Thịt trâu khô gác bếp là món của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, xưa thường dùng để đi rừng hoặc làm món ăn bổ dưỡng mùa mưa – không ra khỏi bản được. Nay trâu gác bếp rất phổ biến và thành món đặc sản vang dội khắp Việt Nam. Làm sao để bảo quản trâu khô không bị mốc?
Thịt trâu khô gác bếp
Trâu gác bếp là đặc sản vùng núi cao Tây Bắc nước ta, các vùng khác cũng có nhưng hương vị không thể giống với Tây Bắc bởi các gia vị chỉ nơi đây mới có. Món trâu gác bếp ra đời từ rất lâu rồi, xuất phát có lẽ là từ người dân tộc Thái Đen ở Sơn La.
Món ăn đặc biệt này ra đời và phổ biến trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Tây Bắc. Xuất phát điểm là do xưa chưa có tủ lạnh, họ ngả trâu rồi bảo quản tự nhiên bằng cách treo lên gác bếp, cho thịt ai khói để không bị phân hủy. Dần dần, để mùi vị thơm ngon họ pha chế thêm các gia vị trước khi sấy khô trâu.
Bảo quản trâu gác bếp
Như xưa thì trâu gác bếp rất khô, người Thái để trên gác bếp có thể đến vài tháng, thậm chí vài năm. Nhưng nay do làm nhanh để kinh doanh nên thịt trâu không được khô như trước, ta phải tìm cách bảo quản chúng. Có 2 cách bảo quản như sau:
Xem thêm: Cách ăn trâu gác bếp
1. Ngăn đá tủ lạnh
Do trâu gác bếp vẫn còn độ ẩm của thịt tươi (nhiều đạm, dễ phân hủy) nên khi có trâu sấy khô thì nên cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản. Thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá là 6 tháng.
Nếu để ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa từ 7-10 ngày. Nếu để ở nhiệt độ thường không bảo quản: tối đa 2 ngày. Xin lưu ý cách bảo quản để tránh dùng phải thịt trâu khô đã hư gây ảnh hưởng sức khỏe.
2. Gác bếp than hoa
Nếu nhà vẫn còn nấu bếp củi, có thể gác trên trạn nóc bếp, khói bếp sẽ bảo quản thịt trâu khô hàng năm trời, miếng thịt khô sẽ không bị hỏng. Tuy vậy hiện nay, gần như không còn dùng cách này nữa.
Trâu gác bếp bị mốc
Thịt trâu gác bếp được bảo quản tốt có thể sử dụng trong vòng 6 đến 8 tháng mà không mất đi hương vị của nó. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, trâu gác bếp sẽ bị mốc do độ ẩm trong thịt vẫn còn.
Ở vùng cao, khi người dân tộc làm thịt trâu gác bếp rất ít khi bị mốc do thịt sau khi rửa sạch, luộc lên (dù chỉ luộc tái – sơ chế, đem tẩm gia vị thật kỹ, trộn nhiều hạt ớt rồi đem phơi trên gác bếp, vì thế còn gọi là thịt trâu gác bếp hoặc thịt hun khói.
Khi trâu gác bếp bị mốc, nên xem mức độ mốc như thế nào:
- Nếu chỉ mốc sơ bề mặt, lên nấm trắng nhẹ thì dùng cồn tẩm xung quanh miếng trâu khô, đốt cháy. Sau đó làm sạch bằng nước đun sôi, cho vào hấp cách thủy là được.
- Nếu miếng trâu khô mốc trắng nhiều, xé sợi ra bên trong hết mùi thơm, có nấm mốc trong thớ thịt thì nên bỏ – không thể sơ chế sử dụng lại.
Trâu gác bếp chuẩn bao giờ cũng có màu nâu đen của khói, ngửi mùi hơi khô và đặm. Mùi khói quyện với hạt mắc khén khá rõ. Khi chế biến xong, xé thớ thịt phải màu đỏ tươi. Thịt trâu khô là thịt chín, có thể ăn trực tiếp không cần sơ chế.
Câu hỏi thường gặp
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!