Để lựa chọn nội thất gỗ cho không gian nhà bếp, bạn cần tìm hiểu các kiến thức về một số loại gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp thường sử dụng. Đồng thời cũng nên biết ưu nhược điểm của mỗi loại để dễ dàng lựa chọn bộ nội thất phù hợp với túi tiền và không gian nhà mình. Chất liệu gỗ không những thể hiện được sự đẳng cấp và sang trọng cho căn nhà mà còn tạo cảm giác ấm cúng, góp phần đưa con người đến gần với thiên nhiên.
Các loại gỗ được dùng trong nội thất ngày nay
Gỗ tự nhiên
– Gỗ Hương: Là loại gỗ quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng, vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ Hương là rất cứng, rắn, chắc.
Khi ngâm gỗ Hương là ngâm vào nước thì nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
Nội thất gỗ hương cho căn bếp hiện đại
– Gỗ Mun: Là loại gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn, có màu đen tuyền hoặc màu đen sọc trắng, khi dùng lâu sẽ bóng như sừng. Khi ướt thì mềm dễ xử lý, gia công, nhưng khi khô thì rất cứng. Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh.
– Gỗ Gụ: Là loại gỗ quý, bền, dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh, có thớ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm rồi chuyển thành màu cánh gián, lâu năm đen như sừng. Được sử dụng làm nội thất gỗ quý.
Nội thất gỗ gụ tự nhiên cho căn bếp ấm cúng.
– Gỗ căm xe: Gỗ có giác lõi phân biệt rõ ràng, giác dày màu trắng vàng nhạt, lõi màu đỏ thẫm hơi. Ngoài ra, Căm xe có vân núi, mịn, nhỏ và thẳng, thớ gỗ mịn, nặng, có mùi rất đặc trưng, hương hơi nồng không nặng cũng không nhẹ. Đặc biệt, gỗ Căm xe có một đặc tính mà ít loại gỗ nào có, đó là sau một thời gian sử dụng, mủ gỗ Căm xe sẽ làm cho gỗ lên màu đỏ sẫm cánh dán
– Gỗ óc chó: là một trong những vật liệu được rất nhiều các gia đình ưa chuộng hiện nay. Gỗ óc chó có màu sắc trầm ấm cho đến hệ vân cuộn sóng sang trọng, gỗ óc chó không chỉ khiến không gian bếp trở nên sang trọng mà còn thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.
Nội thất gỗ óc chó trầm ấm tại phòng bếp
– Gỗ Trắc: Gỗ trắc rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh. Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh. Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
– Gỗ thông: Có nhiều loại gỗ thông nhưng cây thông trắng được sử dụng nhiều hơn cả vì vân gỗ rất đẹp, có tâm màu nâu đỏ nhạt, dát gỗ màu trắng hơi vàng nâu, có nhiều mắt lớn, mắt nhỏ, dễ hút ẩm. Gỗ thông được dùng rất nhiều để làm ghế sofa, đặc biệt là phần khung bởi chúng có đặc điểm tốt như có dầu thông – chống mối mọt thiên nhiên và hiệu quả nhất, loại dầu này còn loại bỏ được mối mọt khi sử dụng.
Tủ bếp với gỗ thông chống mối mọt rất tốt.
Gỗ Xoan Đào: Gỗ này có màu vàng, hồng đào, nâu cánh gián, vân gỗ tự nhiên đẹp mắt, mang lại cảm giác ấm áp, sang trọng. Gỗ xoan đào thường được sử dụng để làm sofa hiện nay bởi nguồn nguyên liệu dồi dào, gỗ cứng, thớ gỗ mịn, vân đẹp, tuy nhiên loại gỗ này hay bị mối mọt.
Tủ bếp gỗ xoan đào tự nhiên, tạo không gian ấm áp, sang trọng.
Gỗ công nghiệp
Tại thị trường Việt Nam đồ nội thất gỗ được làm từ gỗ công nghiệp có 06 loại đáng chú ý gồm MFC, MDF, HDF, gỗ Plywood, gỗ ghép thanh và ván gỗ nhựa. Cả 6 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng. Thông tin chi tiết về từng loại:
– Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard:
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su… Sau khi thu hoạch, người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. MFC có 2 loại:
● Gỗ MFC chống ẩm đặc điểm nhận dạng là lõi dăm và có màu xanh nhạt (loại chịu nước)
● Gỗ MFC thường chỉ có lõi dăm và ko có màu xanh
Không gian bếp hiện đại, nhiều ánh sáng với nội thất gỗ công nghiệp MFC.
– Gỗ ghép thanh: Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.
– Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard
Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC.
Tủ bếp nội thất gỗ MDF chống ẩm phủ Laminate rất sang trọng
– Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao để hình thành nên tấm gỗ.
Tủ bếp gỗ HDF có giá thành cao hơn các loại gỗ MFC và MDF.
– Gỗ Plywood: Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng chịu lực tốt hơn MDF và MFC.
– Ván gỗ nhựa (WPC): Ván gỗ nhựa là vật liệu mới, một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa, thường được sử dụng để làm vật liệu trong thiết kế đồ gỗ nội thất như tủ bếp hoặc các khu vực ẩm ướt khác như nhà vệ sinh, các phòng kho…
Lợi thế của nội thất gỗ công nghiệp là rất nhiều màu sắc để lựa chọn.
Ưu nhược điểm gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp
Tiêu chí
Gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp
Ưu điểm
-
Tạo nét đẹp rất riêng cho các món đồ nội thất.
-
Thân thiện với môi trường và an toàn tuyệt đối đối với sức khỏe.
-
Tạo không khí mát mẻ trong mùa hè và giữ ấm cho căn phòng trong mùa đông.
-
Độ bền cao, chạm trổ đẹp, tạo sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian.
-
Nội thất càng dùng lâu lại càng đẹp, giữ được thần thái riêng.
-
Dễ thi công
-
Không bị cong vênh, mối mọt;
-
Giá thành rẻ;
-
Mẫu mã, màu sắc đa dạng;
-
Dễ dàng uốn, và cố định để tạo thành các đường cong lớn;
-
Bề mặt phẳng nhẵn.
-
Có số lượng nhiều và đồng đều.
Hạn chế
-
Giá thành cao
-
Số lượng hạn chế
-
Cần có thợ tay nghề cao để ước lượng độ cong vênh, kích tấc cho hợp lý để loại trừ nhược điểm của gỗ tự nhiên.
-
Khó uốn cong khi thi công; dễ bị mối mọt khi sử dụng.
-
Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên;
-
Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
-
Không chạm trổ được như gỗ tự nhiên.
-
Gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất cung cấp hàng chất lượng kém.
Một số mẫu nội thất gỗ trong không gian bếp
Nội thất gỗ có rất nhiều ưu điểm như mộc mạc, thanh lịch, dễ áp dụng cho nhiều không gian khác nhau. Trong khu bếp cũng vậy, nội thất gỗ chỉ xử lý chút ít để tăng độ bền, tính thẩm mỹ thực sự có thể ghi điểm với người dùng. Một số mẫu không gian nhà bếp đẹp để bạn tham khảo.
Nội thất gỗ với một vài nét chạm trổ đơn giản giúp cho không gian bếp thật sang trọng.
Nội thất nhà bếp với sự kết hợp của gỗ tự nhiên và đá không chỉ làm đẹp mà còn tạo điểm nhấn ấn tượng trong không gian nhà hiện đại.
Nhà bếp hoàn chỉnh, tuyệt đẹp với nội thất gỗ.
Ngày nay, nội thất gỗ được sản xuất với rất nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau. Nội thất bằng gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp cũng đều có những mặt ưu điểm nổi bật và một vài hạn chế, vì vậy nghiên cứu và nắm rõ ưu nhược điểm của mỗi loại cũng như hiểu rõ về không gian nhà bếp bạn đang có trước khi tiến hành thiết kế và xây dựng phòng bếp là việc hết sức cần thiết để tạo nên một không gian tiện nghi và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Hy vọng với những thông tin hữu ích về nội thất gỗ trên đây, sẽ giúp ích cho bạn trong việc sáng tạo một không gian nhà bếp phù hợp với gia đình mình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!