Bạn đang muốn tham khảo những cách đặt tên khách sạn theo phong thủy nhằm thu hút khách hàng và gia tăng hiệu quả kinh doanh? Hay bạn đang muốn đặt tên khách sạn với hy vọng rằng cái tên này sẽ trở thành thương hiệu uy tín trong tương lai? Việc đặt một cái tên ấn tượng, dễ nhớ sẽ là đặc điểm gây dấu ấn trong lòng khách hàng. Hãy cùng Phong Thủy Tam Nguyên tìm hiểu chi tiết các cách đặt tên khách sạn gợi ý dưới đây để có cơ sở lựa chọn được cái tên thích hợp. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ cung cấp thêm các lưu ý dành cho chủ kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn để đảm bảo công việc thuận lợi, suôn sẻ.
>>>> ĐỌC NGAY: A-Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết
1. Tên ngắn gọn, dễ đọc
Truyền miệng luôn là phương pháp marketing hiệu quả và ít tốn kém nhất trong việc xây dựng thương hiệu. Do đó, tên gọi càng ngắn gọn, dễ đọc thì càng dễ in sâu vào tâm trí khách hàng. Điều này giúp tên công ty, khách sạn của bạn được nhắc nhớ dễ dàng hơn và mức độ lan rộng thương hiệu cao hơn.
Ví dụ:
- Khách sạn Hilton
- Resort Furama
- Khách sạn Samd
2. Tên khơi gợi sự tò mò
Đặt tên khách sạn bằng những tên gọi lạ, dễ gây tò mò cho khách hàng. Việc đó sẽ khiến họ bị thu hút và muốn tìm hiểu về khách sạn của bạn. Qua đó, bạn sẽ có được một lượng khách vãng lai đáng kể ghé thăm.
Ví dụ:
- Khách sạn Buồng Kén
- Khách sạn Lều Vịt
- khách sạn Chuồng Cọp
>>>> ĐỌC NGAY: Phong thủy cho khách sạn giúp làm ăn ngày càng phát đạt
3. Tên dễ đánh vần, phát âm
Nếu bạn có ý định đặt tên khách sạn bằng tiếng Anh thì cách đặt tên khách sạn dễ đánh vần và phát âm sẽ giúp khách hàng có thể nhanh chóng tìm đến website của bạn. Từ đó họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin đặt phòng và các chương trình khuyến mãi trên website.
Ví dụ:
- Hanoi Delano Hotel
- Khách sạn Richland Da Nang
- Khách sạn Nikko Sai Gon
4. Tên mang tính chất sâu xa
Những cái tên xuất phát từ những câu chuyện hoặc mang ý nghĩa sâu xa sẽ luôn để lại dấu ấn trong lòng người khác. Nó có thể là câu chuyện về một văn hóa, một quốc gia hay những mục tiêu, phong cách phục vụ mà khách sạn đang hướng tới.
Ví dụ:
- Theo tên các vị thần trong thần thoại như: Poisedon, Apollo, Venus…
- Theo tên các loài hoa: Daisy, Sunflower, Rosalia…
5. Tên gọi theo xu hướng, thị hiếu
Đó là tên gọi phù hợp với thị hiếu, đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn của bạn hướng đến. Việc này có thể góp phần thu hút được sự chú ý của khách hàng, từ đó tăng doanh thu cho khách sạn.
Ví dụ:
- Giới trẻ thường sẽ bị thu hút bởi khách sạn mang tên: Nghìn Lẻ Một Đêm, Khách sạn Con Nhộng, Khách sạn HongKong…
6. Tên kết hợp với slogan
Bên cạnh việc đặt tên, bạn cũng đừng quên sáng tạo cho khách sạn một slogan để truyền tải thông điệp đến với khách hàng. Tiêu chí để chọn slogan là ngắn gọn, sáng tạo, chạm đến cảm xúc con người và phù hợp với thông điệp muốn truyền tải.
Ví dụ:
- Thêm từ khoá về địa danh như: Han River, The Reverie Sài gòn…
- Thêm từ khoá về dịch vụ của khách sạn như: Hotel & Resorts, Resort & Spa
7. Đặt tên theo hình thức lặp từ
Các nhà khoa học đã chứng minh lặp từ theo phụ âm hoặc nguyên âm sẽ giúp bắt tai người nghe hơn. Điều đó sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên phổ biến và được khách hàng nhớ đến.
Ví dụ:
- Khách sạn LEULEU
- Khách sạn BoBo
- Khách sạn LyLy
8. Đặt tên kèm các danh từ gợi nhắc
Đặt tên theo danh từ có thể gợi nhắc lại cho khách hàng những điều thú vị về khách sạn của bạn. Điều đó khiến khách hàng luôn mong muốn được trải nghiệm dịch vụ tại đó.
Ví dụ:
- Vinpearl Hotel Hue
- Khách sạn Bông Sen Sài Gòn
- Danang Han River Hotel
9. Đặt tên hợp ngũ hành nhà lãnh đạo
Một cách đặt tên khác sau cùng đó là bạn có thể đặt tên theo ngũ hành của người đứng đầu. Để đặt tên theo cách này, bạn cần nắm rõ các quy tắc về tương sinh – tương khắc, âm – dương ngũ hành. Việc đó sẽ giúp khách sạn kinh doanh thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Ví dụ:
- Người hành Hỏa nên đặt các tên thuộc nhóm hành Hỏa hoặc Mộc (Mộc sinh Hỏa): Lạc Hồng, Xuân Dương…
- Đặt tên khách có dấu âm có dấu dương: Phát Lộc, Đại Thắng, Thịnh Phát, Tiến Đạt…
10. Các lưu ý dành cho khách sạn
Ngoài việc chú ý đến tên gọi của khách sạn, vị trí và cách thiết kế không gian cũng là yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm. Dưới đây là một số lưu ý dành cho các nhà kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn để đảm bảo công việc thuận lợi, suôn sẻ:
10.1 Vị trí
- Mặt tiền của khách sạn phải có được vị trí thoáng mát, rộng rãi.
- Hạn chế đặt gần các khu vực có xung khí như: nơi có nhiều hệ thống cột điện, bên cạnh cửa có đường thẳng đâm vào.
- Hạn chế đặt cạnh những địa điểm như: bệnh viện, đình chùa, trước cửa sảnh có tòa nhà cao lớn so với quy mô khách sạn.
- Chọn các vị trí “tọa sơn hướng thủy” ví dụ như phía trước có hồ nước hoặc sông, phía sau có các không gian lớn như núi hoặc một tòa cao ốc nào đó.
10.2 Cách thiết kế
- Chiều cao phong thủy khách sạn thường được chọn là 2,8m. Nếu quá cao sẽ tạo cảm giác trống trải, lạnh lẽo đồng thời quá thấp sẽ tạo sự bức bí.
- Cửa phòng vệ sinh không đối diện với giường ngủ hoặc các loại cửa chính như: cửa phòng ngủ, cửa ra vào.
- Nhà vệ sinh nên đặt thêm các loại cây xanh để tăng sinh khí và thêm ấn tượng thẩm mỹ.
- Thiết kế phong thủy phòng khách sạn phải lấy phòng khách làm trọng tâm để tăng sinh khí cho khu vực này.
Hy vọng thông qua bài viết, Phong Thủy Tam Nguyên đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách đặt tên khách sạn theo phong thủy. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về cách đặt tên hợp phong thủy, hãy để lại thông [Họ và tên + số điện thoại] qua phần bình luận bên dưới. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua thông tin dưới đây.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:
- Hà Nội: Phòng 809, Tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, P. Trung Hòa, Cầu Giấy
- Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu
- TP Hồ Chí Minh: 778/5 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận
- Hotline: 1900.2292
- Website: www.phongthuyvuong.com
- Shop: phongthuytamnguyen.com
- Email: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!