Cây mộc hương có mùi thơm đặc trưng, có hoa đẹp và là cây thân gỗ có tán lớn. Rất thích hợp trồng trước sân để tạo bóng mát và trang trí. Bài viết này, Namix sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây mộc hương trong sân nhà mình nhé.
Giới thiệu về cây mộc hương
Đặc điểm hình thái cây mộc hương
Cây mộc hương hay còn có các tên gọi khác là cây mộc lan, giáng hương, mộc niên, bạch ngọc lan… và có nguồn gốc ở Châu Á. Dựa vào tên gọi củ cây, có lẽ bạn cũng phần nào hiểu rằng cây có mùi hương đặc trưng. Loài cây này có mùi hương quyến rũ như hoa lài, chút nồng nàn như hoa hồng pha chút ngọt dịu nhưng bền bỉ trong không khí.
- Cây mộc hương là loại cây thân gỗ lâu năm, thường cao khoảng 2 – 3m, những cây sống trong tự nhiên có thể cao tới 20 – 30m.
- Cây mộc có lá màu xanh, bóng mượt, hình bầu dục và vó kích thước lá dài đến 4cm. Phiền lá có thể nhẵn hoặc có hình răng cưa.
- Hoa mộc thường nở vào mùa xuân và có màu trắng phớt xanh, ngoài ra cũng có một số cây có hoa màu cam, vàng và đỏ.
Lợi ích của cây mộc hương
Ngoài để trang trí, tạo mùi hương dịu nhẹ trong không gian sân nhà, trong y học hoa mộc là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, ích khí, bổ máu. Vì vậy, bạn có thể dùng hoa mộc để thêm vào trà để tăng mùi thơm hoặc ngâm với mật ong được sử dụng làm thuốc trị cảm lạnh, ho có đờm và một số bệnh về răng miệng. Rễ cây mộc hương có vị ngọt, chữa đau lưng, thận hư và các bệnh xương khớp khá hiệu quả. Bạn cũng có thể thu lượm lá mộc hương khô hoặc tự phơi khô pha với nước như pha trà để tốt cho tiêu hóa và trị cảm cúm rất tốt.
Tóm lại cây mộc hương vừa có lợi về mặt thẩm mỹ, y học và có thể sử dụng tất cả các bộ phận từ rễ đến lá và hoa của cây. Như vậy, tại sao bạn lại không thử trồng một cây ngay trước sân nhà mình nhỉ, cùng thực hiện cách trồng cây mộc hương như sau nhé.
Cách trồng cây mộc hương hiệu quả
Cây mộc hương có thể nhân giống hữu tính bằng hạt hoặc vô tính bằng cách giâm hay chiết cành. Nhưng hiện nay, để đạt được hiệu quả nhanh cây hoa mộc chủ yếu được trồng bằng cách giâm cành và chiết cành.
Cách giâm cành cây mộc hương cho hiệu quả cao
Xem thêm: Cách giâm cành hoa hồng với đất trồng Namix
Bước 1: Chọn thời gian cắt cành giâm và giâm cành mộc hương
Vì nhiệt độ thích hợp để cây mộc hương sinh sôi, phát triển là ở mức 25-28oC. Nên thời gian thích hợp để giâm cành mộc hương thường là từ tháng 4 đến tháng 7 (ở vùng lạnh như ở Tây Nguyên, các tỉnh phía bắc) còn ở xứ nóng như miền Nam thì từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Bước 2: Chuẩn bị đất giâm cành mộc hương
Đất thích hợp để cành giâm nhanh ra rễ là đất nhẹ, tơi xốp thì rễ non mới có thể phát triển được. Ngoài ra đất cũng cần có độ thông thoáng để rễ hô hấp tốt cùng ẩm độ thích hợp để rễ hút nước nuôi rễ non và cành giâm.
Bạn có thể trộn thêm đá perlite vào đất của bạn, vì đá perlite có khả năng giữ nước cho rễ hấp thu dần dần. Đá perlite giúp đất thoát nước nhanh, nhẹ và thông thoáng hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng giá thể đá vermiculite với khả năng giữ ẩm tốt, nhẹ và tới xốp, loại giá thể này rất thích hợp để giâm cành và gieo hạt.
Bước 3: Chọn cành giâm mộc hương
Khi cắt cành giâm, bạn nên chọn những đoạn cành nhỏ có 2 đến 3 vòng lá và cành giống dài 10 – 12cm với hai lá trên đỉnh. Cành giống mộc hương được chọn cần khỏe mạnh, không có sâu bệnh hại, vì một khi cây đã dính bệnh thì sẽ khó ra rễ và khó chữa.
Bước 4: Cắt cành giâm mộc hương
Vết cắt chéo 45o, thời điểm tốt nhất để cắt cành mộc hương là buổi sáng và chiều tối. Khi cắt cành giân bạn vặt hết lá trên cành, chỉ để lại 2 lá trên mỗi cành.
Xem thêm: 4 bước để giâm cành hoa hồng bằng đá Perlite (đá trân châu) hiệu quả
Bước 5: Cắm cành mộc hương vào đất trồng
Trước tiên bạn nên nhúng cành giâm vào thuốc kích rễ trong 5 giây hoặc phân bón lá kích rễ. Nếu không có những thuốc đó, bạn cũng có thể ngâm cành giâm vào nước vo gạo trong 1 tiếng, tuy nhiên hiệu quả sẽ không cao bằng thuốc hóa học. Sau đó cắm cành giâm xuống đất đã chuẩn bị.
Xem thêm: Cách giâm cành hoa hồng với đá Vermicuite
Bước 6: Chăm sóc cây mộc hương sau khi giâm cành
Sau khi cắm cành giâm xuống đất bạn cần kiểm soát độ ẩm và ánh sáng phù hợp cho cành giâm nhanh ra rễ.
- Nơi để cành giâm không quá tối cũng không được tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp. Bạn nên để chúng ở nơi có mái che nhưng có ánh sáng yếu hoặc để ngoài trời nhưng dùng lưới che 50% ánh sáng che lại.
- Việc kiểm soát độ ẩm thì tùy vào điều kiện thời tiết mưa hay nắng. Bình quân 1 ngày tưới cho cây vào sáng sớm lúc 7 đến 8 giờ.
Quá trình ra rễ của cành mộc hương sẽ bắt đầu sau khoảng 20 ngày sau khi giâm, vi là cây thân gỗ nên thời gian ra rễ chậm. Ít nhất 30 ngày sau hoặc có thể lâu hơn, quá trình ra rễ cơ bản đã hoàn tất và lá đã bắt đầu mọc. Thời gian ra cây vào chậu lớn hơn có thể giao động từ 45-70 ngày tùy vào chất lượng cây con.
Cách chiết cành cây mộc hương cho hiệu quả cao
Bước 1: Chọn lấy cành cây Mộc Hương
Chọn những cành bánh tẻ khỏe mạnh và đang trong giai đoạn trưởng thành. Không nên chọn những cây núp trong tán cây vì những cành đó sẽ không nhận được ánh sáng để quang hợp, sẽ lâu ra rễ hơn, nên chọn những cành ngoài tán, lá có thể tiếp xúc với ánh nắng.
Bước 2: Khoanh vỏ cành chiết mộc hương
Chọn nơi khoanh vỏ không có mắt để dễ lột vỏ hơn và tránh tiếp xúc trực tiêp với ánh nắng mắt trời. Dùng một con dao thật sắc để cắt, dao cùn sẽ làm lớp vỏ bị xước và nát nhiều và làm tỉ lệ ra rễ thấp hơn. Khi cắt cành để chiết cần khéo léo, nhẹ nhàng cắt 1 đoạn lớp vỏ dài 5-10 cm, và cẩn thận để không làm hỏng các đường dẫn trong cành cây được chọn. Sau đó dùng dao cạo kỹ lớp gỗ để phá hỏng lớp tượng tầng trên cành chiết mộc hương.
Bước 2: Bó đất trồng vào cành chiết mộc hương
Đất trồng để chiết cành cũng cần thông thoáng nhưng giữ ẩm tốt mới có thể ra rễ được, Bạn có thể sử dụng đá vơ mi hoặc mụn dừa trộn với đá vơ mi. Sau khi đã có đất trồng, bạn làm ớt đất sau đó co vào một bọc nilon. Tiếp đến úp đất và bọc nilon vào vết cắt sao cho đất phủ kín vết cắt vào bọc nilon trùm đất lại để đất k bị rơi xuống.
Sau đó dùng dây bó chặt bọc nilon ở 2 đầu vết cắt để đất không tuột. Dùng con dao thái hoặc cây đâm những lỗ nhỏ trên bọc nilon để nước thừa thoát ra là xong.
Lưu ý: Nếu sử dụng bọc nilon màu đen, rễ sẽ nhanh ra hơn vì các auxin tổng hợp trong cây rất dễ phân hủy với ánh sáng. Nhưng nếu bạn muốn quan sát quá trình ra rễ của nó có thể sử dụng bọc màu trắng trong suốt nhưng phải đảm bao che nắng chỗ chiết cành nhé.
Bước 3: Chăm sóc cành chiết mộc hương
Tưới nước thường xuyên 1 ngày 1 lần vào bó đất để cành cây mộc hương nhanh ra rễ và phát triển. Sau khoảng 30-45 ngày là cành chiết đã có thể ra rễ, khi này bạn có thể đem cành đi trồng trong chậu hoặc bất cứ vị trí nào bạn muốn.
Các chú ý khi chăm sóc cây mộc hương
Đất trồng cây mộc hương
Cây Mộc Hương không kén đất trồng, nhưng để cây phát triển thuận lợi bạn nên trồng cúng và chậu cây có kích thước phù hợp trước. Đất trồng cần tơi xốp và thống thoáng để rễ cây có thể phát triển mạnh và khỏe trước khi vào một môi trường đất rộng lớn hơn như sân nhà bạn.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây Mộc Hương khá ưa ẩm và nhiệt độ lý tưởng để trồng cây nên từ 18 – 25°C. Vậy nên hãy sang cây (là nhổ cây rồi chuyển cây sang vị trí khác) vào buổi chiều tối hoặc mùa thích hợp trong năm.
Yêu câu ánh sáng cả cây mộc hương
Cây mộc hương dạng cây thân gỗ nhỏ nên có thể trồng trong chậu hay dưới đất đều được. Cây mộc hương nếu trồng ở nơi thiếu ánh sáng sẽ chấm lớn và không ra hoa. Nhưng nếu nắng quá gay gắt cũng dễ làm cây bị khô héo, vậy nên hãy đảm bảo cây khỏe mạnh cứng cáp mới chuyển ra ngoài nắng và tưới nước đầy đủ để cậy không bị khô.
Tưới nước cho cây mộc hương
Cây mộc hương ưa ẩm nên hãy đảm bảo 1 ngày tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối. Tuy nhiên cũng nên tạo rãnh thoát nước để tránh bị ngập úng cho cây. Nếu trồng trong chậu hãy chọn đất thoát nước tốt để tránh bị úng rễ.
Bón phân cho cây mộc hương
Nếu như muốn cây khỏe, ra hoa nhiều thì thường xuyên bón thúc NPK cho cây mộc hương. Cách bón là rắc phân ngoài tán cây, sau đó phân sẽ tan sau khi tưới. Khi cây ra hoa muốn hoa bền hơn có thể bón thêm phân có hàm lượng kali cao.
Phòng trừ sâu bệnh và cắt tỉa cành cây mộc hương
Thông thường cây mộc hương hay bị sâu ăn lá, bạn có thể thường xuyên phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên thuốc hóa học khá độc hại nên bạn cần cân nhắc.
Nếu không muốn thường xuyên phun thuốc sâu cho cây mộc hương, bạn nên thường xuyên tỉa những cành cây bị sâu bệnh để không lây bệnh qua cành khác. Tỉa những cành yếu và cành bị hư để cho tán cây thông thoáng, giảm nấm và bệnh hại.
Có thể mua đất trồng và nhân giống cây mộc hương ở đâu?
Như đã nói nếu kết hợp đá perlite hay vơ mi trong giâm và chiết cành để nhân giống sẽ đem lại hiệu quả cao. Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán đá perlite và vơ mi, tuy nhiên để có sản phẩm uy tín và chất lượng hãy liên hệ với Namix. Namix sẽ giúp bạn tìm đại lý gần nhất để mua hàng nhé.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử đất trồng Namix để nhân giống và trồng cây con Mộc hương hay cây mộc hương trồng chậu. Với các thành phần hữu cơ như mụn dừa, vỏ cây, phân hữu cơ kết hợp cùng đá perlite và đá vơ mi giúp cho đất tơi xốp, thông thoáng nhưng giữ ẩm tốt, loại đất này phù hợp để trồng cây mộc hương cùng nhiều cây trồng khó tính khác. Với tiêu chí giúp bạn làm vườn dễ hơn cùng hơn 8 năm kinh nghiệm nghiên cứu, Namix sẽ giúp bạn có đất trồng cây an toàn và hiệu quả hơn.
Vừa rồi là cách trồng cây mộc hương mà Namix chia sẻ đến bạn, nếu như có bất kỳ thắc mắc gì về kĩ thuật cũng như sản phẩm hay liên hệ với Namix nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!