Với nhiều người có bệnh lý về gan, việc điều trị bệnh đôi khi phải dùng đến những loại thuốc Tây đắt tiền và có thể có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp Tây y, một số loại nước uống sau đây cũng có thể hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi chức năng gan rất hiệu quả.
Nước đậu xanh
Đậu xanh là một loại ngũ cốc được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Từ đậu xanh, người ra có thể làm ra những món bánh, xôi, chè rất ngon và bổ dưỡng. Với người bị bệnh gan mãn tính, đậu xanh không chỉ là nguyên liệu chế biến các món ăn mà nó còn là một bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, thải độc gan rất tốt.
Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị thanh, ngọt. Để làm mát và thanh lọc gan, bạn có thể làm nước đậu xanh, sữa đậu xanh, chè đậu xanh nha đam, cháo đậu xanh…
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cách làm nước đậu xanh rang – loại nước uống mát gan giải độc hiệu quả để bạn đọc tham khảo.
Chuẩn bị:
- 300 gr đậu xanh
- 2 lít nước
- Một ít đường và muối
Cách làm:
- Sau khi mua về, bạn chọn những hạt đậu xanh đều màu, vỏ bóng, không có mùi và không bị sâu mọt. Sau đó, đem rửa sạch đậu xanh với nước cho sạch bụi bẩn rồi để ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng, cho đậu xanh vào rang nhỏ lửa trong khoảng 10 phút, chú ý rang đều tay.
- Cho nước và đậu xanh đã rang vào nồi, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi đậu xanh nở ra thì tắt bếp.
- Bỏ phần hạt, hát đậu xanh có thể làm chè, xôi, … Lọc lấy nước để uống
- Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một chút muối hoặc đường. Bạn có thể bảo quản nước đậu xanh trong ngăn mát tủ lạnh để uống dần trong khoảng 1 – 2 ngày.
Nước bí đao
Bí đao chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, theo Đông y, bí đao có tính mát, vị ngọt thanh, có khả năng giải độc gan, thanh nhiệt rất tốt. Từ những lợi ích của trái bí đao nêu trên, người xưa đã tận dụng để tạo ra trà bí đao giúp giải nhiệt, giải độc gan rất hiệu quả. Đây là một loại thức uống nguồn gốc tự nhiên, lành tính và rất an toàn, không chứa các chất hóa học nguy hiểm.
Cách nấu trà bí đao như sau:
Chuẩn bị:
- Bí đao: 1 kg (chọn quả già, nếu chọn quả non phải bỏ ruột)
- Lá dứa (lá nếp): 5 chiếc
- Thục địa: 10 gr
- Đường phèn: 150 gr
- Muối: 1/3 muỗng cà phê
- Nước: 4 lít
Cách làm:
- Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, thái thành miếng nhỏ. Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.
- Cho bí đao, muối, thục địa, đường phèn vào nồi, đổ thêm nước. Bắc nồi lên bếp, đun đến khi nhừ bí đao, sau đó cho thêm lá dứa vào, đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Chờ trà nguội thì lọc bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh.
Nước gạo lứt
Gạo lứt hay còn gọi là gạo rằn, gạo lặt là loại gạo mới chỉ được xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài và vẫn giữ được lớp cám gạo bên trong. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng rất cao, tốt cho sức khỏe nói chung và lá gan nói riêng. Nó thường được dùng thay cơm trắng hoặc cũng có thể nấu thành nước uống.
Nước gạo lút là thức uống vô cùng hữu ích với người bị nóng trong, nổi mụn nhọt, thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá do nó có lớp vỏ cám chứa chất dầu đặc biệt có khả năng điều hòa khí áp, giải độc gan, ngăn chặn các bệnh về tim mạch.
Cách làm nước gạo lứt như sau:
Chuẩn bị:
- Gạo lứt: 100 gr
- Nước: 1 lít
- Muối: ½ muỗng cà phê
Cách làm:
- Nhặt bỏ hạt gạo lứt xấu, để khô ráo. Lưu ý không nên vo gạo lứt trước khi rang để tránh làm mất chất.
- Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng cho gạo lứt vào rang đều tay với lửa nhỏ. Khi gạo lứt chuyển màu sậm hơn và có mùi thơm thì tắt bếp.
- Cho gọa lứt rang vào nồi, thêm nước và đun sôi với lửa nhỏ đén khi gạo chín mềm thì tắt bếp. Dùng rây lọc hết phần xác gạo. Khi uống bạn có thể cho thêm chút muối. Tùy theo khẩu vị của người dùng để gia giảm lượng muối hoặc lượng gạo cho phù hợp.
Nước rau má
Rau má có tính mát, vị đắng được dùng làm nước giải khát giúp giải độc gan, làm đẹp da, phòng chống các bệnh tim mạch rất tốt. Với những người mắc bệnh về gan, rau má giống như một vị thuốc làm mát gan cực kỳ hiệu quả.
Bạn có thể mua rau má ở những khu chợ truyền thống với giá rất rẻ. Sau đây sẽ là hướng dẫn cách làm sinh tố rau má giúp cả gia đình giải khát trong những ngày hè oi bức.
Chuẩn bị:
- Rau má: 200 gr
- Nước đun sôi để nguội: 1 lít
Cách làm:
- Rau má rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 30 phút
- Cho rau má vào máy xay sinh tố, cho thêm nước và xay nhuyễn
- Lọc lấy nước rau má và bỏ bã
- Bạn có thể bảo quản sinh tố rau má trong ngăn mát tủ lạnh, khi uống có thể thêm 1 chút đường để dễ uống hơn.
Nước đậu đen
Đậu đen là một loại hạt chứa nhiều vitamin và muối khoáng. Đặc biệt thành phần molypden trong hạt đậu đen là thành phần của loại enzyme sulfite oxidase có tác dụng hiệu quả cho quá trình giải độc sulfates cho gan. Vì vậy, nước đậu đen cũng được đứng trong danh sách 10 loại nước uống mát gan giải độc.
Cách nấu nước đậu đen
Chuẩn bị:
- Đậu đen: 200 gr
- Nước lọc: 500 – 600 ml
Cách làm:
- Cho đậu đen ra rổ, nhặt sạch hạt lép, sâu mọt sau đó đem rửa sạch.
- Cho đậu đen vào nồi, đổ nước sôi vào đun to lửa trong khoảng 10 phút.
- Sau khi nồi đậu đen sôi thì đun nhỏ lửa cho đến khi hạt đậu đen chín mềm thì tăt bếp.
- Bạn có thể lọc bỏ bã hoặc uống cả nước và hạt đều rất tốt.
Trà xanh
Từ ngàn xưa, trà xanh đã được coi là một thức uống giải độc, thanh nhiệt tự nhiên. Trong trà xanh có chứa một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp cơ thể giải trừ mệt mỏi, căng thẳng, làm mát da, thải độc tố ra bên ngoài cơ thể và làn da tươi sáng hơn. Nếu mỗi ngày uống 4 – 5 cốc trà xanh có thể giúp bạn phòng ngừa được những bệnh như nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, xơ vữa động mạch.
Cách làm nước trà xanh như sau:
Chuẩn bị:
- Trà xanh: 50 – 100 gr
- Nước sôi
Cách làm:
- Trà xanh mua về, rửa xạch, để ráo nước
- Vò lá trà xanh đề khi pha chế tăng thêm hương vị
- Cho trà xanh vào bình, ấm hoặc tích, chế thêm nước sôi vào sau đó bỏ nước tráng trà đi
- Cho thêm 200 – 300 ml nước sôi vào, ngâm trà trong nước sôi khoảng 3 – 5 phút là có thể thưởng thức.
Nước lọc
Nước chiếm 70 – 80 % trọng lượng cơ thể. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ bị suy kiệt. Các độc tố trong gan, thận không được thanh lọc và đào thải ra bên ngoài gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên uống trung bình 2 lít nước để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Bạn cũng nên lưu ý chọn nguồn nước sạch, đã được lọc các chất bẩn. Đun sôi kỹ và để ấm hoặc nguội trước khi uống. Nước sau khi đun sôi chỉ nên uống trong ngày, tránh để sang nhiều ngày tiếp theo. Nước để lâu sẽ bị thiu, vi khuẩn sẽ nhân lên gấp đôi, khi uống sẽ gây nguy hại cho cơ thể con người.
Trà Atiso
Atiso được coi là “thần dược” với lá gan. Trong Atiso có hoạt chất cynarin và silymarin là 2 chất chống oxy hóa có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi chức năng cho các tế bào của gan, giải độc gan, giúp thải các độc tố trong gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, men gan tăng cao, …
Bên cạnh đó, chất cynarin có trong lá Atiso còn giúp diều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật, kích thích tăng tiết mật gấp 4 lần bình thường. Cơ chế tăng tiết mật này giúp gan bài tiết chất độc và phục hồi chức năng gan tốt hơn, vì thế gan của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn.
Cách làm trà Atiso như sau:
Chuẩn bị:
- Hoa Atiso: 2 búp
- Nước: 3 lít
- Đường phèn: 3 thìa
Cách làm:
- Cắt bỏ cành, cuống, phần hoa bị rập, sau đó đem rửa sạch.
- Cho hoa atiso vào nồi, sau đó đổ nước vào.
- Đậy vung đun sôi. Sau khi nước sôi thì điều chỉnh lửa nhỏ dần, đun trong khoảng 45 phút thù tắt bếp.
- Gắp hoa atiso ra đĩa, có thể tận dụng phần hoa đã nấu để làm món ăn.
- Thêm đường phèn vào nước, đun đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội và thưởng thức
Nước mật ong
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, nhuận phế trừ ho, nhuận tràng thông tiện, chi thống gải độc. Mật ong có các thành phần dinh dưỡng giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, cải tiến hàm lượng glycogen và huyết sắc tố của gan, tăng cường khả năng giải độc gan, thanh lọc gan, điều trị các bệnh xơ gan, ung thư gan.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau bữa sáng và trước khi đi ngủ 40 phút, nếu uống một cốc nước mật ong không chỉ tố cho cơ thể mà còn rất tốt cho gan.
Sau đây là cách pha chế nước mật ong:
Chuẩn bị:
- Mật ong: 2 thìa các phê
- Nước ấm: 1 cốc
Cách làm:
Pha mật ong vào nước ấm, khuấy tan đều mật ong và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm nước cốt chanh, một vào lát gừng mỏng hoặc 1 thìa cà phê tinh bột nghệ cũng rất tốt cho gan, mật, dạ dày.
Bồ công anh
Cây bồ công anh được trồng ở miền trung du và đồng bằng bắc bộ. Theo Đông y, hoa, lá, thân, rễ cây bồ công anh đều có thể làm thuốc, có công dụng chưa được nhiều bệnh. Trong đó rễ cây bồ công anh giúp giảm axit uric, giúp thải độc gan nhiễm mỡ rất tốt.
Cách dùng nước bồ công anh giúp thải độc gan, trị gan nhiễm mỡ:
Chuẩn bị:
- Rễ cây bồ công anh rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ
- Nước 200 ml
Cách làm:
- Cho 200 ml nước và rễ cây bồ công anh vào nồi, đậy vung, bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 20 phút.
- Lọc nước, bỏ bã, để nguội rồi uống./
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng như chuyển hóa chất dinh dưỡng, chống độc, thải độc, tạo mật… Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học để có một lá gan khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất ổn liên quan đến gan, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!