Mụn trứng cá thường gọi đơn giản là mụn bọc hoặc mụn. Đây là tình trạng liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Đường dẫn chất nhờn nối từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm.
Nếu lỗ chân lông chỉ bị tắc nghẽn một phần, sau đó sẽ chuyển sang màu đen do tiếp xúc với oxy sẽ hình thành mụn đầu đen. Còn mụn đầu trắng hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hoàn toàn với bề mặt bị che phủ. Do đó, mụn thường có màu trắng hoặc màu gần với da. Nếu để lâu, cả hai loại mụn này có thể bị sưng hoặc biến thành mụn trứng cá.
Tìm hiểu nguyên nhân gây mụn trứng cá khi mang thai
Dưới đây là một vài lý do khiến mụn trứng cá bùng phát khi mang thai:
1. Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
2. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm gốc dầu thì nguy cơ bị mụn trứng cá là rất cao.
3. Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá trước đây thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn. Ngoài ra, nếu thường bị mụn trước khi hành kinh, có nhiều khả năng bạn phải “sống chung” với nó trong thời gian mang thai.
4. Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm.
Mụn trứng cá không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai.
Làm thế nào khi mụn trứng cá xuất hiện dày đặc?
Nếu chỉ bị nhẹ thì bạn sẽ không để ý. Thế nhưng, nếu bị nặng thì bạn sẽ dành cả ngày để nghĩ về nó đấy. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể xử lý khi gặp phải tình huống này:
1. Mụn trứng cá nhẹ
Mụn trứng cá nhẹ thường chỉ có liên quan đến mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Ngoài ra, chúng cũng sẽ không xuất hiện thành từng mảng lớn trên gương mặt của bạn. Các biện pháp chăm sóc da thường xuyên có thể giảm bớt tình trạng này.
Cách xử lý Hỏi bác sĩ da liễu về các biện pháp điều trị ngoài da. Những sản phẩm non-acnegenic (không gây mụn) cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.
Khi sử dụng các loại thuốc bôi, hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn được ghi trên bao bì. Đừng thay đổi các loại thuốc liên tục. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng. Nếu tình trạng mụn trứng cá không được cải thiện sau 8 tuần, hãy đến gặp bác sĩ một lần nữa.
2. Mụn trứng cá khi mang thai ở mức trung bình
Mụn trứng cá ở mức trung bình là khi các vết mụn đã bắt đầu sưng đỏ có mủ ở bên trong. Ngoài ra, những vết mụn này đã lan truyền khá rộng trên mặt bạn. Bạn cần phải tốn khá nhiều thời gian để điều trị đấy.
Cách xử lý Hãy đến bác sĩ khám. Lúc này, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng sinh. Theo dõi tình trạng này trong 12 tuần hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ để lại sẹo trên da.
3. Mụn trứng cá nặng
Mụn trứng cá nặng là khi những vết mụn đã xuất hiện những khối u sâu, lớn ở dưới da. Ngoài ra, mụn đã lan ra khắp gương mặt. Khi rơi vào tình huống này, bạn nên điều trị ngay để tránh để lại sẹo vĩnh viễn.
Cách xử lý Nếu rơi vào tình huống này, đầu tiên bạn nên đến gặp bác sĩ để khám. Sau khi nhận được toa thuốc, hãy uống theo yêu cầu.
Các biện pháp kiểm soát tình trạng lây lan của mụn trứng cá khi mang thai
Do da mẹ bầu thay đổi rất nhiều khi mang thai, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mụn trứng cá lây lan trên diện rộng khi mang thai.
1. Giữ da sạch sẽ
Sử dụng một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng để làm sạch lỗ chân lông. Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Sau khi rửa xong, hãy lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch, không chà xát.
Giữ khu vực đường viền hàm dưới với đường viền với tóc sạch sẽ vì những khu vực này là nơi dễ bị tắc nghẽn nhất. Ngoài ra, khi gội đầu, bạn không nên sử dụng loại dầu gội có tính dầu.
Giặt bao áo gối thường xuyên để tránh tiếp xúc với bã nhờn còn đọng lại trên gối. Đừng rửa mặt quá nhiều lần vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Cuối cùng, tránh sử dụng nước nóng khi rửa mặt vì sẽ làm da bị khô.
2. Đừng cọ xát vùng mụn
Khi rửa mặt, đừng kỳ cọ vùng bị mụn vì nó có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn. Trong thời gian mang thai, da của bạn sẽ nhạy cảm đến nỗi mà chỉ chà nhẹ cũng có thể tạo ra thương tích. Vì vậy, việc chà xát quá mức sẽ khiến da bị mất đi độ ẩm, khiến cho tuyến bã nhờ hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc nặn mụn trong lúc này cũng có thể khiến bạn bị sẹo vĩnh viễn. Do đó, bạn chỉ nên lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc bằng tay. Rửa mặt kỹ, sử dụng kem dưỡng ẩm không dầu.
3. Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều
Việc tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời không chỉ gây hỏng da mà còn khiến mụn trứng cá xuất hiện. Khi ra ngoài, bạn hãy sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa tổn thương. Quan trọng hơn, bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng nào phù hợp với da nhờn và da bị mụn nhé.
4. Làm ẩm da
Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm không dầu được thiết kế đặc biệt cho da bị mụn trứng cá. Điều này sẽ giúp giữ độ ẩm cho làn da. Bên cạnh đó, bạn đừng rửa mặt quá thường xuyên vì điều này sẽ khiến da bị mất đi độ ẩm. Hãy nhớ một điều: việc sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp duy trì độ pH của da.
5. Tránh trang điểm khi đang trị mụn cho bà bầu
Bạn nên hạn chế trang điểm khi đang bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải làm điều này, hãy lựa chọn những mỹ phẩm không chứa gốc dầu. Tẩy lớp trang điểm càng sớm càng tốt nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!