HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI – Commercial invoice

Trong mua bán hàng hóa quốc tế và nội địa, hóa đơn thương mại (Commercial invoice) đóng vai trò như giấy tờ thể hiện giá mua – bán hàng hóa. Hóa đơn thương mại thường được gọi ngắn gọn là invoice đóng vai trò quan trọng thanh toán hàng hóa, xác định giá trị hải quan và là căn cứ tính thuế nhập khẩu.

Vậy cụ thể invoice là gì? Cách soạn invoice như thế nào? Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về invoice và những nội dung được thể hiện trên invoice.

>>>>> Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin(C/O)

1.Hóa đơn thương mại được hiểu như thế nào?

Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.

Thông thường hóa đơn thương mại thường do nhà sản xuất phát hành.

2.Hóa đơn thương mại có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Invoice hay hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố:

  • Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng.
  • Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác.
  • Invoice là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.

Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu (người mua).

Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập khẩu đồng ý.

Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao. Mặc dù thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính. Nó thực sự cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của người mua.

3.Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại

  • Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu
  • Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua
  • Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định
  • Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu.
  • Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số phương thức phổ biến như: Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P.
  • Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất lượng, và mã hiêu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa.
  • Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ.
  • Giá của từng mặt hàng.
  • Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.
  • Loại tiền.
  • Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí côngtenơ, chi phí đóng gói, và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đế n việc đưa hàng từ dọc mạn tầu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tầu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, côngtenơ và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liêt kê nếu như đã nằm trong giá hóa đơn và được chú thích như vây.
  • Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc sản xuất hàng hóa hay không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải trả tiền riêng? Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết kế, hỗ trợ tài chính.

Hướng dẫn chi tiết về hóa đơn thương mại

4.Mẫu hóa đơn thương mại Việt Nam

Vì hóa đơn thương mại thường do nhà sản xuất phát hành lên mẫu hóa đơn thương mại ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

invoice

Mẫu hóa đơn thương mại (invoice)

Với những chia sẻ về Hóa đơn thương mại của Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích với bạn. Để nhận được những chia sẻ, sự tư vấn về xuất nhập khẩu của các chuyên gia hàng đầu tại XNK Lê Ánh, bạn hãy để lại thông tin bên dưới hoặc tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh.

>>>> Tham khảo thêm: Thuật ngữ trên Vận đơn cần ghi nhớ

Bạn đang cần tìm nơi học xuất nhập khẩu nhưng chưa biết nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt Xuất nhập khẩu Lê Ánh chính là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các lớp học xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên trên cả nước, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên.