Hướng dẫn học bài phép chia hết và phép chia có dư

1. Phép chia hết

1.1. Phép chia hết là gì?

Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0

Ví dụ 1:

juGKfx7xLXj1dgBQoL1eLssE9etMhOpH5osglV89LttQy0H_zGVjrvc1u09_zCIaUxpApsr0QSoBnQPDNmsrDUuOT3hxAuyPc3F1GUjkpYo78c0Yc6jT_4PnObgJ5vOF86Hz5S7D

Giải thích:

8 : 2 = 4; viết 4; 4 x 2 = 8; 8 – 8 = 0

Hạ 6; 6 : 2 = 3; viết 3; 3 x 2 = 6; 6 – 6 = 0

Ta nói: 86 : 2 là phép chia hết có thương là 43

Ví dụ 2:

3rsSNOiQzMu8D6vSYMQZRJrKcqqFUHGZJhy-vResHl3qQS5GJxEoMKfKsaJImycVRm2_m50hMNgN0S1GDrdJqXLkqBnJHpq1RZ5h2HCEHrvGdWdh_gMAxrEm2TyASZDwMDTJXCJB

Giải thích:

4: 3 được 1; viết 1; 1 x 3 = 3; 4 – 3 = 1

Hạ 2; 12 : 3 = 4; viết 4; 4 x 3 = 12; 12 – 12 = 0

Ta nói 42 : 3 là phép chia hết có thương là 14.

1.2. Ví dụ trực quan về phép chia hết

Ví dụ về phép chia hết

2. Phép chia có dư

2.1. Nhận biết phép chia có dư

Phép chia có dư là phép chia có 0 < số dư < số chia

Ví dụ:

Phép chia 19 : 6 là phép chia có dư nếu có 0 < số dư < 6

yMsfTmtSozfyBhNTg5Jm5hKrhBysiFeE9FuqGyAbpT8nkr7eOt04DRcDOVzXFmWp5gWYxqF78zCnXIMBSSlo5GJhqiBpqR9PIyQrXbhX-4L6wPKskl2stj7oSdpjzoLxT7_Zjwan

Ta nói: 19 : 6 là phép chia có dư, có thương là 3, số dư là 1.

2.2. Ví dụ trực quan về phép chia có dư

Ví dụ về phép chia có dư

2.3. Phân biệt phép chia hết và phép chia hết và phép chia có dư

So sánh phép chia hết và phép chia có dư

3. Bài tập vận dụng phép chia hết và phép chia có dư

3.1. Đề bài

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 96 : 3

b) 52 : 4

c) 63 : 5

d) 75 : 6

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

a) 123 – 72 : 6

b) 200 + 95 : 5

c) 143 – 104 : 4

d) 96 : 6 + 98 : 7

Bài 3: Tìm y

a) y x 4 = 156

b) y x 5 = 130

c) y x 3 = 87

d) y x 7 = 245

Bài 4: Mẹ có 96kg gạo cần chia vào 4 bao. Hỏi mỗi bao gạo nặng bao nhiêu kg?

Bài 5: Bà chia đều một số ngô vào 4 thùng, mỗi thùng 16kg ngô. Sau khi chia bà còn thừa 3kg ngô. Hỏi, ban đầu số ngô của bà là bao nhiêu?

3.2. Đáp án

Bài 1:

7Tqlxj146eJYLZhvb_fRWswr03Fz0PyvuonXXei_-2f6TsdcJbWEumib6U6T69ZkT3vrmoz3uUcgrkpWgMxJQ1DZex8RtQvtfqn0QaB34Xmc1dX-Ws8RHA9ZiilqSMtwqSwIp2AM

HUe0edW_ZzB5B0jVRieIPOa7tN_Nqiq7XnRpc3Vf81gK9Pz6pSE7ArU0SfB52zDgvxjLg80iG9zRXNGp5HgW6IFVWCj0sdQIGT0oSwF-cTFMV_CY2HgO-d7iJkUsll0NOHVQkE_K

7zw80hzHl55BfX5q-xC056oCpWeCyz-uCros0O1CU5U_bV4KS9z1AEou8q4qsGrWx43ozsDx-8M1rsRKmFBMKyIB4N6f5QeiF3RqMM8HH5u-Wqif7ggtWMaw1SYfHKD2Y3vDZr2W

dozZTcd6hmeYc4rnDfdFdJVk2KR922ykpqEiVK4ygXgZWXMpAnUo8zuKh03B7Jh7beG94YpVBSxbzkeYzHbF2g_Zeqa9DGXH-T0KajLdHW5M9RrG9DOnNroML5Q7eQX4zbkAtOA6

Bài 2:

a) 123 – 72 : 6

= 123 – 12

= 111

b) 200 + 95 : 5

= 200 + 19

= 219

c) 143 – 104 : 4

= 143 – 26

= 117

d) 96 : 6 + 98 : 7

= 16 + 14

= 30

Bài 3:

a)

y x 4 = 156

y = 156 : 4

y = 39

b)

y x 5 = 130

y = 130 : 5

y = 26

c)

y x 3 = 87

y = 87 : 3

y = 29

d)

y x 7 = 245

y = 245 : 7

y = 35

Bài 4:

Mỗi bao gạo nặng số kg là:

96 : 4 = 24 (kg)

Đáp số: 24kg

Bài 5:

Tổng số ngô bà đã chia vào 4 thùng là:

16 x 4 = 64 (kg)

Số ngô ban đầu bà có là:

64 + 3 = 67 (kg)

Đáp số: 67kg

4. Bài tập thực hành phép chia hết và phép chia có dư

4.1. Đề bài

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 34 : 4

b) 64 : 5

c) 132 : 6

d) 241 : 8

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

a) 120 : 6 + 150 : 3

b) 22 x 3 + 135 : 5

c) 300 – 270 : 6

d) 225 : 5 + 360

Bài 3: Tìm y

a) y x 5 = 115

b) y x 3 = 48

c) y x 2 = 232

d) y x 9 = 504

Bài 4: Người ta chia đều 280 lít xăng vào 8 thùng, hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu lít xăng?

Bài 5: Một sợi dây dài 360cm, An cắt đều thành 6 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu cm?

4.2. Đáp án

Bài 1:

a) 34 : 4 được 8 dư 2

b) 64 : 5 được 12 dư 4

c) 132 : 6 = 22

d) 241 : 8 được 30 dư 1

Bài 2:

a) 70

b) 93

c) 255

d) 405

Bài 3:

a) y = 23

b) y = 16

c) y = 116

d) y = 56

Bài 4: 35 lít xăng

Bài 5: 60cm

Để giúp con học tốtphép chia hết và phép chia có dư, ngoài việc luyện bài tập, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bài giảng thú vị tại Vuihoc.vn nhé!