Quy trình thi công ép cọc bê tông Ly Tâm bằng giàn máy Robot tự hành sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp cho chủ đầu tư và bên thiết kế có cái nhìn tổng quan về thi công ép cọc Ly Tâm cho các dự án và đưa ra những biện pháp cụ thể cho từng công trình để chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành thi công ép cọc bê tông Ly Tâm.
QUY TRÌNH ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM BẰNG ROBOT TỰ HÀNH
Cty Cocbetongthanglong.com.vn hôm nay chia sẽ kinh nghiệm về thi công ép cọc bê tông bao gồm những bước như thế nào để từ đó mà chủ đầu tư và thiết kế có thể dựa vào đó mà ứng dụng cho các công trình.
GIAI ĐOẠN 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO CỌC BÊ TÔNG LY TÂM
GIAI ĐOẠN 2: KIỂM TRA MẶT BẰNG THI CÔNG ÉP CỌC LY TÂM
GIAI ĐOẠN 3: CHUẨN BỊ TRANG THIẾT BỊ MÁY MÓC
GIAI ĐOẠN 4: VẬN CHUYỂN CỌC BÊ TÔNG LY TÂM ĐẾN CÔNG TRÌNH
GIAI ĐOẠN 5: QUY TRÌNH THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM
GIAI ĐOẠN 6: NGHIỆM THU VÀ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
GIAI ĐOẠN 7: NHỮNG VẤN ĐỂ THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM CẦN KHẮC PHỤC
Xem thêm biện pháp thi công ép Neo, Tải, Robot: http://cocbetongthanglong.com.vn/bien-phap-thi-cong-ep-coc-be-tong-neo-tai-robot/
GIAI ĐOẠN 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO CỌC BÊ TÔNG LY TÂM
Giai đoạn kiểm tra chất lượng đầu vào cọc bê tông rất quan trọng nó quyết định đến chất lượng của dự án thi công. Thường bên thiết kế luôn luôn thiết kế cọc theo chất lượng tiêu chuẩn thường là mác bê tông 600 và 800. Cọc ly tâm thường có loại cọc PHC VÀ PC, PHC mác bê tông #800 còn PC mác bê tông #600.
- Cọc bê tông phải đủ mác bê tông theo tiêu chuẩn nhà máy ly tâm là 600 và 800
- Cọc ly tâm đủ kích thước theo đặt hàng
- Cọc ly tâm không bị sứt mẻ cong vẹo
- Cọc ly tâm thép phải thép dự ứng lực
- Cọc Ly tâm chiều dài cọc thường là 6m đến 12m
- Kiểm tra cọc ly tâm đủ ngày thường đủ ngày cho ra là 20 ngày mới được xuất xưởng
- Kiểm tra chất lượng sắt, đá, xi măng theo các tiêu chuẩn cho phép chưa
Trên là những ý cần ghi nhớ mà chủ đầu tư cần hiểu rõ về cọc có thể lựa chọn cho công trình những công ty chất lượng or những loại cọc bê tông đạt chuẩn.
GIAI ĐOẠN 2: KIỂM TRA MẶT BẰNG THI CÔNG ÉP CỌC LY TÂM
Các dự án thường giai đoạn san mặt bằng bằng thường khá mất nhiều thời gian vì nó liên quan đến hệ thống điện nước và hệ thống ống cống bên dưới vì thế mà việc san lấp mặt bằng trước khi ép cọc mất rất nhiều thời gian.
Để mà chuẩn bị mặt bằng tốt thì bên chủ đầu tư thuê bên múc và san lấp làm sao cho cái mặt bằng cần ép cọc không bị ướt không bị lầy or bị lồi lõm.
Dưới đây là những lưu ý san lấp mặt bằng:
- Mặt bằng san lấp bằng phẳng
- Mặt bằng san lấp không bị bùn lún ảnh hưởng tới thi công
- Mặt bằng san lấp không được đổ đá học tránh trường hợp không thi công ép cọc bê tông
- Mặt bằng đổ các loại xà bẩn gạch đá nhỏ or đất cát đảm bảo trong thi công
- Mặt bằng có lối đi vào xe công trong trường hợp thi công giàn máy Robot
GIAI ĐOẠN 3: CHUẨN BỊ TRANG THIẾT BỊ MÁY MÓC
Trước khi ký kết hợp đồng và định ngày thi công thì bên thi công cần chuẩn bị máy móc và trang thiết bị đảm bảo không bị ảnh hưởng trong lúc thi công tránh mất thời gian 2 bên thi công.
Máy móc được chuẩn bị cẩn thận trước khi đến công trình. Thợ thuyền đầy đủ vận hành máy móc và các thiết bị xung quanh trong thi công.
Kiểm tra mặt bằng công trình để nghiên cứu đường xá trước khi chuyển máy móc tới chân công trình tránh chuyển máy đi và chuyển máy về dẫn đến chi phí vận chuyển lớn.
Chuẩn bị giấy tờ kiểm định máy móc và đồng hồ trước khi mang máy đến thi công tại công trình ép cọc bê tông.
GIAI ĐOẠN 4: VẬN CHUYỂN CỌC BÊ TÔNG LY TÂM ĐẾN CÔNG TRÌNH
Định vị tim cọc: Chủ đầu tư cần đo các tim móc và tiến hành cắm các vị trí cần thi công ép cọc ly tâm .
Việc đinh vị các vị trí tim cọc bên trắc đạc có kinh nghiệm sẽ đo các vị trí và cắm các mốc cho bên thi công có thể biết các vị trí nào cần thi công.
Từ các vị trí tim mốc bên ép cọc dựa vào đó và vận chuyển cọc tới công trình sắp xếp cọc bê tông làm sao để máy móc khi thi công không phải mất thời gian di chuyển cọc vào bục cần nén cọc.
GIAI ĐOẠN 5: QUY TRÌNH THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM
Để tiến hành quy trình ép cọc bê tông ly tâm bên thi công cần cung cấp các giấy tờ liên quan đến máy móc và đồng hồ kiểm định bên giám sát có thể dựa vào đó làm giấy tờ để kiểm tra máy móc trong quá trình thi công đạt đủ tấn tải như trong thiết kế cho phép không.
Nhật ký ép cọc thường sẽ biểu hiện như sau:
- Ngày đúc cọc bê tông ly tâm
- Loại cọc ly tâm và kích thước cọc số hiệu cọc và mác cọc bê tông
- Chiều cọc ép trong quá trình ép từng tim cọc bê tông
- Hàn đầu cọc giữa 2 đốt cọc
- Kiểm tra đồng hồ đạt Pmin và Pmax chưa. Chưa đạt tiến hành thi công đến khi đạt Pmin và Pmax.
- Tên cán bộ giám sát và tên tổ trưởng thi công ép cọc
Vận chuyển máy móc ép cọc đến vị trí cần thi công rồi tiến hành ép thử tim cọc đầu tiên. Để ép tim cọc đầu tiên ta đưa cọc bê tông vào bệ ép đảm bảo cọc bê tông theo phương thẳng đứng và tiến hành ép từ từ trong khi ép giám sát và tổ trưởng ép cần kiểm tra đồng hồ ép xem đã đạt đủ tấn tải trong khi ép hay chưa. Trong trường hợp chưa đạt Pmin thì ta tiến hành chồng cây cọc vào cây cọc thứ nhất và hàn cọc sao cho mối lối 2 cọc được hàn kín mặt vào nhau làm sao 2 cây cọc luôn luôn thẳng đứng khi ép và tiến hành ép đên khi đạt Pmin thì dừng lại.
Tiên hành đưa máy đến vị trí ép thử tim cọc tiếp trình tự ép giống như tim cọc đầu tiến và đến khi đạt Pmin thì ta dừng. Và từ 2 số liệu tim cọc ép thử ta tổ hợp cọc đại trà theo yêu cầu của bên chủ đầu tư và tiến hành thi công ép cọc đại trà
Sau khi ép thử tim cọc và tiến hành ép đại trà cọc được chở đến phân bổ đồng đều giữa các tim cọc tránh chỗ nhiều chỗ ít dẫn đến mất thời gian trong thi công ép cọc bê tông.
Khi ép đại tra bên giám sát và tổ trưởng ép cọc thường xuyên xem đồng hồ để làm sao trong khi thi công không xẩy ra những sự cố ngoài ý muốn dẫn đến dư cọc. Và thường xuyên ghi nhật ký đến tim cọc cuối cùng.
GIAI ĐOẠN 6: NGHIỆM THU VÀ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
Để đến giai đoạn nghiệm thu thì bên giám sát và bên thi công cần kết hợp nhau để làm việc cho ăn khớp cho đến tim cọc cuối cùng và tiến hành nghiệm thu toàn bộ khối lượng và ký biên bản nghiệm thu tại hiện trường gửi về cho công ty và chủ đầu tư để họ biết khối lượng với lực ép từng tim cọc.
GIAI ĐOẠN 7: NHỮNG VẤN ĐỂ THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM CẦN KHẮC PHỤC
- Cọc bị vỡ: Do nhiều nguyên nhân trong đó có cọc bị nghiêng dẫn đến khi ép cọc không đúng tâm nên bị xiên dẫn đến vỡ ngoài ra cọc có nguyên nhân không đủ ngày cho xuất xưởng dẫn đến cọc non ép bị vỡ
- Cọc bị nứt chưa thi công: Nguyên nhân nứt cọc do di chuyển cọc và xếp cọc đè lên nhau không kê gỗ dẫn đến cọc bị nứt hoặc vỡ
- Máy ép chưa đủ tấn tải: Cái này do một phần chuyển tải đến chưa đủ dẫn đấn thiếu tải và trong thi công ép không đủ tại nguyên nhân do chủ quan.
Trên là những Quy trình thi công ép cọc bê tông Ly tâm bằng giàn máy Robot mà chúng tôi đúc kết trong khi thi công nhiều dự án chia sẻ cho quý khách hàng có thể biết và chuẩn bị sớm để có thể chủ động trong vấn đề thi công ép cọc bê tông sao cho hợp lý với các phương án của mình.
Những quý khách hàng có nhu cầu cần ép cọc bê tông Ly Tâm hoặc xin báo giá ép cọc bê tông Ly Tâm có thể gọi hoặc gửi email theo thông tin bên dưới đây để được tư vấn cụ thể cho từng công trình.
Liên hệ:
Website: http://cocbetongthanglong.com.vn/
Email: [email protected]
SĐT: 097.193.8146
CS1: Thiên Đường Bảo Sơn – Hoài Đức Hà Nội
CS2: Liên Mạc – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
CS3: Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội
CS4: Ngã Ba Hòa Lạc – Thạch Thất – Hà Nội
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!