Là một trong món ăn độc đáo của thành phố mang tên Bác, cách nấu phá lấu Sài Gòn nhờ thế cũng trở thành một điều đáng tự hào của người dân nơi đây.
Liệu bạn đã biết “phá lấu” là gì?
Nếu xét theo cái tên, phá lấu xuất phát từ tiếng Tiều Châu, Trung Quốc khi mô tả một món đặc sản của vùng đất này. Tuy nhiên, món ăn này theo thời gian cũng trở nên phổ biến với người dân Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam. Phá lấu thường sử dụng các loại nội tạng của một số loại gia súc như bò, heo hay gà, vịt để nấu chung lại, tạo nên một hương vị rất đặc trưng.
Các nguyên liệu như thịt, nội tạng sẽ được tẩm ướp bằng các gia vị như ngũ vị hương, rượu cồn cao, hạt tiêu, muối tinh hay tỏi,… cùng với đó là các gia vị tăng độ cay từ đó loại bỏ đi những mùi tanh, hôi của nội tạng. Trong quá trình nấu, người đầu bếp có thể nêm nếm thêm những gia vị khác sao cho vừa miệng tùy khẩu vị cũng như cách thức của mỗi người. Ăn kèm phá lấu còn có một số loại thực phẩm như bánh mì, dưa leo, rau ngò, cà rốt, củ cải trắng, dưa chua. Có thể chấm phá lấu cùng nước mắm ngọt hoặc nước tương để tăng hương vị.
Cũng do nguyên liệu chính của phá lấu là nội tạng động vật, thế nên độ vệ sinh của món ăn này luôn là một câu hỏi được nhiều người rất quan tâm. Xét về dinh dưỡng, các loại nội tạng này chứa một hàm lượng protein khổng lồ rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nội tạng để nấu phá lấu sẽ luôn phải được sơ chế một cách sạch sẽ và cẩn thận nhất nếu không sẽ xuất hiện mùi hôi khá khó chịu dù được ướp bất cứ loại gia vị nào đi nữa. Bên cạnh đó, tại các cửa hàng đường phố hiện nay, các loại nội tạng này thường không rõ nguồn gốc xuất sứ và không thông qua quy trình vệ sinh chặt chẽ rất dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy, nếu muốn thưởng thức phá lấu, hãy tìm tới các địa chỉ thực sự uy tín hoặc tự mình chế biến bạn nha.
Vậy, bạn đã biến cách nấu phá lấu Sài Gòn ngon và chuẩn vị nhất chưa? JAMJA’s BLOG xin hướng dẫn bạn cách làm chi tiết cực ngon ngay bây giờ nhé!
Cách nấu phá lấu Sài Gòn
Nguyên liệu:
- Tổ ong bò
- Sách bò
- Gan bò
- Lưỡi heo
- Giấm gạo
- Muối tinh
- Rượu trắng
- Gừng
- Nước mắm cốt
- Cây sả
- Nước dừa
- Nước cốt dừa
- Hành khô
- Tỏi ta
- Ngũ vị hương
- Màu gạch tôm
- Bột ớt
- Màu dầu điều
- Hạt tiêu
- Đường cát
- Muối tinh
- Nước cốt me
- Ớt tươi
Các bước thực hiện
Bước 1:
Bạn cho các loại nội tạng trên nguyên liệu vào một chậu lớn
Pha một chút nước muối loãng vào rồi rửa tất cả cho thật sạch.
Bạn nên làm như vậy từ 2 đến 3 lần cho tới khi nước rửa trong lại là được.
Riêng đối với gan heo, bạn chú ý nhẹ tay để không làm nát gan. Lưỡi heo thì bạn cạo sạch phần trắng và cũng rửa sạch với nước muối như vậy.
Bước 2:
Bắc một nồi nước lên bếp, cho vào nồi vài lát gừng tươi, rượu trắng và giấm gạo cùng một chút muối tinh vào.
Bật bếp với mức lửa to để nước sôi lên thì thả toàn bộ nội tạng đã vệ sinh sạch sẽ vào chần qua.
Đun như vậy trong khoảng 3 phút thì vớt nội tạng ra để nguội và ráo nước. Một mẹo nhỏ là sau khi vớt nội tạng ra, bạn có thể chon ngay chúng vào nước lạnh để nội tạng săn lại.
Bước 3:
Lần lượt xếp các miếng ra thớt rồi dùng dao sắc thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Cho tất cả vào một bát tô cùng các gia vị là tỏi băm, đường cát, hạt tiêu, bột màu gạch tôm, ngũ vị hương và muối tinh. Dùng đũa trộn thật đều lên và để ướp trong khoảng 15 đến 20 phút cho nội tạng ngâm kĩ gia vị.
Bước 4:
Lột bỏ phần vỏ già của củ sả rồi cho xả vào nồi.
Bắc nồi lên bếp, vặn to lửa rồi đảo cho sả nóng lên và có mùi thơm.
Sau khi thấy đã có mùi thơm, bạn cho toàn bộ phần nội tạng vừa ướp vào nồi, đảo đều tay trong khoảng 3 phút.
Sau khi các nguyên liệu đã ngả màu vàng, bạn rót nước dừa vào nồi sao cho ngập nội tạng cùng sả. Vặn to lửa và đun sôi liu riu trong khoảng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ.
Bước 5:
Sau khi nồi đã sôi kĩ trong thời gian trên, bạn đổ thêm nước cốt dừa vào và đun tiếp khoảng 10 đến 15 phút nữa.
Tắt bếp và múc ra đĩa lòng sâu hoặc bát tô.
Bước 6:
Với mắm me ăn kèm, bạn cho vào một bát nhỏ đường cát, nước cốt me, nước mắm rồi khuấy lên cho thật đều.
Và đó là toàn bộ các bước trong cách nấu phá lấu Sài Gòn ngon chuẩn vị nhất. Tuy việc chuẩn bị nguyên liệu và chế biến của món ăn này tương đối phức tạp, thế nhưng một điều không ai có thể phủ nhận đó là hương vị của món ăn này luôn rất tuyệt vời và có thể coi là niềm tự hào của ẩm thực Sài thành.
Địa chỉ ăn phá lấu nổi tiếng ở Sài Gòn
Phá lấu trong thời điểm hiện tại không chỉ dừng lại ở những cách thưởng thức thông thường. Khi mà cuộc sống con người đang ngày càng phát triển, đồng thời nhu cầu của thực khách cũng trở nên cao hơn, chúng ta luôn đòi hỏi thưởng thức những thứ mới lạ và đặc biệt nhất. Chính bởi vậy, ngay cả món phá lấu cũng đã được các nghệ nhân đường phố sáng tạo thêm các cách thưởng thức khác nhau từ đó làm phong phú thêm nền ẩm thực Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung. Cùng điểm qua một số cái tên nổi bật trong sự biến tấu của phá lấu nhé:
-
Phá lấu nướng
Phá lấu nướng là trong thời gian gần đây được khá nhiều bạn trẻ ưa thích khi nó mang tới mùi hương thơm lừng từ đầu tới tận cuối phố. Khi thưởng thức, phá lấu nướng có được vị mặn mặn nhưng lại ngọt ngọt rất thú vị và dễ gây nghiện, đặc biệt là đối với các bạn trẻ thích la cà đường phố, lai rai những món ăn đặc biệt. Thời tiết Sài Gòn mùa mưa bỗng trở nên thật sự tuyệt vời khi ngồi cùng bạn bè, thưởng thức chút phá lấu nướng quyến rũ.
Địa chỉ: Số 200/20 đường Xóm Chiếu, phường 14, quận 4
Số 565/21 đường Nguyễn Trãi, phường 7, quận 5
-
Phá lấu mì tôm
Mì tôm dường như đã trở thành một người bạn quá đỗi thân thuộc với những bạn học sinh sinh viên, những người lao động hay với hầu như tất cả mọi người. Tuy nhiên, phá lấu cay cay, nóng hổi kết hợp với mì tôm dai giòn, béo ngậy chắc chắn sẽ khiến bạn phát nghiện vì quyến rũ.
Địa chỉ: Phá lấu Chú Ba số 22 Dương Đình Nghệ, phường 8, quận 11
-
Bánh mì phá lấu
Thay vì ăn một tô phá lấu nóng hổi như thông thường, bạn còn có thể lựa chọn một chiếc bánh mì kẹp phá lấu vô cùng độc đáo cùng chút dưa chua giòn thơm. Cách ăn này cũng trở nên nhanh gọn và khá lạ miệng nếu bạn muốn thử một điều gì đó đặc biệt.
Địa chỉ: Phá lấu Tâm Kỳ, số 823 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5.
-
Phá lấu xào me
Khá giống với phá lấu thông thường, tuy nhiên trong khi chế biến, phá lấu xào me đã được nêm nếm thêm vị chua của me, từ đó khiến phá lấu có vị chua cùng hương thơm khá độc đáo, lạ miệng. Không những vậy thì màu sắc của phá lấu xào me cũng trở nên hấp dẫn hơn với màu của nước cốt me thú vị.
Địa chỉ: Phía trước chung cư 141A Đặng Văn Ngữ, quận Phú Nhuận.
-
Hủ tiếu phá lấu
Hủ tiếu vốn đã nổi tiếng bởi phần nước dùng thơm ngọt vô cùng hấp dẫn. Thế nhưng khi hủ tiếu kết hơn cùng phá lấu, hương vị đặc biệt kia sẽ được nhân lên gấp bội khi có thêm độ sánh, vị béo bùi, thơm nức từ nước phá lấu. Không chỉ có vậy, những sợi hủ tiếu mềm dai khi ăn cùng những miếng nội tạng thơm nức với độ dai nhất định chắc chắc sẽ không làm bạn thật vọng
Địa chỉ: Quán Dì Liên số 102 Phan Văn Trị, quận 5
-
Lẩu phá lấu
Tuy là lẩu thế nhưng lẩu phá lấu lại không có quá nhiều nguyên liệu ăn kèm như rau, tôm, thịt,… giống như những lại lẩu khác. Lí do là bởi lẩu phá lấu đã có sẵn rất nhiều nội tạng cùng thịt heo. Bởi vậy mà khi ăn lẩu phá lấu, người ta chỉ thường ăn cùng mì tôm hoặc một chút nấm kim châm là đã quá tuyệt vời. Nước phá lấu nấu lẩu thường rất đậm đà, ăn cùng mì tôm được nấu vừa phải để giữ được độ giòn, dai ăn cùng xách bò sần sật quả thực rất thú vị.
Địa chỉ: Số 1A Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1
-
Cơm tấm phá lấu
Cơm tấm phá lấu khá giống với các loại cơm tấm thông thường. Tuy nhiên thay thế cho thịt, chả trứng thì người đầu bếp sử dụng phá lấu được thái vừa ăn cùng một chút dưa chua và rau củ ăn kèm. Bên cạnh đó, nước chấm chua ngọt cùng cảm giác dai giòn sần sật của phá lấu với cơm tấm nóng hổi luôn là một trải nghiệm thực sự thú vị.
Địa chỉ: Số 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3
Rõ ràng là phá lấu không chỉ đơn giản là một món ăn thông thường, nó đã và đang dần được thay đổi để phù hợp với nhiều đối tượng hơn, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho nền ẩm thực Sài Gòn. Đã có không ít những người bạn nước ngoài, những chương trình trên thế giới từng nhắc đến phá lấu như một nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam, qua đây, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh phá lấu như một công cụ để mang văn hóa của người Việt đến với đông đảo du khách thê giới hơn nữa.
Có lẽ với một số người, việc sử dụng nội tạng động vật để chế biến một món ăn khá là ghê rợn. Thế nhưng nếu có thể phỏng vấn những người đã từng thử món ăn này, có lẽ 8/10 người đều có chung một nhận định là nó thực sự thú vị và hấp dẫn. Bản thân các món ăn từ nội tạng luôn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao mà không nhiều người thực sự hiểu rõ, và phá lấu có lẽ là một trong những cái tên tiêu biểu đại diện cho danh sách các món ăn như vậy. Bạn sẵn sàng thử chứ?
Và trên đây là tất cả các thông tin hướng dẫn bạn cách làm phá lấu Sài Gòn cũng như những cách thưởng thức phá lấu khác nhau. Hi vọng thông qua đó, bạn có thể tự mình chế biến phá lấu và dành tặng cho gia đình, người thân của mình. Phá lấu tại gia chắc hẳn sẽ luôn vệ sinh và hấp dẫn hơn khi ăn ở những cửa hàng bên ngoài chứ nhỉ?
Chúc các bạn thành công!
>>> Nhận ngay thông tin giảm giá, mã khuyến mãi siêu hot từ trà sữa Gong Cha, Royaltea, Royaltea Vietnam độc quyền tại JAMJA.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!