trước ông xã của mình.
Cách 1
– Lòng bò mua về làm sạch, bóp qua với muối, không nên bóp quá nhiều muối và tuốt quá kỹ sẽ là lòng dai, mất ngon. Sau đó, dùng vòi nước xả lại lòng cho mất dịch bên trong rồi tiếp tục tuốt qua, rửa lại và để vào rổ cho ráo nước.
– Tiếp theo, đun một nồi nước sôi với vài lát gừng và thả lòng non vào luộc. Khi nước sôi khoảng 2 – 3 phút thì vớt lòng ra và thả vào bát nước sôi để nguội, lưu ý là nước phải ngập lòng đã thêm một ít chanh tươi.
– Ngoài ra, có thể thay thế chanh bằng giấm cũng được. Với cách cho vài giọt nước chanh vào ngâm sẽ giúp lòng luôn trắng giòn. Cuối cùng, thái lòng bò thành miếng vừa ăn và chấm với nước mắm gừng cay nồng.
Cách 2
– Lòng bò làm sạch, bóp muối rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Sau đó, pha phèn chua đã được nướng phồng vào thau nước lạnh, rồi đổ vào nồi, đun thật sôi và để nguội.
– Tiếp theo, bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả lòng bò vào luộc chín. Khi lòng vừa chín được khoảng 10 phút thì vớt lòng ra, cho ngay vào chậu phèn chua đã chuẩn bị sẵn và ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, thái miếng vừa ăn.
– Với cách này, lòng bò cũng rất giòn thơm, không bị thâm đen, không bị dai và có màu trắng đẹp mắt.
Cách 3
– Lòng bò mua về lộn trái, dùng tay tuốt hết màng mỡ ra rồi rửa sạch bằng muối và bột mì. Tiếp theo dùng 1/2 miếng chanh chà xát vào để tẩy hết chất bám bẩn rồi rửa lại bằng nước lạnh và để ráo. Gừng cạo bỏ, rửa sạch và giã nhuyễn.
– Bắc một nồi nước lớn lên bếp, đun sôi rồi thả lòng vào luộc. Sau đó, cho vào khoảng 1 củ gừng giã nhuyễn, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê rượu trắng và 1 thìa cà phê giấm.
– Sau khi lòng được luộc chín thì đem ngâm ngay vào thau nước đá lạnh, khi lòng nguội thì vớt ra và thái miếng vừa ăn. Cách luộc lòng này cũng khiến lòng giòn ngon và tạo mùi thơm hấp dẫn.
Chỉ với vài thao tác đơn giản và các bước sơ chế nhanh gọn, các bà nội trợ đã có thể thực hiện thành công ngay cách luộc lòng bò trắng mềm, giòn sần sật khiến ông xã thích mê này. Đặc biệt, với những bí quyết khử mùi hôi trên, sẽ giúp cho lòng bò luôn được thơm ngon, mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chúc các chị em thực hiện thành công để bữa cơm gia đình thêm ngon miệng nhé.
Khăn lông bò làm món gì?
Khăn bàn bò xào củ kiệu
Nguyên Liệu
- 500 g khăn bàn bò (loại miềm)
- 500 g củ kiệu
- Gia vị
Bước 1: Khăn bàn Bò sơ chế sạch cắt miếng vừa ăn, củ kiệu lặt sạch bỏ rể
Bước 2: Bằm 2 tép tỏi phi thơm bỏ khăn bàn Bò vào xào khoảng 3 phút để thêm 1/2 muỗng canh hạt niêm vào xào thêm 3 phút rồi để củ kiệu vào xào tiếp khi thấy củ kiệu vừa héo niêm 1/2 muỗng canh muối, 1muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột ngọt
Bước 3:Xào củ kiệu vừa chín tới tắt bếp có thể thêm ít tiu vào hoặc hành ngò tuỳ sở thích của mọi người.
Lá Sách Bò Xào Cải Chua
Nguyên Liệu
- 1/2 kg lá sách bò
- 1 cây cải chua
- 1 m canh nước mắm
- 1/2 m canh hạt nêm
- 1/2 m canh đường
- 1/3 mcf tiêu
- Tỏi, cần ta
Các bước
Bước 1: Lá sách bò rửa sạch với giấm muối. Cho vào nồi 1/2mcf muối với vài lát gừng giã hơi dập, luộc chín khoảng 30’. Lấy ra ngâm với nước cho nguội, cắt miếng vừa ăn. Cải chua xả sơ với nước vắt ráo cắt nhỏ (nếu cải quá chua). Rửa sạch cần,cắt khúc
Bước 2: Phi thơm tỏi băm nhỏ hay cắt lát cho lá sách bò vào xào nêm gia vị thấm đều, rồi cho tiếp cải chua vào xào chung. Nêm lại vừa khẩu vị, lá sách và cải chua vừa mềm cho cần+tiêu vào, tắt bếp
Bước 3: Cho lá sách xào ra dĩa chấm kèm nước tương ớt hay nước mắm ớt tuỳ thích. Xin mời
Lòng bò luộc sả
Nguyên liệu làm lòng bò luộc sả
- Lòng bò
- Sả, chanh, dấm, ớt
Thực hiện lòng bò luộc sả
Bước 1: Chọn và sơ chế các nguyên liệu
Đầu tiên để làm lòng bò luộc sả thì bạn cần chọn các nguyên liệu đảm bảo độ tươi và ngon nhất. Lòng bò nếu bạn mua sẵn đã được làm sạch ở chợ thì cũng không nên chọn những loại lòng đã trắng phau, vì rất có thể chúng đã được người bán sơ chế bằng vôi, phèn chua với lượng lớn nên sẽ hại đến sức khỏe.
Cách tốt nhất là bạn hãy mua những loại có màu vàng tự nhiên và tươi về và tự sơ chế là sẽ đảm bảo nhất.-Lòng bò khi mau về bạn cần rửa và chà sạch trong vào ngoài chúng với chanh, muối, xát kỹ cho hết nhớt và bạn còn có thể sử dụng bột mì để làm sạch cũng rất hiệu quả. Tiếp theo bạn hãy đun nước nóng và trụng lại lòng bò với dấm và nước mắm thì chắc chắn rằng sẽ chẳng còn mùi khó chịu của lòng nữa.
Dùng dao cắt lòng bò thành những đốt vừa ăn khoảng 4 cm và ướp chúng với ớt băm, một chút đường, muối cho đều.
Sả bỏ vợi lá già, cắt cuống, rửa sạch và đập dập.
Bước 2: Làm lòng bò luộc sả
Nếu bạn muốn lòng bò luộc thêm ngon, ngọt và thơm vị hơn thì có thể thay vì dùng nước thường để luộc bằng nước dừa xiêm, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy. Giờ thì bạn chỉ cần bắc nước luộc, cho sả đã đập dập đun cho sôi và cho lòng bò vào. Khi lòng bò luộc sả chín thì bạn chỉ cần vớt lòng bò ra ngoài rá để cho ráo và trang trí ra đĩa và dùng nước mắm gừng thì ngon tuyệt không gì bằng.
Món ăn nào cũng vậy và đặc biệt món lòng bò luộc sả này thì muốn cho món ăn hấp dẫn và ngon đến max thì cũng không thể không kể đến vai trò quan trọng của nước chấm và các nguyên liệu ăn kèm. Đối với món này thì nước chấm mắm gừng là hợp nhất.
Cách làm nước chấm mắm gừng ngon
Nguyên liệu
- Nước mắm: 3 thìa café
- Đường trắng: 1 thìa café
- Gừng tươi: 1 nhánh
- Tỏi: 3 tép
- Ớt tươi: 1 quả
- Nước cốt chanh: 1 thìa café
- Mì chính: 1/5 thìa café
- Nước sôi để nguội: 2 thìa café
Cách pha nước chấm mắm gừng
Nước chấm mắm gừng vừa thơm đậm vị của gừng, tỏi, cay cay của ớt và pha chút chua chua của chanh nên rất ngon. Cách pha nước chấm mắm gừng cho món lòng bò luộc sả cũng vô cùng dễ làm và nhanh chóng.
Với bước đầu tiên, bạn cho phần nước sôi để nguội và bát con, sau đó cho thêm đường, mì chính và hòa tan.
Rửa sạch, dùng dao gọt vỏ gừng và thái chúng thành những lát và băm nhỏ hoặc chắt lấy nước gừng. Ớt, tỏi băm nhỏ và cho vào bát nước bạn vừa chuẩn bị cùng với nước mắm.
Cuối cùng thêm nước cốt chanh và khuấy đều hỗn hợp nước chấm, điểm chút lá chanh thái lát nhỏ lên trên sẽ ngon mắt hơn nhiều và bạn cũng đã hoàn thành xong nước chấm mắm gừng hấp dẫn cho món lòng bò luộc sả rồi đấy
Ngoài ra, có thể pha mắm nêm để ăn cũng ngon không kém
Mắm nêm Pha Sẵn và Mắm Nêm nguyên chất
Trước khi nói đến cách pha mắm nêm, ta phải biết thế nào gọi là mắm nêm nguyên chất, thế nào là mắm nêm pha sẵn. Mắm nêm nguyên chất được muối từ mắm, đường, muối thường rất mặn.
Khi bán ra thị trường thường thì người ta pha sơ (còn gọi là mắm nêm sơ chế) với một lượng gia vị thêm đường, ớt cay, tỏi. Để dùng chấm các món thì tùy món có thể dùng lại mắm nêm sơ chế, hoặc thêm chanh ớt, thơm (dứa), trái cây và các gia giảm khác để tạo được sự hòa quyện ngon, và bớt vị tanh của cá, gọi là mắm nêm pha sẵn.
Mắm nêm pha sẵn dùng ngay, tuy nhiên bạn cũng đừng nhầm với các chai mắm nêm bán trong siêu thị, thường là họ pha công nghiệp và dùng chất bảo quản, ăn rất tệ. Mắm nêm độ nguyên vị cao nên rất cầu kỳ chứ không như nước mắm thông thường, nên pha chế cũng cầu kỳ hơn.
Muối mắm nêm
Cái nôi của mắm nêm là miền Trung. Người miền Trung làm mắm nêm để dành ăn trong tháng ba ngày tám, mưa gió không đi chợ được. Cách muối mắm nêm nghe qua có vẻ dễ dàng: cá cơm tươi mua về rửa sạch, để ráo rồi trộn với muối, sau đó xếp cá vào lọ hay vại, đậy kín, để khoảng ba tháng là mắm chín, đem ra ăn được. Lý thuyết thì là vậy, nhưng tỷ lệ cá – muối thế nào mới quan trọng.
Nhiều muối quá thì mắm mặn ăn không ngon, mà ít quá thì mắm chóng hỏng. Thời gian ủ mắm cũng chỉ tương đối, mắm có thể “chín” sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào cá, thời tiết, v.v.
Pha mắm nêm ăn với nhiều món khác nhau
Mắm nêm có thể ăn với hầu hết các món bánh làm từ bột hoặc các món luộc. Lạ miệng có món bánh ướt mắm nêm, ăn vào nhớ mãi. Bánh ướt mua về gỡ ra từng lớp trải lên đĩa, hành lá xắt nhuyễn, chờ dầu sôi thì bỏ vào và tắt lửa. Cứ một lớp bánh thoa một lớp dầu hành. Mắm nêm loại nguyên chất pha thêm đường, chanh nêm nếm vừa ăn, cho thêm ớt tỏi bằm nhuyễn vào.
Món bánh không kém phần hấp dẫn là bánh hỏi lòng heo mắm nêm. Xắt lát thịt và lòng, xếp lên đĩa, để bánh hỏi thoa dầu hành lên mặt, vắt trái thơm lấy nước, pha vào mắm nêm, thêm đường, ớt, tỏi, chanh nêm nếm rồi ăn kèm với xà lách, khế, chuối chát, giá và rau thơm các loại. Ngon tuyệt cú mèo
Bánh tráng là món ăn phổ biến của người miền Trung, và giờ đã trở thành món đặc sản. Bắc nước đợi sôi, thả thịt vào, cho thêm ít muối, vặn lửa vừa để miếng thịt có phần mỡ trong và giòn, ăn vào sẽ mềm mà không có cảm giác quá béo. Mắm nêm pha đường, chanh, ớt, tỏi và bằm nhuyễn thơm trộn vào.Cuộn bánh tráng với thịt, rau sống và củ quả kèm theo, chấm mắm nêm. Nếu ngán thịt, có thể thay món trên bằng món cá, tôm.
Cách pha mắm nêm:
Cách 1:
- 1 chai mắm nêm nguyên chất
- 2 nhánh tỏi (bằm nhỏ)
- 1 quả ớt tươi (bằm nhỏ)
- 1 củ hành khô (bằm nhỏ)
- 1/2 quả dứa bằm nhỏ
- Một chút đường (tuỳ khẩu vị)
Cách làm:
Cho hành , tỏi, ớt vào xào cho vàng song cho mắm nêm đảo thơm rồi cho 1 chút nước vào và nấu cho sôi .
Cách 2:
- 1 chai mắm nêm nguyên chất
- 2 nhánh tỏi (bằm nhỏ)
- 1 quả ớt tươi (bằm nhỏ)
- 1/2 quả dứa bằm nhỏ
- Một chút đường (tuỳ khẩu vị)
- 2 nhánh xả bằm
- 1 quả chanh vắt lấy nước cốt
- 1 chút nước sôi
Cách làm:
Cho dứa , xả, tỏi, ớt bằm , nước cốt chanh, nước sôi vào 1 cái tô rồi quấy đều lên. Tiếp đến cho mắm nêm vào và nếm lại.
Cách 3:
Vật Liệu:
Thông thường chúng ta pha mắm nêm xong, khó mà để dùng lâu được vì mắm nêm sẽ bị khẵm đắng sau một hai ngày, nên mắm nêm pha chỉ nên dùng một lần mà thôi.
- Khóm xay
- Ớt tươi
- Tỏi bằm
- Sả xay (chỉ lấy phần lõi trắng)
- Chanh xanh
- Đường
- Dấm
Cách làm:
Pha sẵn nước mắm chua ngọt (theo tỉ lệ 4:2:2:1 của nước lạnh, đường, mắm, và dấm) để làm nước cốt; các thứ nguyên liệu còn lại như ớt, tỏi, chanh, khóm, sả, v.v. thì cho vào để vừa ăn (thích đặc lỏng tùy ý)
Phần mắm nêm nguyên chất từ từ hòa vào sau cùng nhất để lấy vị lẫn mùi mà khứu giác và vị giác của riêng mỗi người ưa thích nhất (độ nồng nặng nhẹ tùy theo sở thích của tùy gia đình); Pha mắm nêm theo cách nầy thì có thể kiểm soát được liều lượng mắm nêm cần dùng cho bữa ăn khá dễ dàng!
Sau làm sạch sách bò, bạn có thể nấu vô số món ăn ngon. Sách bò có thể làm món nướng, hầm và chiên. Bạn cũng có thể nấu súp sach bò – món ăn phổ biến của Đông Âu và Mỹ Latinh và làm món sách bò kiểu Madrid.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!