Top 5 loại ép cọc phổ biến hiện nay (CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2021)

Ngày nay, các dự án cao tầng xuất hiện nhiều như “nấm mọc sau mưa”, nhất là tại các thành phố lớn. Với mỗi dự án xây dựng, nền móng quyết định trực tiếp đến độ vững chắc và chất lượng công trình. Nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu này, cọc ép bê tông ra đời để phục vụ cho các hạng mục tòa cao tầng. Trong đó, cọc ép 200×200, cọc ép 250×250, cọc ép 300×300, cọc ép 350×350, cọc ép 400×400 được sử dụng phổ biến nhất.

1. Lý do cọc ép 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 được sử dụng phổ biến

Vì sao cọc ép 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 được sử dụng nhiều cho các dự án cao tầng? Hiện nay, ngành xây dựng đang trên đà phát triển mạnh với hàng loạt các dự án tòa nhà chung cư, trường học, nhà xưởng, bệnh viện. Đặc điểm của những công trình này là đều xây dựng cao tầng nên yêu cầu nền móng phải đảm bảo vững chắc, bền bỉ.

Hiểu được điều đó, các kỹ sư đã nghiên cứu và thiết kế ra các loại cọc ép vuông theo kích thước 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400. Việc sử dụng các sản phẩm cọc ép bê tông này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công dự án. Tuy nhiên, mỗi loại cọc vuông có những đặc điểm và sức chịu tải riêng không giống nhau. Cho nên, tùy thuộc vào từng hạng mục công trình mà chúng ta cần dùng những loại máy to có lực tải khác nhau để ép cọc 25m xuống dưới đất.

dich-vu-ep-coc-be-tong Dịch vụ ép cọc của công ty xây dựng Thăng Long >>>>> ĐỌC THÊM: Những điều cần biết khi ép cọc, kinh nghiệm ép cọc mới nhất 2020 <<<<

2 . Phân loại các loại cọc ép được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Trong số các sản phẩm cọc ép có mặt trên thị trường, cọc ép 200×200, cọc ép 250×250, cọc ép 300×300, cọc ép 350×350, cọc ép 400×400 được sử dụng phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của từng loại cọc bê tông này dưới đây:

2.1. Cọc ép 200×200

  • Tiết diện cọc bê tông: 200×200

  • Chiều dài của cọc: 2.5m, 3m, 4m, 5m

  • Mác cọc bê tông: #200

  • Loại thép chủ: 4 cây thép D14 (thép Việt Úc, thép Đa Hội, thép Thái Nguyên)

  • Sức chịu tải: 20 – 30 tấn

  • Hạng mục thi công: Nhà dân, nhà trong hẻm

2.2. Cọc ép 250×250

  • Tiết diện cọc bê tông: 250×250

  • Chiều dài của cọc: 3m, 4m, 5m, 6m

  • Mác cọc bê tông: #250

  • Loại thép chủ: 4 cây thép D14 hoặc 4 cây thép D16 (thép Hòa Phát, thép Việt Úc, thép Việt Đức)

  • Sức chịu tải: 30 – 50 tấn

  • Hạng mục thi công: Nhà dân và dự án

2.3. Cọc ép 300×300

  • Tiết diện cọc bê tông: 300×300

  • Chiều dài của cọc: 4m, 5m, 6m, 7m. 8m, 9m, 10m

  • Mác cọc bê tông: #300

  • Loại thép chủ: 4 cây thép D16, D18 (thép Hòa Phát, thép Việt Úc, thép Việt Đức)

  • Sức chịu tải: 30 – 60 tấn

  • Hạng mục thi công: Cầu đường, biệt thự, nhà xưởng, nhà dân

2.4. Cọc ép 350×350

  • Tiết diện cọc bê tông: 350×350

  • Chiều dài của cọc: 4m, 5m, 6m, 7m. 8m, 9m, 10m

  • Mác cọc bê tông: #350

  • Loại thép chủ: 4 cây thép D18, D20, D22 (thép Hòa Phát, thép Việt Úc, thép Việt Đức)

  • Sức chịu tải: 50 – 80 tấn

  • Hạng mục thi công: Cầu đường, biệt thự, nhà xưởng, nhà dân

2.5. Cọc ép 400×400

  • Tiết diện cọc bê tông: 400×400
  • Chiều dài của cọc: 4m, 5m, 6m, 7m. 8m, 9m, 10m
  • Mác cọc bê tông: #400
  • Loại thép chủ: 4 cây thép D20, D22 (thép Hòa Phát, thép Việt Úc, thép Việt Đức)
  • Sức chịu tải: 80 – 150 tấn
  • Hạng mục thi công: Cầu đường, biệt thự, nhà xưởng, nhà dân

ep-coc-cong-ty-thang-long Công trường thi công ép cọc bởi công ty xây dựng Thăng Long >>>>> TÌM HIỂU: Phân biệt ép cọc trước và ép cọc sau bê tông cốt thép là gì? <<<<

3. Quy trình sản xuất các loại cọc ép bê tông thông dụng

Quy trình sản xuất cọc bê tông 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400 đạt tiêu chuẩn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cốt pha, cát đá xi măng, sắt khuân Bôi nhớt vào cốt pha để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông, nhấc cọc không bị dính. Chuẩn bị đủ số lượng khuân sắt. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm cát, đá, xi măng để đảm bảo đầu vào luôn đạt mác cọc theo yêu cầu của công trình.

Bước 2: Trộn bê tông và đổ bê tông vào khuân cọc Đổ cát đá xi măng lên bồn chứa rồi nhấn nút tự động cho mác cọc. Khi tiến hành trộn xong sẽ đổ bê tông vào khuân cọc 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400. Lưu ý, đổ bê tông vào khuân làm sao cho nó đều tránh tình trạng bị nghiêng vẹo, vỡ cọc khi ép cọc 25m.

Bước 3: Tiến hành nhấc cọc ra khỏi khuân Sau khi đổ bê tông vào khuân cọc, đợi ngâm để đảm bảo cọc bê tông không bị hẫng ở dưới và bê tông luôn đều mượt. Đối với khuân 200×200, 250×250 thì đợi đủ 8 tiếng chúng ta sẽ nhấc cọc ra khỏi khuân. Còn với khuân 300×300, 350×350, 400×400 thì phải đợi đủ 24 tiếng mới tiến hành đưa bê tông ra khỏi khuân.

Bước 4: Bảo dưỡng cọc ép Sau khi xếp cọc ra chỗ để thì phải thường xuyên tưới nước bảo dưỡng cọc, đến khi đủ 10 ngày mới bắt đầu xuất cọc cho đi thi công.

ep-coc-gia-re Thăng Long đơn vị thi công ép cọc uy tín hàng đầu Việt Nam

Trên đây là những thông tin về các loại cọc ép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay mà các bạn có thể tham khảo, từ đó chọn lựa được sản phẩm phù hợp với từng công trình. Để đảm bảo chọn được dịch vụ ép cọc uy tín, chất lượng cao cùng mức giá cạnh tranh, hãy liên hệ ngay tới công ty chúng tôi theo địa chỉ:

>>>>> XEM NGAY: Bảng giá dịch vụ ép cọc bê tông chuyên nghiệp nhất 2021 <<<<<