Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ là một loại bản đồ hành chính tại các phường thuộc địa bàn quận Tây Hồ. Nhờ đó, giúp bạn có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về dự án quy hoạch, khu vực nằm trong dự án quy hoạch, diện tích và quy mô quy hoạch tại phường đó. Ngoài ra, đây còn là cơ hội đầu tư lớn cho các nhà đầu tư khi nắm bắt được các dự án cải tạo, xây dựng đô thị trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn quy hoạch tại quận Tây Hồ gồm có những dự án nào nhé.
Thông tin chung về quận Tây Hồ
Theo định hướng và mục tiêu xây dựng của Thủ Đô thì quận Tây Hồ được xem là khu trung tâm du lịch và dịch vụ phát triển nhất thành phố. Đồng thời đây còn là nơi bảo tồn không gian thiên nhiên và cảnh quan của Thủ Đô. Dựa vào bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, chúng ra có thể thấy được sự đổi mình với diện mạo đô thị hiện đại nhưng vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa riêng nhất của địa phương.
Giới thiệu và vị trí địa lý quận Tây Hồ
Vào ngày 28 tháng 10 năm 1995 quận Tây Hồ được thiết lập với tổng diện tích là 24km2. Tên gọi quận Tây Hồ xuất phát từ tên gọi của Hồ Tây. Đây là hồ nước tự nhiên lớn nhất tại Hà Nội và nằm trên địa bàn của quận Tây Hồ. Dân số hiện tại của toàn quận là 170 nghìn người. Với vị trí gần hồ lý tưởng, quận Hồ Tây còn tiếp giúp với nhiều vị trí địa lý khác nhau như:
- Phía Đông: Phía Đông của quận Tây Hồ giáp với quận Long Biên và được xác nhận ranh giới tự nhiên bởi sông Hồng.
- Phía Tây: Giáp quận Bắc Từ Liêm
- Phía Nam: Tiếp giáp với quận Ba Đình và ranh giới là khu dân cư An Dương, giáp ranh đường Thanh Niên và đường Cầu giấy, đường Hoàng Hoa Thám.
- Phía Bắc: Giáp ranh với huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Đơn vị hành chính: Được chia làm 8 đơn vị hành chính khác nhau bao gồm: Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Xuân La, Yên Phụ.
Ngoài ra, vùng Hồ Tây xưa có rất nhiều sản vật quý hiếm như chim sâm cầm, vải lĩnh, giấy đỏ, hạt sen,.. Thêm vào đó là những đặc sản nổi tiếng khác lừng danh như bánh tôm Hồ Tây, làng đào Nhật Tân…Ngày nay, sự phát triển về đô thị hóa và công nghiệp hóa đã tạo cho quận Tây Hồ một diện mạo hết sức hiện đại. Dựa vào bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, người xem có thể thấy được sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch quy hoạch và cải tạo quận để mang đến một khu vực trung tâm du lịch và dịch vụ hoàn thiện nhất.
Cơ sở hạ tầng
Mặc dù chỉ là quận được thành lập trước quận Thanh Xuân chỉ 1 năm nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển của đô thị quận Tây Hồ ngày càng phát triển. Ngoài tầm nhìn hướng đến sự đô thị hóa hiện đại, đồng thời bảo tồn các di sản và quan cảnh thiên nhiên của địa bàn. Quận Tây Hồ cũng đã có sự thay đổi chóng mặt kể từ khi có sự xuất hiện đặc biệt của công trình cầu Nhật Tân, các tuyến đường xây mới như Võ Chí Công.
Quận Tây Hồ đã trở thành một cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, đồng thời kết nối với trung tâm thành phố với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các tỉnh khác ở phía Bắc. Một yếu tố lợi thế có sẵn khác của quận Tây Hồ đó chính là nhờ có diện tích rộng lớn 526 ha gần bằng một phần năm diện tích toàn quận. Có nhiều quan cảnh thiên nhiên như làng hoa, cây cảnh.
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông ở đây cũng đã tương đối hoàn thiện và đồng bộ. Nhiều khu đô thị ngoại ô như Ciputra cũng đã được khai thác và xây dựng thêm và còn nhiều khu đô thị lớn khác như Tây Hồ Tây, đô thị Xuân La. Thêm vào đó có các công trình nhà ở, chung cư: Phú Mỹ Complex, Ecolife Tây Hồ,.. Nhờ đó mà không gian sống của dân cư địa bàn quận Tây Hồ ngày càng được cải thiện, và quy hoạch quận Tây Hồ trở thành nơi đáng sống nhất thủ đô.
Với tốc độ phát triển càng được đẩy mạnh, trên bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ càng có nhiều sự xuất hiện của các khu đô thị mới sắp được triển khai hoặc đang khánh thành và xây dựng. Cơ hội đầu tư ở tương lai tại địa bàn quận Tây Hồ còn càng tăng đột biến vì những lợi thế vốn có của quận.
>>> Tham khảo thông tin quy hoạch thành phố hà nội chi tiết qua bài viết: Quy hoạch Hà Nội – Bản đồ & kiểm tra quy hoạch mới nhất
Thông tin hạng mục quy hoạch quận Tây Hồ chi tiết
Để biết được các thông tin quy hoạch chính xác của quận Tây Hồ, người xem có thể dựa vào bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ để kiểm tra hạng mục quy hoạch chi tiết của khu vực đó. Để hoàn thiện mục tiêu xây dựng khu trung tâm dịch vụ và du lịch của thủ Đô. Quận Tây Hồ được quy hoạch toàn diện về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch đô thị, bảo tồn khu quan cảnh thiên nhiên,..
Quy hoạch giao thông Quận Tây Hồ
Đối với quy hoạch giao thông quận Tây Hồ đặc biệt là những tuyến đường có lưu lượng người tham gia giao thông nhiều, hay các tuyến đường liên kết khu, quận trong thành phố và liên tỉnh. Cần được cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống giao thông để khắc phục tình trạng ùn tắc, đường xá xuống cấp tại địa bàn quận Tây Hồ. Đặc biệt chú trọng quy hoạch Tây Hồ vào các tuyến đường như:
Tuyến đường Võ Chí Công có chiểu rộng 64 m, là tuyến nội bộ kết nối cầu Nhật Tân và thành phố. Tập đoàn BRG và tập đoàn Sumitomo đã vừa khởi công phát triển khu vực Bắc Hà Nội với tổng đầu tư lên đến 4 tỷ đô la.
- Các tuyến đường cấp đô thị
Tập trung cải tạo các tuyến đường Hoàng Hoa Thám là trục đường chính của thủ đô với 2 đoạn từ đường Hùng Vương cho đến dốc Ngọc Hà. Và dốc Ngọc Hà đến Bưởi. Ngoài ra có tuyến đường vành đai 2 là trục đường chính của đô thị.
- Các tuyến đường liên khu vực
Bao gồm các tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm có chiều rộng 38m-44m. Chiều rộng 40m kéo dài từ đường Nguyễn Hoàng Tôn đến đường Lạc Long Quân.
- Các tuyến đường cấp khu vực
Tuyến đường khu vực bao gồm các tuyến đường như: các tuyến chính khu vực, Lạc Long Quân, Võng Thị Thanh Niên, Xuân La; các tuyến mở mới ở cửa ngõ phía Tây của khu vực Golden Westlake, đoạn nối từ đường Thụy Khuê đến đường Hoàng Hoa Thám, kéo dài đến đường Kim Mã rộng từ 23m-30m.
- Tuyến đường khu vực
Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Thụy Khuê, Yên Phụ và tuyến nối từ đường Âu Cơ (dọc theo ngõ 275) thông qua trường THCS Quảng An đến đường Đặng Thai Mai chiều rộng từ 17m-20,5m. Thêm các tuyến đường kẻ quanh hồ Tây có chiều rộng từ 8,5m-10,5m.
- Các nút giao thông
Tập trung triển khai và xây dựng các nút giao thông tại Phú Thượng vào giữa đường vành đai 2 với các tuyến đường quy hoạch, và nút giao Bưởi với vành đai 2 với đường Hoàng Hoa Thám – Hoàng Quốc Việt. Còn lại những nút giao khác sẽ được khai thác theo nguyên tắc chỉ cho phép giao nhập tuyến đường cấp khu vực trở xuống vào hệ thống đường gom tại tuyến đường chính hoặc trục chính đô thị.
Quy hoạch đô thị quận Tây Hồ
Theo định hướng và bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, tính đến năm 2030, quận Tây Hồ sẽ phát triển tập trung về mọi mặt để trở thành một trong những trung tâm về chính trị, văn hóa, du lịch và kinh tế của thủ đô và cả nước nói chung. Dựa vào bản đồ quy hoạch Hồ Tây có thể thấy sẽ có các khu đô thị trung tâm mở rộng trong nội đô phía Tây và cả phía Nam kéo dài cho đến vành đai 4 và về phái bắc của khu vực Đông Anh, Mê Linh.
Ngoài ra, ở phía đông của quận Tây Hồ sẽ được quy hoạch kéo dài cho đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Trong đó, quy hoạch đô thị quận Tây Hồ sẽ tập trung vào khu đô thị mới để . Đây được xem là mục tiêu trọng điểm của kế hoạch quy hoạch đô thị sẽ nhận được sự đầu tư hoàn chỉnh bao gồm:
- Khu trung tâm thương mại quốc tế và khu trung tâm truyền thông kỹ thuật số
- Trung tâm thương mại và các khu mua sắm, giải trí, văn phòng,..
- Khu vực ven hồ Tây sẽ tập trung các khu về hoạt động du lịch, khách sạn, trung tâm tin học, văn phòng,..
- Khu dân cư và vành đai xanh sẽ tập trung thiết kế và quy hoạch thành các biệt thự, nhà ở, chung cư cao tầng,..
Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ mới nhất
Với định hướng phát triển quận Tây Hồ là quận trung tâm về chính trị, hành chính và kinh tế văn hóa của cả nước. Chính vì thế mọi nguồn lực đầu tư đều đổ dồn vào phát triển toàn diện cho quận Tây Hồ. Trên bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ cũng nêu rõ phát triển trọng điểm và mở rộng từ khu nội đô phía Tây và Nam đến vành đai 4. Sau đó tiếp tục tiến về phía bắc với các khu vực Mê Linh và Đông Anh. Phía đông là khu vực Gia Lâm và Long Biên.
Phát triển và đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ các khu đô thị mới quy hoạch Tây Hồ Tây bao gồm: Khu thương mại quốc tế truyền thông kỹ thuật số, xây dựng khu thương mại mua sắm, văn phòng, giải trí,.. Ngoài ra, xây dựng và cải tạo khu ven hồ cho các hoạt động du lịch, khách sạn, trung tâm tin học,.. khu dân cư và vành đai xanh gồm biệt thự, nhà chung cư cao tầng,.. Thiết lập khu vực trung tâm đa di năng với quy mô lớn với các tuyến giao thông như: Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Tây Thăng Long,..
Quy hoạch mở rộng và cải tạo nâng cấp các khu vực hiện có và khớp nối đồng bộ cơ sở hạ tầng, kiến trúc để tạo một môi trường và cảnh quan chung. Phát triển đô thị gắn liền với bảo tồn di sản và văn hóa truyền thống tại địa phương.
Bên cạnh đó, xây dựng một khung kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo phát triển bền vững trên phương diện quy hoạch và kế thừa cái sẵn có. Cập nhật các dự án quy hoạch quận, huyện chi tiết từng khu chức năng đã phê duyệt, những dự án theo chủ trương của các cấp thẩm quyền khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân Hà Nội đến 2030 chi tiết
Tra cứu thông tin quy hoạch Quận Tây Hồ
Tra cứu thông tin quy hoạch quận Tây Hồ thông qua bản đồ quy hoạch 1/500 quận Tây Hồ giúp bạn nắm bắt được những thông tin chi tiết và chính xác nhất khu vực quy hoạch. Đồng thời thông qua đó, bạn có thể dự đoán được tiềm năng phát triển bất động sản và kinh tế tại khu vực này. Hiện nay để truy cập được thông tin quy hoạch quận Tây Hồ, bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau
Cách 1: Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường
Tra cứu thông tin quy hoạch thông qua xã, phường là cách làm truyền thống nhất mà nhiều người thường hay sử dụng. Cách này đương nhiên bạn sẽ nhận được một lời xác thực chính xác từ phía cơ quan thẩm quyền, UBND. Tuy nhiên, cách này không thể hiệu quả đến những người ở xa khu vực của quận huyện này. Vì nó đòi hỏi bạn phải có mối quan hệ tốt với bên cơ quan, đồng thời bạn phải là người khéo giao tiếp thì mới có thể thực hiện theo cách này.
Ưu điểm của cách tra cứu này là bạn nhận được các thông tin chi tiết từ diện tích, khu vực, mục tiêu đầu tư và cả những kế hoạch xây dựng cụ thể khác. Mặc dù sẽ rất tốn thời gian để bạn lấy được những thông tin này, nhưng đây cũng là cách mà bạn đáng để thử
Cách 2: Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai
Tương tự như cách tra cứu quy hoạch quận Tây Hồ thông qua xã phường thì cách truy cập bằng cách thông qua văn phòng đất ký đất đai cũng sẽ cho bạn một nguồn thông tin chính xác và chắc chắn nhất. Khi liên hệ với bên văn phòng đất đai bạn sẽ nhận được một bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ cụ thể và chi tiết hơn là khu vực quy hoạch mà bạn đang tìm kiếm.
Điểm bất lợi của cách tra cứu này là bạn sẽ cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu đất đó, để xin được giấy phép tra cứu thông tin quy hoạch của khu vực. Bên quản lý đất đai chỉ chấp thuận đơn tra cứu của bạn khi mà chủ sở hữu của bất động sản đó đồng ý. Ngoài ra, chúng ta sẽ không còn cách nào có thể biết được thông tin quy hoạch thông qua cách này.
Cách 3: Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến là phương thức được nhiều người yêu thích nhất. Vì bạn sẽ không cần phải cất công đến tận nơi để được xin thông tin quy hoạch của quận Tây Hồ. Phương thức tra cứu này hoạt động rất đơn giản và dễ dàng tìm kiếm. Nó là một dạng bản đồ trực tuyến mà bạn có thể tìm kiếm bất cứ lúc nào. Mọi thông tin về quy hoạch khu vực sẽ được hiển thị dưới dạng bản đồ. Một số trang tra cứu quy hoạch online phổ biến nhất như: quyhoach.hanoi.vn, thanhxuan.hanoi.gov.vn, và mới đây là ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey map.
Meey map là ứng dụng bản đồ cho phép bạn tra cứu được tất cả các thông tin và dự án quy hoạch tại bất kể khu vực nào bạn tìm kiếm. Bạn có thể chọn quy hoạch theo tỉnh, huyện, xã, phân khu và khu vực quy hoạch. Khi bạn zoom lên khu vực quy hoạch mà mình tìm kiếm, bạn có thể thấy được chi tiết hiện trạng quy hoạch của khu vực, diện tích, phạm vi và ranh giới của thửa đất đó. Xem bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ cũng tương tự như vậy.
Tính năng chính của Meey Map version 1.0 tập trung chủ yếu vào các tính năng sau:
- Cho phép người dùng tra cứu bất kể thông tin quy hoạch nào
- Tìm kiếm thông tin đăng
- Các tính năng về thước đo để biết được diện tích khu vực cần tìm, khoanh vùng bán kính, ranh giới.
- Bảo vệ được nguồn dữ liệu của người dùng, bên cạnh đó, Meey map còn có chức năng lưu trữ các thông tin mà bạn đã tra cứu để người dùng dễ dàng cá nhân hóa công cụ tìm kiếm của mình.
Đây là một ứng dụng tra cứu bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ rất tiện ích mà bạn nên trải nghiệm. Thông qua Meey map, bạn có thể so sánh được sự thay đổi giữa các lớp nền bản đồ chưa quy hoạch và đã quy hoạch của khu vực để có được đánh giá chính xác nhất tình hình bất động sản và tiềm năng phát triển tiếp theo của khu vực đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch Quận Nam Từ Liêm & cách tra cứu quy hoạch
Mong rằng với những thông tin chi tiết từ bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ. Bạn đã có thể nắm bắt được cơ hội đầu tư tiềm năng nhất cho mình vào tương lai. Sử dụng chức năng bản đồ của Meey map để tra cứu thông tin quy hoạch của quận Tây Hồ. Với tính năng tra cứu nhanh, chi tiết từ Meey map sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về những dự án xây dựng và cải tạo tại quận Tây Hồ. Hy vọng, cách tra cứu này giúp bạn tiết kiệm được thời gian và nâng tầm khái quát thời thế cho sự phát triển của khu vực này nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!