Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả hàng đầu với các trường hợp răng bị hô, lệch, móm, khấp khểnh… mang lại cho bạn hàm răng thẳng đều, tự tin nhất. Tuy nhiên bên cạnh các khí cụ quen thuộc như dây cung, mắc cài thì trong một số trường hợp bạn cần có sự trợ giúp của thun chuỗi. Nếu đang băn khoăn không biết thun chuỗi là gì? Trường hợp nào niềng răng phải dùng chun chuỗi? thì tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng dưới đây nhé!
Thun chuỗi trong niềng răng là gì?
Thun chuỗi hay thun buộc tại chỗ có tên tiếng Anh đa dạng như: Power/ Energy/ Memory Chain được thiết kế là một dài cao su nhều vòng hình chữ O được kết nối với nhau. Công dụng chính của khí cụ này là đóng các khoảng trống, không để cho khoảng trống rộng thêm giữa hai hoặc nhiều răng với nhau trong quá trình chỉnh nha. Bởi vì thun chuỗi sẽ tác dụng nhiều lực hơn so với việc chỉ niềng răng bằng mắc cài và dây cung nên thời gian điều trị có thể được đẩy nhanh. Thậm chí trong trường hợp răng thưa, để đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ còn sử dụng thun chuỗi kết hợp với mắc cài cùng khí cụ khác nhằm nắn chỉnh hàm răng từ từ đến khi răng đều và khít hoàn toàn với nhau.
Tính chất và các loại thun chuỗi khác nhau
Thun chuỗi được làm từ vật liệu chính là cao su hoàn toàn thân thiện với con người, có chất lượng cao, độ bền tốt và tạo ra sự đàn hồi hoàn hảo. Tức là khi bạn kéo giãn và thả ra thì nó sẽ trở lại hình dáng như ban đầu.
Thun chuỗi có tới 28 màu sắc khác nhau để mọi người thoải mái lựa chọn theo sở thích, có thể kháng lại sự nhiễm màu, các vết dính và không thấm nước.
Bên cạnh đó, các thun chuỗi cũng được phân chia dựa vào các tiêu chí sao cho phù hợp nhất được bác sĩ sử dụng phổ biến hiện nay là:
– Theo kích thước: thun chuỗi ngắn – thun chuỗi dài – thun chuỗi liên tục (short – long – continuous)
- Thun chuỗi liên tục (thun đóng): Nghĩa là chỉ sử dụng 1 thun duy nhất, không có khoảng trống giữa các vòng trong thun chuỗi. Mỗi chiếc thun sẽ được liên kết trực tiếp giữa 2 chiếc răng liền kề với nhau.
- Thun chuỗi ngắn: Sợi thun sẽ dài hơn có thể là 3 – 4 vòng và liên kết giữa 3 – 4 chiếc răng với nhau.
- Thun chuỗi dài: Bao gồm nhiều vòng thun và liên kết nhiều răng với nhau, thậm chí là móc nối với cả hàm.
– Theo kích lực: thun chuỗi nhẹ – thun chuỗi nặng – thun chuỗi trung bình
– Theo từng loại niềng răng: thun chuỗi mỏng cho niềng răng mắc cài mặt lưỡi, thun chuỗi sợi dày…
Để biết chính xác mình cần dùng loại thun chuỗi nào thì bạn hãy tìm đến các bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao. Chính bác sĩ sẽ đóng vai trò quyết định nhất xác định loại phù hợp dựa trên các kết quả niềng răng trước đó.
Khi nào người niềng răng cần đeo thun chuỗi?
Khi mới bắt đầu niềng răng thì chưa cần dùng đến thun chuỗi nhưng sau một thời gian răng đã thẳng hàng thì mục đích của đeo thun chuỗi là đóng các khe hở trên hàm răng hoặc để giữ khe hở không bị rộng ra.
Cơ chế hoạt động của thun chuỗi là tạo lực kéo giữa tất cả các răng. Thực ra có nhiều cách khác nhau để cố định răng vào dây cung giúp răng được nắn thẳng. Một trong số đó là dùng các dây buộc đàn hồi này. Chúng có nhiều màu, một số bác sĩ chỉnh nha còn dùng dây thép cho một số răng để giữ chắc răng với dây cung.
Dây cung có tác dụng nắn thẳng tất cả các răng bị xoay hoặc bị khấp khểnh. Khi các răng đã thẳng hàng thì công việc tiếp theo cần làm là đóng các khoảng trống xuất hiện trong quá trình niềng răng. Đôi khi khoảng trống này xuất hiện từ đầu hoặc có thể mới được tạo ra khi niềng răng. Đặc biệt nếu nhổ răng sẽ có các khoảng trống lớn cần đóng lại. Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định là người niềng răng cần đeo thun chuỗi.
Ai nào cần đeo thun chuỗi?
Nếu được hỏi ai là người cần đeo thun chuỗi thì câu trả lời: Có thể bất kỳ ai nếu đang gặp tình trạng giữa các răng xuất hiện khoảng trống nhé. Với những người niềng răng trong độ tuổi từ 8 – 14 tuổi thì xương và răng lúc này đang phát triển giúp cho quá trình chỉnh nha dễ dàng hơn và họ cũng là đối tượng đeo thun chuỗi.
Tuy nhiên với những người lớn thì thun chuỗi cũng là khí cụ “bất ly thân” mà theo thống kê thực tế thì có khoảng 3/5 số người đang niềng răng là trên 21 tuổi.
Thun chuỗi được sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau mà điển hình nhất để thu hẹp khoảng cách giữa các răng hoặc nói chung là đảm bảo khoảng cách đều cho cả hàm. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thẳng hàng của răng, chuyển biến khi niềng răng để xác định bạn có hay không cần thun chuỗi.
Đeo thun chuỗi có đau không?
Giống như sự điều chỉnh bất kỳ điều gì với niềng răng ít nhiều cũng sẽ gây cảm giác khó chịu trong thời gian đầu cho bạn. Tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện ở vài ngày đầu tiên và hoàn toàn có thể nằm trong ngưỡng đau mà mọi người chịu đựng được. Nếu thấy khó chịu thì dùng thêm thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol). Lưu ý: Mặc dù các loại thuốc giảm đau khác như Ibuprofen (Advil, Motrin) và Naproxen (Aleve) có vẻ là những lựa chọn tốt, nhưng chúng dễ làm chậm quá trình di chuyển của răng và bạn nên trên tránh.
Đeo thun chuỗi thực sự không đáng sợ một chút nào và các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ dẫn cho bạn cách vượt qua giai đoạn này một cách êm đẹp, thoải mái nhất. Đừng quá lo lắng vì nếu mà khó chịu quá thì bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau mà.
Thời gian để đeo thun chuỗi trong bao lâu?
Theo Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ thì hầu hết thời gian mọi người niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm. Còn khoảng thời gian chính xác nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của bạn, trình độ và tay nghề của bác sĩ, phương pháp niềng răng bạn lựa chọn…
Tương tự như vậy thì thời gian để đeo thun chuỗi cũng khác nhau phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của mỗi người. Một số người có thể chỉ cần đeo thun chuỗi trong vài tuần nhưng người khác cần đeo vài tháng. Tuy nhiên hãy yên tâm là nếu cảm thấy thời gian đeo thun chuỗi đã đủ thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định tháo ra không để bạn cảm thấy bất tiện hơn nữa.
Hướng dẫn cách đeo thun chuỗi chuẩn nhất
Thông thường sau khi đã niềng răng được một thời gian nếu cần thiết thì bạn mới được chỉ định đeo thun chuỗi. Các bác sĩ sẽ là người thực hiện công việc này tại phòng khám. Tuy nhiên nếu chẳng may trong quá trình ăn uống, sinh hoạt mà thun chuỗi bị tuột ra thì làm sao. Do vậy mà hướng dẫn cách đeo thun chuỗi chuẩn nhất dưới đây đặc biệt cần thiết cho mọi người nhé.
– Đeo thun chuỗi giữa 2 răng
Trước tiên bạn chuẩn bị 1 đoạn thun chuỗi gồm có 2 mắt (2 móc xích). Sau đó thì dùng khí cụ chuyên khoa hoặc dùng nhíp (díp), móc 1 đầu thun vào đầu bên này của mắc cài. Kéo căng ra và móc đầu còn lại vào mắc cài của chiếc răng còn lại. Theo thời gian, hai chiếc răng này được kéo sát với nhau.
– Đeo thun chuỗi giữa nhiều răng
Bạn cũng chuẩn bị 1 đoạn thun chuỗi nhưng dài hơn có nhiều mắt (nhiều móc xích). Sau đó dùng khí cụ chuyên khoa hoặc dùng nhíp (díp), móc 1 đầu thun vào mắc cài của chiếc răng đầu tiên. Rồi kéo thun chuỗi căng ra và tiếp tục móc đầu còn lại vào mắc cài của chiếc răng tiếp theo. Cứ lần lượt làm cho đến khi kết thúc.
Lưu ý khi đeo thun chuỗi, bạn quan sát kỹ cách làm của bác sĩ tại phòng khám, có thể quay video hoặc ghi chép lại cẩn thận xem mình cần móc thun chuỗi ở những chiếc răng nào. Sau khi về nhà thì đứng trước gương và tự thực hiện. Còn nếu thấy khó khăn quá thì nên quay lại phòng khám để được sự trợ giúp nhé.
Những điều có thể xảy ra khi đeo thun chuỗi
Sau một thời gian khi đeo thun chuỗi, bạn có thể gặp một số hiện tượng như: dây thun không còn lực kéo, độ đàn hồi giảm dần, dây thun bị chuyển màu… Điều này là do một số yếu tố tác động như:
- Vật liệu chúng làm có đảm bảo hay không
- Do chuyển động khi ăn uống, nhai thức ăn hoặc sự dịch chuyển của răng
- Các yếu tố môi trường bên trong miệng của bạn, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, tiếp xúc với nước bọt…
Nếu thấy có những hiện tượng trên với thun chuỗi thì bạn nên đến phòng khám để được bác sĩ thăm khám cụ thể và thay thun chuỗi mới nếu cần.
Bên cạnh đó khi đeo thun chuỗi, bạn có thể gặp những điều không mong muốn sau:
- Bị bệnh nướu răng: Do thức ăn bị mắc kẹt trong và xung quanh phần thun chuỗi, mắc cài khi không được vệ sinh sạch sẽ… nên gây kích ứng và viêm nướu.
- Bị bệnh sâu răng: Do sự tích tụ mảng bám quá lâu làm cho răng bị sâu.
- Khí cụ bị bung: Mặc dù thun chuỗi có thể giúp điều chỉnh răng và hàm của bạn tuy nhiên nếu không cẩn thận cũng dẫn tới trường hợp bị bung mắc cài, dây cung… Lúc này hãy đến gặp bác sĩ ngay để khắc phục tình trạng trên nhé.
Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả khi đeo thun chuỗi
Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là khi đeo thun chuỗi thì việc chăm sóc răng miệng càng cần thực hiện cẩn thận, chỉn chu hơn bao gồm 2 công việc chính là: vệ sinh răng miệng hằng ngày, lên kế hoạch ăn uống hợp lý.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày
– Đánh răng sau mỗi bữa ăn: Để loại bỏ các thức ăn thừa có thể tích tụ xung quanh mắc cài, thun chuỗi dẫn tới mảng bám. Nếu không thể đánh răng thì bạn hãy súc miệng bằng nước.
– Chải răng nhẹ nhàng: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, nếu mua được bàn chải dành riêng cho người niềng răng thì càng tốt. Cố gắng nhẹ nhàng để giảm lực căng giữa mắc cài và thun chuỗi.
– Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn đang mắc trong kẽ răng: Đây là dụng cụ quen thuộc và ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam thay thế dần cho tăm xỉa răng.
– Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng có chất florua để là sạch một lẫn nữa những vụn thức ăn còn sót lại, tránh để vi khuẩn tích tụ.
– Kiểm tra niềng răng của bạn trong gương: Sau khi đã làm sạch răng, hãy kiểm tra cẩn thận mắc cài, thun chuỗi của bạn trong gương. Nếu thấy có chỗ nào bị lỏng lẻo, hư hỏng thì liên hệ ngay với bác sĩ nhé.
Chế độ ăn uống hợp lý
– Trong những ngày đầu chưa quen, bạn hãy chịu khó ăn các loại đồ ăn mềm, mịn như cháo, bún, miến, phô mai, uống sữa, nước sinh tố, nước ép hoa quả… để tăng cường sức đề kháng.
– Tránh các loại thực phẩm dưới đây vì chúng có nhiều khả năng làm hỏng mắc cài và thun chuỗi của bạn:
- Thức ăn dính: Thức ăn dính có thể bị mắc lại và khó kéo được hết ra khỏi các khí cụ niềng răng.
- Thức ăn cứng: Nếu cắn vào những thức ăn quá cứng như táo, ngô… thì dễ dẫn tới đứt niềng răng hoặc thun chuỗi của bạn.
- Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm chứa nhiều đường cũng thúc đẩy quá trình hình thành các mảng bám trên răng.
Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình niềng răng, bạn nên đến thăm khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra nếu chẳng may mà thun chuỗi bị đứt thì sao. Chúng có thể xảy ra trong quá trình ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Nếu vậy:
– Gọi cho bác sĩ chỉnh nha ngay lập tức để tìm sự trợ giúp. Điều này rất quan trọng bởi vì đứt thun chuỗi làm cho niềng răng hoạt động kém hiệu quả hơn và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
– Đến gặp bác sĩ chỉnh nha ngay để được thay thế thun chuỗi nếu bạn có thời gian ngay lúc đó.
Tổng kết – 10 điều bạn cần biết về thun chuỗi
1. Thun chuỗi chỉ là 1 phần trong quá trình niềng răng
Thun chuỗi chỉ đơn thuần là một trong những “mảnh ghép” trong quá trình niềng răng. Chúng được đặt trên phần mắc cài và hoạt động cùng với các thành phần khác như dây cung, móc nhằm cải thiện hình dáng và chức năng của năng. Thun chuỗi được sử dụng khi bác sĩ chỉnh nha cảm thấy cần thiết.
2. Thun chuỗi không chỉ hỗ trợ cho răng
Thực sự, thun chuỗi không chỉ giữ dây cung mà còn được sử dụng chủ yếu để đóng khoảng trống giữa các răng và để di chuyển các nhóm răng cụ thể cùng một lúc. Chúng cung cấp lực bổ sung cần thiết đưa răng lại gần với nhau hơn.
3. Thun chuỗi được sử dụng tùy vào mỗi giai đoạn
Thường thì bác sĩ chỉnh nha sẽ không sử dụng ngay thun chuỗi khi bắt đầu điều trị. Nhưng chúng vẫn được dùng trong giai đoạn đầu của quá trình chỉnh nha. Ví như như với một người có răng khấp khểnh thì 3 giai đoạn đỉnh hình trong phương pháp điều trị là: “giai đoạn căn chỉnh”, “giai đoạn đóng khoảng trống các răng”, “giai đoạn niềng chi tiết”. Thun chuỗi đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn thứ 2 ở trên sau khi răng được nắn thẳng hàng.
4. Thun chuỗi là một trong những loại dây được sử dụng phổ biến nhất
Trong quá trình niềng răng, ngoài các khí cụ thì bác sĩ có thể kết hợp thêm cả thun chuỗi để gia tăng thêm lực cho phần mắc cài. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu điều trị.
5. Thun chuỗi được cung cấp miễn phí
Thông thường chi phí của thun chuỗi đã bao gồm chung trong tổng thể chi phí chỉnh nha. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm thun chuỗi với mức giá không giống nhau. Nếu thay đổi điều gì trong chi phí thì bác sĩ sẽ cần thông báo ngay cho bạn.
6. Thun chuỗi có nhiều loại khác nhau
Thun chuỗi có nhiều loại và màu sắc khác nhau, chúng cũng sở hữu một số hình dạng khác nhau. Mặc dù bạn có thể chọn màu sắc cho thun chuỗi nhưng không thể quyết định hình dạng hay cấu trúc của chúng mà bác sĩ sẽ làm điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng và mục tiêu đề ra.
7. Dùng thun chuỗi không thấy đau
Giống như niềng răng, việc mắc thêm thun chuỗi có thể gây ra một số khó chịu, thậm chí là đau nhẹ trong giai đoạn đầu điều trị. Trên thực tế thì những khó chịu này sẽ biến mất trong vài ngày. Lúc này bạn cần ăn thức ăn mềm, nhẹ, không uống rượu, cà phê… làm cho thun bị ố vàng, đánh răng sạch sẽ sau bữa ăn.
8. Thời gian cụ thể khi đeo thun chuỗi
Thun chuỗi thường được sử dụng trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, mỗi trường hợp khác nhau thì bác sĩ chỉnh nha sẽ tháo hay không tháo thun cho đến khi hoàn thành mực tiêu điều trị là thu hẹp khoảng trống giữa các nhóm răng cụ thể. Một số người có khi chỉ cần vài tuần mà cũng có người là vài tháng.
9. Thun chuỗi mang lại lợi ích cho mọi người ở mọi lứa tuổi
Vì thun chuỗi có thể sử dụng để thu hẹp khoảng trống và di chuyển răng ở bất kỳ bệnh nhân nào nên hầu như ai cũng dễ dàng tiếp cận. Hiện nay đa phần niềng răng được khuyến khích cho các bạn trẻ thanh thiếu niên nhưng cả người lớn và trẻ em đều dùng thun chuỗi để chỉnh sửa các bất thường với khớp cắn, mang lại nụ cười hoàn hảo.
10. Thun chuỗi có thể cải thiện nụ cười của bạn
Thun chuỗi là một trong những cách hiệu quả nhất để kéo hàm răng về lại với nhau thẳng hàng hơn, khỏe mạnh hơn. Đây cũng là yếu tố giúp bạn có được nụ cười hoàn hảo nhất.
Hi vọng những thông tin chi tiết ở trên sẽ giải đáp cho mọi người thun chuỗi là gì? Vì sao khi niềng răng cần dùng thun chuỗi, tác dụng của thun chuỗi ra sao.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!