MUỐN NUÔI CHIM BỒ CÂU THẢ THÀNH CÔNG PHẢI BIẾT CÁCH!
Bồ câu là loại vật nuôi quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trong tất cả loài vật có cánh, chỉ có bồ câu được xem là thuốc chữa bệnh. Đông y đánh giá cao tác dụng dược liệu, dinh dưỡng của món ăn này, đây được xem là tuyệt phẩm của mùa đông.
Chính vì thế, nhu cầu của thị trường chim bồ câu ngày càng gia tăng, việc nuôi chim bồ câu trở nên phổ biến rộng rãi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng gặt hái được thành công khi chăn nuôi loại chim này. Nguyên nhân chính là do không nắm được các kỹ thuật nuôi phù hợp, khiến hiệu quả không cao, làm giảm lợi nhuận hoặc có thể dẫn đến lỗ vốn. Do đó, việc tìm hiểu và lựa chọn hình thức nuôi cũng như kỹ thuật nuôi phù hợp là yếu tố quyết định sống còn khi nuôi loài chim này. Bài viết này giới thiệu đến bà con cách nuôi chim bồ câu thả, đây là mô hình nuôi bồ câu hiệu quả, bà con hãy cũng tìm hiểu để nắm vững những kỹ thuật này nhé.
Nuôi chim bồ câu thả như thế nào?
Nuôi chim bồ câu thả vườn là mô hình mà người nuôi chỉ đóng chuồng và để cho bồ câu tự do sinh hoạt như ngoài thiên nhiên. Theo phương pháp nuôi này, người nuôi cần đóng một “ngôi nhà” cho đàn chim bồ câu với các trang bị cơ bản như phân ra từng ô, lót ổ đẻ hoặc có thể đặt thêm máng thức ăn nếu cần thiết. Thậm chí chuồng nuôi cũng có thể được sơn màu tươi sáng như một ngôi nhà thực sự.
Mô hình nuôi chim bồ câu thả có ưu điểm nổi bật đó chính là chất lượng bồ câu khi xuất bán đem lại hiệu quả cao hơn bồ câu nhốt chuồng. Do được nuôi chủ yếu bằng thức ăn tự nhiên và được bay nhảy trong môi trường thoáng mát nên thịt chim ngon, săn chắc, được nhiều người ưa chuộng. Chính vì thế, giá thịt bồ câu thả vườn cũng luôn cao hơn các loại bồ câu nuôi bằng phương pháp nuôi nhốt công nghiệp khác. Để áp dụng thành công mô hình này, bà con cần thực hiện theo các hướng dẫn sau:
1. Làm chuồng nuôi chim bồ câu thả
Điều đầu tiên cần lưu ý khi xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu đó là xác định vị trí đặt chuồng và chọn hướng hợp lý. Chuồng nuôi chim bồ câu cần thoáng mát, khô ráo và nhiều ánh sáng. Chuồng chủ yếu được làm từ ván gỗ tự nhiên hoặc tre nứa. Với những quy mô cũng như điều kiện khác nhau, chuồng bồ câu sẽ được thiết kế saao cho phù hợp. Bà con tiến hành đóng chuồng theo các thông số kĩ thuật tham khảo bên dưới:
– Kích thước chuồng: Dựa trên số lượng ô chuồng để tính ra kích thước chuồng, cần lưu ý là phần mái phải che được mưa để tổ chim không bị ướt.
– Kích thước ô chuồng: Có rất nhiều thông số kĩ thuật cho mỗi ô chuồng, tuy nhiên kích thước trung bình thường là 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm để đủ tạo không gian thoải mái, thoáng mát cho chim sinh hoạt.
– Giá đỡ chuồng: Để tránh mối đe dọa từ các loại gây hại cho chim như chuột, rắn… thì chuồng nuôi chim bồ câu thả rông thường được đặt trên một giá đỡ cao hơn mặt đất. Người nuôi có thể lựa chọn chiều cao giá đỡ sao cho thuận tiện việc theo dõi và chăm sóc đàn chim. Chiều cao khuyến nghị thường là 0,7 -1,5m.
– Sơn trang trí: Chuồng chim bồ câu thường được sơn và trang trí với màu sắc tươi sáng, phổ biến nhất là màu xanh da trời. Nước sơn sẽ tăng độ bền cho gỗ và có thể thu hút thêm cả chim từ nơi khác đến.
2. Các vật dụng cần thiết bên trong chuồng
Sau khi hoàn thành giai đoạn đóng chuồng và đặt theo hướng đã chọn thì người nuôi cần hoàn thiện “ngôi nhà” cho đàn chim.
Lót ổ đẻ: Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển đàn chim. Đặc biệt là phải làm 2 ổ riêng biệt vì chim bồ câu vẫn đẻ trứng trong quá trình nuôi con. Kích thước ổ thường có đường kính 20-25cm và cao 8cm. Bà con cần lót ổ bằng rơm và phải chú ý đảm bảo ổ sạch sẽ.
Đặt máng thức ăn và nước uống: Đối với mô hình này thì không cần trang bị máng cho từng ô chuồng mà bạn có thể đặt một máng lớn cho cả đàn. Vị trí đặt gần chuồng và phải cao ráo, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, thay thức ăn cũng như nước. Đặc biệt là chim bồ câu rất thích tắm nên cần có máng nước tắm.
3. Thả chim bồ câu
Phương pháp nuôi chim bồ câu thả rông có một nhược điểm đó là có thể bị hao hụt số lượng lớn vì nhiều lí do như chim bỏ đi, bị săn bắn trộm… Do đó, giai đoạn thả chim mang tính quyết định trong mô hình này.
Sau đây là một số kinh nghiệm từ những người đã từng nuôi chim bồ câu thả rông:
Nếu mua bồ câu ra ràng về nuôi thì phải nhốt khoảng 4-5 ngày rồi mới thả.
Đóng chuồng và trang trí sơn cho thật đẹp sẽ tăng cơ hội giữ đàn.
Nếu nuôi bồ câu đã trưởng thành thì nên chọn mua cặp bồ câu sắp đẻ nuôi nhốt tạm thời. Khi bồ câu đẻ xong thì thả ra sẽ không bỏ đi.
Khi bắt thêm bồ câu khác về thì nhốt chung 3-4 ngày rồi thả ra thì sẽ không bỏ đi. Vì bồ câu là loài có tính bầy đàn rất cao.
4. Cách chăm sóc chim bồ câu thả
Công việc chăm sóc chim bồ câu theo phương pháp thả rông rất đơn giản vì chủ yếu là chim sống theo bản năng tự nhiên. Điều quan trọng nhất là theo dõi đàn chim để phòng ngừa và chữa trị bệnh vì mô hình này có nhược điểm là chim dễ mang mầm bệnh về và lây cho đàn.
Chuồng chim bồ câu cần được dọn dẹp thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, có thể là 1 tuần/lần.
Ngoài ra, việc bổ sung thức ăn cho đàn chim cũng là điều cần thiết, đặc biệt là các chất khoáng, muối và sỏi nhỏ được trộn theo công thức 85% khoáng Premix, 5% muối NaCl, 10% sỏi đường kính <0.5cm.
Mặc dù khi đóng chuồng chúng ta đã làm giá đỡ để hạn chế loài gây hại nhưng cũng nên kiểm tra thường xuyên để hạn chế rủi ro và bảo vệ đàn chim.
5. Tiềm năng của mô hình nuôi chim bồ câu thả vườn
Mô hình nuôi chim bồ câu thả rông được đánh giá là cho ra chim thương phẩm có chất lượng cao hơn nhiều so với mô hình nuôi chim bồ câu nhốt. Vì chim sinh sống theo bản năng tự nhiên và có không gian bay lượn nhiều nên chất lượng thịt rất tốt. Do đó cho ra giá trị thương phẩm cao.
Hiện nay, mô hình này thường nuôi 2 giống là bồ câu ta và bồ câu Pháp. Người nuôi có thể bán chim giống và chim thịt với mức giá khá ổn định.
Chim bồ câu ta: 55,000 -65,000/chim ra ràng và 200,000 – 250,000/cặp chim giống
Chim bồ câu Pháp: 60,000 – 75,000/chim ra ràng và 300,000 – 400,000/cặp chim giống.
Tuy nhiên mô hình này cũng có một số nhược điểm như khó quản lý đàn, dễ bị lây bệnh từ ngoài tự nhiên. Đây là những điểm cần khắc phục để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Với những ưu điểm vượt trội, tạo ra thành phẩm có chất lượng cao, phương pháp nuôi chim bồ câu thả vườn là một mô hình rất có tiềm năng phát triển. Vì thế, nếu đầu tư bài bản và nắm vững những kiến thức đầy đủ trong quá trình chăn nuôi, đây là là một mô hình chăn nuôi “hái ra tiền” cho bà con. Qua những chia sẻ trong bài viết này, hi vọng bà con sẽ áp dụng thành công và đạt được hiệu quả cao cho đàn bồ câu của mình.
Mời bà con tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những tin tức, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật gieo trồng mới nhất, cũng như tìm cho mình những thiết bị nông nghiệp phù hợp!
Mọi thông tin cần tư vấn về các thiết bị chăn nuôi, thiết bị nông nghiệp, mời bà con chat với nhân viên tư vấn tại website qua cửa sổ chat bên cạnh hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hotline: 02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186
Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM
Hotline: 0945796556 – 0984930099
Website: maylamnong.com
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!