Bông Atiso tươi Đà Lạt được trồng và hái tại vườn hàng ngày, tốt cho gan

Bông Atiso tươi Đà Lạt chính vụ thường bắt đầu từ tháng 2 đến thàng 6 dương lịch hàng năm. DaLaVi cung cấp Atiso tươi tại vườn quanh năm.

Lưu ý: Quý khách nên đặt trước 1 ngày để có được Bông Atiso Đà Lạt tươi nhất. Bông Atiso tươi được hái trực tiếp tại vườn, đóng thùng và chuyển về địa chỉ quý khách cung cấp.

Cây atiso trồng tại Đà Lạt được đánh giá là có hàm lượng các hoạt chất cao nhất so với những nơi khác.

bong-atiso-tuoi-dalavi (1)

Mùa vụ chính của Atiso thường từ tháng 02 đến tháng 06 hàng năm. DaLaVi cung cấp quanh năm!

Hoa và cụm lá atisô dùng làm rau ăn, nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Món canh Atiso hầm giò heo này cũng vinh dự lọt vào danh sách Top 100 món ăn đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2011 – 2016) do Hội kỷ lục gia Việt Nam công bố.

Lá atisô và các chế phẩm chiết xuất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô atisô có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu.

Cách bảo quản Bông Atiso tươi:

  • Cắt rời bông và cuống, dùng nilon bọc thực phẩm: cuốn kín cuống và bông rời, cho ngăn mát tủ lạnh, với cách này có thể để được 20-25 ngày
  • Khi dùng: lấy từ tủ lạnh, rửa sạch và chế biến
  • Cũng có thể rửa sạch, sơ chế rồi cho tủ lạnh, dùng dần cho đến hết!

Ngoài ra, sản phẩm trà túi lọc, thuốc viên bao, các dung dịch uống đóng ống hoặc đóng chai được chế xuất từ thân, rễ, lá Atiso cũng đang được lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Canh Atiso hầm giò heo – Top 100 món ăn đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2011 – 2016)

Bông Atiso tươi không còn xa lạ với nhiều chị em nội trợ – một món ăn ngon rất dễ chế biến, bên cạnh sự “khác biệt” thì thực đơn Atiso hàng tuần còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe gia đình. Hiện nay, mặc dù diện tích Atiso Đà Lạt có phần giảm so với trước để phát triển các mô hình nhà lưới, nhà kính trồng, rau, hoa theo phương pháp nông nghiệp công nghệ cao nhưng đến Đà Lạt lúc nào cũng có đặc sản Bông Atiso tươi, điều này có được một mặt nhờ nền nông nghiệp công nghệ cao, mặt khác nhờ nông dân chủ động điều tiết lịch trồng.

Với nhiều người, Bông Atiso tươi còn trở thành món quà tặng vô cùng “đặc biệt”

atiso-hap

Bông Atiso hấp cách thủy – món ngon giữ được 100% dược tính từ Atiso tươi

Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng trị bệnh tiểu đường từ Atiso Đà Lạt, theo wikipedia:

Bài 1: Hoa atisô 50g phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà

Bài 2: Hoa atisô 100g, lá atisô 100g, luộc ăn như ăn các loại rau thông thường.

Bài 3 – Canh Atiso hầm giò heo:

  • Giò heo (giò lợn, giò trước tốt hơn giò sau)
  • 2 bông atiso, gia vị muối tiêu đường, bột ngọt, vừa đủ, rau ngò…
  • Cách làm: Giò heo cạo sạch, đập phần móng, bóc bỏ phần cứng của móng. Chặt khoanh tròn. Ướp gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ. Để 30 phút cho giò heo thấm gia vị. Bông atiso tươi: 1 hoa tách rời từng cánh, rửa sạch, để ráo nước, hoa còn lại không tách cánh, chỉ cắt bót phần đầu cánh cứng. Rửa thật kỹ dưới vòi nước cho sạch hết các chất bẩn. Hành lá rửa sạch, để ráo, xắt ngắn. Đặt nồi nước lên bếp, cho 1 củ hành tím vào nước cho thơm. Nước sôi cho giò heo vào nồi nấu tiếp. Chú ý không đậy nắp nồi để giữ cho nước canh trong. Thỉnh thoảng vớt hết bọt trong nồi ra. Để lửa nhỏ, nước canh sôi lăn tăn vào khoảng 45 phút. Cho bông atiso vào nồi hầm tiếp khoảng 20 phút nữa. Nêm gia vị, nước mắm vào bột ngọt cho vừa ăn.Nhắc xuống, múc giò heo hầm ra tô lớn. Đặt bông atisô ở giữa, xung quanh rắc tiêu, hành ngò. Món giò heo hầm atisô kích thích vị giác giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng dùng cho người bị tiểu đường. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng tiết sữa ở các bà mẹ sau khi sinh.

Bài 4: Hoa atisô 50g, ý dĩ 50g, lá lách lợn 150g, gia vị vừa đủ. Hoa atisô, ý dĩ, giã nhỏ, lá lách lợn rửa sạch, thái miếng, cho tất cả vào bát to, cho gia vị vào trộn đều, đem hấp cách thủy khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần, một liệu trình là 10 ngày, thời gian nghỉ giữa các liệu trình là 5 ngày. Cần dùng 3-4 liệu trình.

Bài 5: Giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt. Hoa atisô 50g, khoai tây 100g, cà rốt 50g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô, khoai tây, cà rốt làm sạch, cắt thành miếng, xương sườn lợn rủa sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho ninh nhừ, tiếp theo cho khoai tây, cà rốt, hoa atisô vào đảo đều, đun tiếp khi thức ăn đã nhừ đem dùng, có thể ăn với cơm, bánh mì, bún v.v…Ngày ăn 1 lần cần ăn liền 5-10 ngày.

Bài 6: Tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc. Hoa atisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa atisô rửa sạch, giã nhỏ, lọc lấy 100ml nước (lọc như lọc cua). Gan lợn làm sạch thái miếng ướp gia vị, sau 30 phút khi nước atisô đã đun sôi thả gan vàn đậy kín vung, bắc nồi ra khỏi bếp, khoảng 20 phút sau là dùng được. Có thể cho gan vào nước atisô, đem hấp cách thủy. Có thể dùng với cơm, bánh mì, bún, ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liền 5 – 10 ngày.