Liệu nhau bám mép có nguy hiểm không? Làm sao để nhận ra nhau bám mép? Đó là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ khi không may nhau thai không bám vào tử cung. Chị em sẽ có câu trả lời sau khi đọc những chia sẻ dưới đây về nhau bám mép cổ tử cung.
1. Những vấn đề chung về nhau tiền đạo và nhau bám mép cổ tử cung
Trước khi tìm hiểu xem nhau bám mép có nguy hiểm không, chắc hẳn nhiều chị em chưa biết đây là hiện tượng gì. Vì thế, chúng tôi sẽ đề cập đến một số kiến thức liên quan đến tình trạng.
Nhau tiền đạo, nhau bám mép cổ tử cung:
Nhau thai là bộ phận bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài, cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng nuôi thai. Do đó, bất cứ vấn đề gì của nhau thai cũng đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé.
Thai bám vào mặt trước hoặc bám vào mặt sau của đáy tử cung thì được coi là thai phát triển bình thường. Nếu thai bám vào đoạn dưới cổ tử cung, che kín đi cổ tử cung hoặc dù chỉ che một phần nào đó nhưng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ thì đây được gọi là nhau tiền đạo hoặc rau tiền đạo.
Nhau bám mép có nguy hiểm không được nhiều chị em gặp phải thắc mắc
Có bốn loại nhau tiền đạo, được chia theo vị trí bám của nhau:
– Nhau bám thấp: bánh nhau bám chưa đến lỗ tử cung, bám phần dưới tử cung.
– Nhau bám mép: bánh nhau đã bám đến bờ lỗ cổ tử cung.
– Nhau tiền đạo bán trung tâm: chỉ che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
– Nhau tiền đạo trung tâm: che hết lỗ trong cổ tử cung. Trên thực tế chỉ có 20 – 30% trường hợp này.
Nguyên nhân của nhau bám mép là gì?
Sau khi nắm rõ về tình trạng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này trước khi xem xét nhau bám mép có nguy hiểm không. Theo đó, nhau bám mép nói riêng và nhau tiền đạo nói chung xảy ra bởi những nguyên nhân chủ yếu sau:
– Mẹ sinh đẻ quá nhiều lần.
– Từng nạo phá thai hoặc sảy thai nhiều lần.
– Từng bị viêm nhiễm cổ tử cung.
– Những lần mang thai trước đã bị nhau tiền đạo.
– Mẹ mang đa thai.
– Hình dạng tử cung bất thường.
– Dùng những chất kích thích.
– Mẹ trên 35 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết nhau bám mép
Muốn biến nhau bám mép có nguy hiểm không, trước hết phải nắm những dấu hiệu của nó. Mẹ có thể nhận biết nhau bám mép qua những triệu chứng khá rõ sau:
– Ở tam cá nguyệt thứ 3, âm đạo mẹ chảy máu bất thường nhưng mẹ không cảm thấy đau.
– Bị xuất huyết âm đạo nhưng lại tự động hết. Sau đó tầm vài ngày, có khi vài tuần lại tái phát và lượng máu tăng lên.
– Cổ tử cung co thắt nên mẹ có thể bị đau bụng.
2. Vậy khi bị nhau bám mép có nguy hiểm không
Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng nhau bám mép là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng băng huyết trong thai kỳ. Thậm chí nó có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ lẫn con. Nhau bám mép gây ra những mối nguy hiểm sau:
Đối với người mẹ:
Nhiều mẹ tự đặt câu hỏi nhau bám mép có nguy hiểm không nhưng chỉ nghĩ là nó chỉ nguy hiểm cho em bé. Thực tế nhau bám mép khiến mẹ thường xuyên bị xuất huyết dẫn đến thiếu máu, nguy cơ sinh non là rất lớn. Sau khi sinh, cổ tử cung bị hở do bánh nhau bị bóc tách trong quá trình sinh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào và gây viêm nhiễm. Vì vậy rất nhiều thai phụ có bánh nhau bám chặt vào cổ tử cung thì buộc phải cắt bỏ tử cung.
Đối với thai nhi:
Thai nhi sẽ gặp rất nhiều biến chứng bởi nhau bám mép. Mẹ thiếu máu thì em bé cũng thiếu máu và suy dinh dưỡng ngay trong bụng mẹ, suy thai. Trường hợp mẹ bị thiếu máu trầm trọng thì bác sĩ buộc phải chỉ định mổ lấy thai dù cho thiếu tháng hay đủ tháng.
Em bé sinh non rất dễ mắc chứng suy hô hấp. Nếu bánh thai bám vào phần dưới tử cung thì sẽ gặp trường hợp ngôi thai ngược do khó xoay đầu.
Nguy cơ mẹ sinh non rất cao vì thiếu máu
3. Làm thế nào để điều trị nhau bám mép cổ tử cung
Nếu đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nhau bám mép có nguy hiểm không, ắt hẳn nhiều mẹ sẽ lo lắng liệu sẽ điều trị thế nào cho hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và con. Nguyên tắc chung để điều trị là cầm máu. Tùy vào tuổi của thai nhi và mức độ xuất huyết của người mẹ để bác sĩ đánh giá mức truyền bù máu hay buộc phải mổ lấy thai.
Trường hợp mẹ chưa chuyển dạ, hãy hạn chế đi lại, có chế độ ăn uống hợp lí, nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số thuốc chống co thắt nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thai đã đủ tháng thì phải theo dõi chờ chuyển dạ. Trường hợp nếu mẹ xuất huyết nhiều thì phải mổ lấy thai.
Nếu mẹ chuyển dạ và mổ lấy thai sẽ xuất huyết nhiều. Nếu ngôi thai thuật, xuất huyết ít thì bác sĩ sẽ xé màng ối hoặc bấm ối. Nếu đã xé màng ối mà máu vẫn ra thì mổ lấy thai. Còn nếu máu không ra thì tiếp tục theo dõi đường âm đạo.
Khi mẹ đã được chẩn đoán nhau bám mép, mẹ hãy xác định rõ điều này đồng nghĩa với việc một phần lỗ tử cung đã bị che kín nên quá trình chuyển dạ sẽ khó khăn, thai khó đi qua đường âm đạo nên việc sinh mổ là không khả thi. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở, máu ồ ạt chảy khiến nhiều mẹ bị choáng và ngất thậm chí là tử vong.
Nếu không bị chảy máu nhiều mẹ vẫn có thể sinh thường nhưng sinh mổ vẫn là phương pháp an toàn nhất. Trước khi quyết định, hãy kiểm tra lại thêm một lần nữa để xác định vị trí của bánh nhau.
Nhau bám mép có nguy hiểm không – Có thể cản trở quá trình sinh qua đường âm đạo
4. Chăm sóc mẹ trong thời gian thai kỳ
Đương nhiên cách tốt nhất để không gặp nhau bám mép là hãy sinh con có kế hoạch, không nạo phá thai nhiều lần. Tuy nhiên, nếu không may đã bị nhau bám mép hoặc nhau tiền đạo thì ngoài sự theo dõi của bác sĩ, hãy tự chăm sóc mình bằng những phương pháp sau:
Chế độ dưỡng thai
Nằm nghỉ tuyệt đối, hạn chế vận động. Nhau bám mép là tình huống rất nhạy cảm, chỉ cần một chấn động nhẹ ở vùng bụng cũng có thể làm chảy máu tử cung.
Hạn chế tối đa, tốt nhất là không quan hệ tình dục.
Khám thai thường xuyên và định kỳ, đúng với lịch hẹn của bác sĩ. Nếu bất ngờ có xuất huyết thì phải đi khám ngay.
Không nên quá căng thẳng và suy nghĩ nhiều về việc nhau bám mép có nguy hiểm không, hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Về chế độ ăn uống
Nhau bám mép khiến mẹ dễ bị xuất huyết và mất máu nên hãy ăn những thực phẩm bổ sung sắt như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng). Ăn nhiều rau xanh và các loài họ đậu như: đậu xanh, đậu hà lan, cải bó xôi. Súp lơ xanh,..
Song song với bổ sung sắt, hãy bổ sung thêm vitamin C có trong những thực phẩm như cam, quýt,… Ngoài bổ sung vitamin C cho cơ thể thì nó cũng hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày. Có thể thay nước lọc bằng nước cam, sữa,…
Mẹ cũng có thể làm theo kinh nghiệm dân gian đó là uống nước củ gai tươi, nước lá khoai sọ để an thai đồng thời hỗ trợ để bám nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có tác dụng mà còn tùy vào cơ địa của mỗi người. Do đó tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất sắt
Những điều nên tránh
Tránh ăn thực phẩm cay, nồng như ớt, tiêu.
Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đông lạnh.
Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, chất kích thích, thức uống có cồn. Bởi như mẹ đã biết khói thuốc lá có thể gây biến chứng cho thai nhi. Những mẹ có nhau bám mép càng dễ bị biến chứng.
Vậy là mẹ đã biết nhau bám mép có nguy hiểm không. Nó gây ra rất nhiều biến chứng cho cả mẹ và con nên đừng chủ quan. Bất cứ bà mẹ nào cũng muốn mình có một thai kỳ an toàn và con sinh ra khỏe mạnh. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, mẹ sẽ tự chăm sóc mình tốt hơn để có một khoảng thời gian hạnh phúc với em bé của mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!