1 khối gỗ (1m3) bằng bao nhiêu kg? – Cách tính khối lượng gỗ – Nội Thất Điểm Nhấn

Tính toán vật liệu là một bước quan trọng trước khi tiến hành thi công kiến trúc hoặc nội thất bất kỳ công trình nào. dù là nhà ở hay văn phòng. Trong đó, vật liệu gỗ có giá trị tương đối cao nên nếu tính toán chính xác để sử dụng vừa đủ thì không chỉ đảm bảo công năng của công trình mà còn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Nếu bạn không biết 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg thì cũng đừng lo lắng, bởi vì bài viết sẽ giúp giải đáp cặn kẽ và chi tiết nhất về vấn đề này.

Cách tính khối gỗ được sử dụng để thi công

Để tính toán khối lượng gỗ thì cần phải biết cách tính thể tích m3. Sau đó, chúng ta lấy thể tích tính toán được để nhân với khối lượng riêng của từng loại gỗ để tìm ra tổng khối lượng của khối gỗ được sử dụng cho công trình. Mặt khác, mỗi loại gỗ khác nhau sẽ có cách tính toán thể tích không giống nhau. Sau đây là công thức tính thể tích của những loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất.

Lấy khối lượng riêng nhân thể tích để biết chính xác khối lượng gỗ

Đối với gỗ xẻ

Gỗ xẻ là loại gỗ dạng tấm mỏng được sử dụng rất nhiều trong thi công nội và ngoại thất. Vì có dạng hình hộp nên cách thức tính thể tích khối gỗ khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần áp dụng công thức toán học dành cho hình hộp chữ nhật là xong.

Gỗ xẻ có dạng từng tấm mỏng

Công thức tính mét khối gỗ xẻ như sau:

V = l x b x h

Trong đó:

  • V: Thể tích ván gỗ (m3)
  • l: Độ dài tấm ván (m)
  • b: Độ rộng của tấm ván (m)
  • h: Độ dày của tấm ván (m)

Theo quy ước, nếu độ dài bé hơn 2m thì cần tính thể tích tấm ván đến con số thập phân thứ năm. Mặt khác, nếu độ dài lớn hơn 2m thì thể tích tấm ván sẽ tính đến con số thập phân thứ tư sau dấu phẩy.

Trên thực tế, công thức trên không chỉ sử dụng để tính toán thể tích tấm ván đơn lẻ. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đã mở rộng công thức để tính nhanh tổng thể tích khối gỗ bao gồm nhiều tấm ván xếp chồng lên nhau. Bằng cách này, thủ kho có thể dễ dàng quy hoạch kho chứa theo thể tích gỗ. Ngoài ra, bằng cách căn cứ vào sự tương quan giữa thể tích, khối lượng và khối lượng riêng, kỹ sư còn có thể tính toán hàm lượng ẩm, từ đó đánh giá chất lượng gỗ xẻ được sử dụng.

Đối với gỗ vuông

Khối gỗ vuông cũng được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Cây gỗ sẽ được xẻ ra thành nhiều khối dài với tiết diện hai đầu là hình vuông vừa thuận tiện để vận chuyển, vừa dễ dàng trong xử lý – thi công.

Công thức tính mét khối gỗ vuông như sau:

V = H x a x a

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ vuông (m3)
  • H: Độ dài khối gỗ vuông (m)
  • a: Cạnh của tiết diện khối gỗ (m)

Đối với gỗ hình chữ nhật

Khác với khối gỗ vuông, khối gỗ hình chữ nhật tuy có hình hộp nhưng tiết diện có hai cạnh không bằng nhau. Do đó, công thức tính toán thể tích của khối gỗ hình chữ nhật cũng có đôi chút khác biệt.

Gỗ vuông là loại gỗ được cắt thành từng khối hình hộp vuông

Công thức tính mét khối gỗ hình chữ nhật như sau:

V = H x a x b

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ hình chữ nhật (m3)
  • H: Độ dài khối gỗ hình chữ nhật (m)
  • a: Chiều rộng tiết diện khối gỗ hình chữ nhật (m)
  • b: Chiều dài tiết diện khối gỗ hình chữ nhật (m)

Đối với gỗ tròn

Hình trụ tròn là loại hình trụ có hai đầu là hai hình tròn với diện tích bằng nhau. Theo quy chuẩn chung, khối gỗ tròn hiện nay có hai loại tiết diện đó: khối gỗ tròn nhỏ với đường kính một đầu từ 8 – 20 cm và khối gỗ tròn lớn với đường kính mỗi đầu từ 20 cm trở lên.

Công thức tính mét khối gỗ hình tròn như sau:

V = L x S

Trong đó:

  • V: Thể tích khối gỗ hình tròn (m3)
  • L: Độ dài khối gỗ hình tròn (m)
  • S: Diện tích mặt cắt khối gỗ tròn (m)

Tuy nhiên, không phải lúc nào diện tích hai đầu khối gỗ cũng bằng nhau. Trong trường hợp diện tích hai đầu khác nhau thì chúng ta áp dụng công thức tính diện tích hình nón cụt, cụ thể như sau:

V = L x (S1 + S2) : 2

Trong đó, S1 là diện tích đầu tròn nhỏ và S2 là diện tích đầu tròn lớn.

Khối lượng riêng của gỗ sử dụng trong xây dựng và nội thất

Khối lượng riêng của một khối gỗ bất kỳ được tính toán bằng cách lấy tổng khối lượng chia cho thể tích khối gỗ đó. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg, trong đó cần kể đến đó là độ ẩm của khối gỗ. Cụ thể là gỗ tươi vừa được cưa từ cây thì sẽ có khối lượng riêng lớn nhất do gỗ chứa nhiều nước. Ngược lại, gỗ sau khi được chế biến phơi sấy sẽ có khối lượng riêng giảm đi và gỗ 0% độ ẩm có khối lượng riêng nhỏ nhất.

Như vậy, khối lượng riêng cho biết tỷ lệ mật độ gỗ so với nước. Ngoài ra, loại gỗ và chất lượng gỗ cũng là yếu tố tác động đến khối lượng riêng.

Khối lượng riêng của các loại gỗ khác nhau là không giống nhau

Khối lượng 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg?

Mỗi loại gỗ có sắc mộc, độ khô hay ẩm khác nhau cho nên có khối lượng chênh lệch. Vì thế, loại gỗ nặng nhất có khoảng 1.100kg/m3, những loại khác nhẹ hơn chỉ có khoảng 700-900kg/m3. Và có công thức tính cụ thể như sau:

Công thức tính khối lượng khối gỗ như sau:

m = D x V

Trong đó:

  • m: Khối lượng khối gỗ (kg)
  • D: Khối lượng riêng của khối gỗ (kg/m3)
  • V: Thể tích khối gỗ (m3)

Về khối lượng riêng của khối gỗ thì có thể dễ dàng suy ra từ công thức toán học trên. Tuy nhiên, trên thực tế 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nguyên nhân là vì mỗi loại gỗ đều có mật độ, cấu trúc và độ ẩm không giống nhau. Không những thế, những yếu tố như điều kiện sinh trưởng của cây lấy gỗ hay cách chế biến gỗ thành phẩm cũng tác động không nhỏ đến khối lượng riêng của gỗ.

Để có câu trả lời chính xác về khối lượng riêng của khối gỗ thì bạn cần căn cứ thực tế vào mẫu sắc mộc gỗ của khối gỗ đó. Loại gỗ nhẹ có khối lượng riêng chỉ khoảng 700 – 800 kg / m3. Trong khi đó, loại gỗ nặng nhất có khối lượng riêng có thể lên đến 1.100 kg / m3. Do đó, cần nguyên cứu thật kỹ yếu tố này để đảm bảo độ bền của công trình sau khi hoàn thiện.

Khối lượng riêng của từng loại gỗ sử dụng trong xây dựng

Để ra quyết định chính xác, bạn cần nắm và hiểu các thông số khối lượng riêng của từng loại gỗ. Nếu chưa biết mỗi loại nặng bao nhiêu, hãy tham khảo những thông tin sau.

Theo phân loại trong xây dựng

Khối lượng riêng của từng nhóm gỗ sử dụng trong xây dựng như sau:

  • Gỗ xẻ nhóm II, III: 1.000 kg / m3
  • Gỗ xẻ nhóm IV: 910 kg / m3
  • Gỗ xẻ nhóm V: 770 kg / m3
  • Gỗ xẻ nhóm VI: 710 kg / m3
  • Gỗ xẻ nhóm VII: 670 kg / m3
  • Gỗ xẻ nhóm VIII: 550 kg / m3
  • Gỗ dán: 600 kg / m3

Theo loại cây lấy gỗ

Đảm đảm bảo chất lượng gỗ, bạn cũng nên tham khảo giá trị khối lượng riêng theo từng loại gỗ. Cụ thể như sau:

  • Gỗ mun: 1.390 kg / m3
  • Gỗ xoay: 1.150 kg / m3
  • Gỗ trắc lai: 1.090 kg / m3
  • Gỗ sến: 1.075 kg / m3
  • Gỗ cà chít: 1.050 kg / m3
  • Gỗ cẩm lai vú: 1.050 kg / m3
  • Gỗ căm xe: 1.000 kg / m3
  • Gỗ gụ mật: 1.000 kg / m3
  • Gỗ trai lý: 1.000 kg / m3
  • Gỗ lim: 950 kg / m3
  • Gỗ muồng đen: 912 kg / m3
  • Gỗ bằng lăng cườm: 900 kg / m3
  • Gỗ chò chỉ: 850 kg / m3
  • Gỗ huỳnh đường: 850 kg / m3
  • Gỗ cà te: 850 kg / m3
  • Gỗ trai: 850 kg / m3
  • Gỗ huê mộc: 840 kg / m3
  • Gỗ lát hoa: 820 kg / m3
  • Gỗ sơn huyết: 800 kg / m3
  • Gỗ hoàng đàn: 680 kg / m3
  • Gỗ long não: 676 kg / m3
  • Gỗ du sam: 670 kg / m3
  • Gỗ sua: 650 kg / m3
  • Gỗ thông tre: 650 kg / m3
  • Gỗ óc chó: 609 kg / m3
  • Gỗ keo: 570 kg / m3
  • Gỗ pơ mu: 540 kg / m3
  • Gỗ kim giao: 500 kg / m3
  • Gỗ trầm hương: 395 kg / m3
  • Gỗ samu: 380 kg / m3

Trên đây là thông số giúp bạn nắm được 1m3 gỗ bằng bao nhiêu kg. Thông qua công thức tính thể tích và khối lượng, bạn sẽ tính toán chính xác lượng gỗ được sử dụng trong công trình. Nếu gặp khó khăn trong quá trình thi công nội thất gỗ, hãy liên hệ Nội Thất Điểm Nhấn để được hỗ trợ chuyên nghiệp nhất.

Xem thêm:

  • Bàn ăn gỗ nguyên tấm và những thông tin cần biết
  • Bàn ghế gỗ cao su có tốt không? Có nên sử dụng làm nội thất không?