Ngũ hành tương sinh, tương khắc – Ý nghĩa và quy luật

Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về ngũ hành tương sinh, tương khắc trong bài viết dưới đây của Vansu.net.

Ngũ hành sinh khắc

Ngũ hành sinh khắc

I. Các quy luật trong ngũ hành

Theo triết học cổ đại Trung Hoa, vạn vật trên trái đất đều được phát sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố ấy được gọi là ngũ hành.

Từ thời nhà Chu ở thế kỷ 12 trước công nguyên, ngũ hành đã được ứng dụng vào Kinh Dịch, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất về triết học phong thủy. Cho đến tận bây giờ, ngũ hành vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của đời sống con người.

1. Ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc

Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.

* Luật tương sinh:

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luât ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

– Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.

– Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.

– Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.

– Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

– Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

Ngũ hành sinh khắc

Ngũ hành tương sinh, tương khắc

* Luật tương khắc:

Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

– Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa

– Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại

– Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.

– Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

– Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

Có thể nói rằng, tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại.

Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh-khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời.

2. Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản sinh, phản khắc

Ngũ hành phản sinh phản khắc

* Ngũ hành phản sinh:

Tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.

– Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.

– Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.

– Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.

– Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.

– Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Thuyết âm dương ngũ hành

Thuyết âm dương ngũ hành

* Ngũ hành phản khắc:

Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:

– Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy

– Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.

– Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.

– Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.

– Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

Có thể nói rằng, ngũ hàng không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.

II. Tìm hiểu chi tiết về ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây xanh), Thủy (nước), Hỏa (lửa) Thổ (đất) trong môi trường tự nhiên. Mỗi người sinh ra đều gắn với một “mệnh” nhất đinh và mỗi mệnh lại có các đặc trưng, tính chất riêng.

1. Người mệnh Mộc

Mệnh Mộc

Mệnh Mộc trong ngũ hành

Tuổi và năm sinh của những người mệnh Mộc:

– Tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958

– Tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1959

– Tuổi Nhâm Tý sinh năm 1972

– Tuổi Quý Sửu sinh năm 1973

– Tuổi Canh Thân sinh năm 1980

– Tuổi Tân Dậu sinh năm 1981

– Tuổi Mậu Thìn sinh năm 1988

– Tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1989

– Tuổi Nhâm Ngọ sinh năm 2002

– Tuổi Quý Mùi sinh năm 2003

Tính cách của những người mệnh Mộc như thế nào?

Mộc chỉ sự sinh trưởng, phát triển của thiên nhiên, cây cối. Những người mệnh Mộc luôn tràn đầy sức sống mãnh liệt, năng động và vị tha. Họ có nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thích kết bạn, làm quan với tất cả mọi người, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi ai đó gặp khó khăn.

Tuy nhiên, nhược điểm của những người mệnh Mộc đó là dễ nổi giận, khó kiềm chế được cảm xúc, không kiên trì.

Vạn vật thuộc hành Mộc bao gồm cây cối, các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, màu xanh lá cây, tranh phong cảnh..

2. Người mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa trong ngũ hành

Tuổi và năm sinh của người mệnh Hỏa:

– Bính Thân sinh năm 1956

– Đinh Dậu sinh năm 1957

– Giáp Thìn sinh năm 1964

– Ất Tỵ sinh năm 1965

– Mậu Ngọ sinh năm 1978

– Kỷ Mùi sinh năm 1979

– Bính Dần sinh năm 1986

– Đinh Mão sinh năm 1987

– Giáp Tuất sinh năm 1994

– Ất Hợi sinh năm 1995

Tính cách của người mệnh hỏa như thế nào?

Hỏa chỉ sức nóng của lửa, ngọn lửa ấy có thể đem đến ánh sáng ấm áp, soi rọi những góc khuất u ám hoặc cũng có thể bùng nổ phá hủy mọi thứ. Nhìn ở góc độ tích cực, hỏa đại diện cho sức sống mãnh liệt, dồi dào và quyền lực tối cao. Tuy nhiên, hỏa cũng tượng trưng cho chiến tranh, sực khốc liệt, tàn bạo. Vạn vật thuộc hành Hỏa bao gồm: mặt trời, đèn, nến, màu đỏ, tam giác…

Người mệnh Hỏa vừa thông minh, tài trí lại vừa năng động, sáng tạo. Họ thích tham gia công việc tập thể với vai trò lãnh đạo, nắm trong tay quyền lực để quản lý mọi người. Họ đặt ra nhiều mục tiêu cho mình và luôn cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đạt được điều đó. Tuy nhiên, người mệnh Hỏa khá hiếu thắng, nóng vội, thường maoh hiểm quyết định mọi việc theo cảm hứng, trực giác của mình..

3. Người mệnh Thổ

Mệnh Thổ

Mệnh Thổ trong ngũ hành

Tuổi và năm sinh của người mệnh Thổ:

– Canh Tý sinh năm 1960

– Tân Sửu sinh năm 1961

– Mậu Thân sinh năm 1968

– Kỷ Dậu sinh năm 1969

– Bính Thìn sinh năm 1976

– Đinh Tỵ sinh năm 1977

– Canh Ngọ sinh năm 1990

– Tân Mùi sinh năm 1991

– Mậu Dần sinh năm 1998

– Kỷ Mão sinh năm 1999

Tính cách của người mệnh Thổ như thế nào?

Thổ là môi trường sống, sinh trưởng, phát triển của mọi sinh vật trên trái đất. Ở góc độ tích cực, thổ biểu thị trí khôn ngoan, vững vàng trong mọi tình huống. Ở góc độ tiêu cực, thổ lại tạo ra cảm giác nhàm chán, ngột ngạt. Vạn vật thuộc hành Thổ bao gồm: đất, gạch, đá, bê tông, sành sứ, hình vuông và các màu sắc vàng, cam, nâu.

Gia chủ mệnh Thổ tính tình khép kín, ít khi giao tiếp, trò chuyện với mọi người xung quanh. Tưởng chừng như rất khô khan nhưng thực tế họ lại sống giàu tình cảm, là chỗ dựa vững chắc của người thân, gia đình. Trong mọi mối quan hệ, người mệnh Thổ luôn thể hiện sự trung thành của mình với đối phương, sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì người khác.

4. Người mệnh Kim

Mệnh Kim

Mệnh Kim và ngũ hành

Tuổi và năm sinh của người mệnh Kim

– Nhâm Dần sinh năm 1962

– Quý Mão sinh năm 1963

– Canh Tuất sinh năm 1970

– Tân Hợi sinh năm 1971

– Giáp Tý sinh năm 1984

– Ất Sửu sinh năm 1985

– Nhâm Thân sinh năm 1992

– Quý Dậu sinh năm 1993

– Canh Thìn sinh năm 2000

– Tân Tỵ sinh năm 2001

Tính cách của người mệnh Kim như thế nào?

Trong thuyết ngũ hành của người Trung Hoa, Kim là yếu tố đứng thứ tư, đại diện cho sức mạnh, sự tinh tế sắc sảo. Khi tích cực, Kim mang đến tình yêu ấm áp, ngọt ngào, giúp con người lạc quan, yêu đời hơn. Khi tiêu cực, Kim cũng có thể mang đến những nỗi muộn phiền, đau đớn. Vạn vật thuộc hành Kim bao gồm: kim loại, sắt, nhôm, tiền, đồng hồ, màu trắng ánh kim, xám, bạc.

Thông minh, quyết tâm, kiên trì là những nét tính cách tiêu biểu của người mệnh Kim. Họ đặt ra nhiều mục tiêu trong cuộc sống và dốc hết sức mình để theo đuổi quyền lực, danh vọng. Những người này có tài lãnh đạo thiên bẩm, giỏi giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, trong công việc đôi khi người mệnh Kim khá cứng nhắc, bảo thủ, thiếu sự sáng tạo.

5. Người mệnh Thủy

Mệnh Thủy

Mệnh Thủy trong ngũ hành

Tuổi và năm sinh của người mệnh Thủy

– Bính Ngọ sinh năm 1966

– Đình Mùi sinh năm 1967

– Giáp Dần sinh năm 1974

– Ất Mão sinh năm 1975

– Nhâm Tuất sinh năm 1982

– Quý Hợi sinh năm 1983

– Bính Tý sinh năm 1996

– Đinh Sửu sinh năm 1997

– Giáp Thân sinh năm 2004

– Ất Dậu sinh năm 2005

Tính cách của người mệnh Thủy như thế nào?

Thủy là nguồn sống nuôi dưỡng, hỗ trợ cho vạn vật sinh trưởng, phát triển. Hành Thủy bao gồm: sông suối, ao hồ, đài phun nước, bể cá, tranh về nước, gương soi, kính và màu xanh dương, đen.

Những người mệnh Thủy có khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo. Họ giỏi trong việc thuyết phục người khác và có rất nhiều mối quan hệ xã hội thân thiết, tốt đẹp. Mệnh Thủy biết cảm thông, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với khó khăn của người khác. Tuy nhiên, đôi khi họ quá nhạy cảm gây ra nhiều ưu phiền, sợ hãi.

III. Ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống

ngũ hành tương sinh tương khắc

Ứng dụng ngũ hành sinh khấc

Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc có thể lý giải nguồn gốc những gì diễn ra trong tự nhiên, vạn vật. Chẳng hạn như nước để dập tắt đám cháy, kim loại quý hiếm sẽ được sinh ra trong lòng đất,..

Các khái niệm về quy luật ngũ hành còn được ứng dụng trong phong thủy, tử vi, để xem hướng nhà, hướng đất, màu sắc phong thủy, xem tuổi hợp, chọn đá phong thủy, cây phong thủy,.. các yếu tố tăng may mắn hoặc hóa giải vận đen đủi.

Trên thực tế, phong thủy bát trạch rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lĩnh vực này ảnh hưởng tới lối sống, sinh hoạt, sinh khí, tinh thần, sức khỏe của một người. Ứng dụng quy luật ngũ hành sẽ giúp chủ nhà tìm ra phong thủy hợp mệnh.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!