Lưu ngay cách chọn tụ điện cho motor 1 pha hot nhất hiện nay 2023

Với khả năng ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ khí, chế tạo, sửa chữa lắp ráp..thiết bị máy bơm tự động trang bị motor là một phát minh đóng góp nhiều vai trò trong hoạt động sản xuất. Để thiết bị có thể hoạt động tốt nhất thì cách chọn tụ điện cho motor rất quan trọng.

Các loại tụ điện

Cách lựa chọn tụ điện motor 1 pha

#1 Lựa chọn các loại tụ làm việc (TỤ NGẬM)

Tụ ngậm thường được chế tạo bằng chất liệu polypropylene không phân cực và được thiết kế với tính năng làm việc liên tục dựa vào khoảng thời gian hoạt động của motor.

Cách chọn tụ điện cho motor này thường sẽ được áp dụng với động cơ điện một pha với mục đích làm lệch pha điện áp đặt cuộn dây thứ hai và đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất cho motor.

Tụ ngậm cho motor

Trong trường hợp thay tụ ngậm sai giá trị thì sẽ gây ra từ trường xoay (sinh ra bởi các cuộn dây motor không đồng đều). Hiện tượng này sẽ dẫn đến hậu quả motor ồn, chạy mau nóng và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, thậm chí giảm tuổi motor.

Khi lựa chọn tụ ngậm cho motor bạn nên quan tâm đến giá trị điện áp ghi trên thân tụ và cả giá trị điện dung.

Công thức cụ thể: C = 2800 x ( Iđm/U1) microfara

Trong đó:

  • Iđm được gọi là dòng định mức
  • U1 là mức điện áp đặt vào động cơ

#2 Đối với các loại tụ khởi động (TỤ ĐỀ)

Thường thì tụ đề sẽ không phân cực. Nhiệm vụ của tụ này là tăng mô men khởi động cho motor trong thời gian ngắn, bên cạnh đó có thể giúp cho motor có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng.

Tụ đề có giá trị điện dung vào khoảng 20 ~ 30 microfaras (220V), còn khi ở mức điện dung từ 70 microfaras (uF) trở lên thì sẽ các mức điện áp làm việc: 165, 125, 250, 330 (V).

Để khởi động motor thì tụ đề sẽ thực hiện làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề, tiếp theo làm cho motor đủ mô men tăng tốc vào khoảng ¾ tốc độ tối đa. Tụ này sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng công tắc ly tâm đặt bên trong của motor khi đã đạt đến số lượng vòng quay tối đa.

Tụ đề cho motor

Cách chọn tụ điện cho motor cũng giống như cách chọn tụ ngậm, bạn chỉ cần quan tâm đến giá trị điện áp và điện dung của tụ.

Khi đó giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn, còn giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế.

Ta có công thức như sau: C kđ = C + C o

Trong đó:

  • C kđ là Tụ khởi động
  • C o là tụ ngắt sau khi đã khởi động được motor

Tụ điện có công dụng gì?

Tụ điện là linh kiện quan trọng và có vai trò không thể thiếu trong các loại thiết bị motor điện 1 pha.

Công dụng tụ điện motor

Cụ thể khi dòng điện đi vào cuộn dây một pha không có sản sinh ra từ trường quay thay vào đó và từ trường đập mạch. Khác với các loại từ trường khác thì từ trường này không thể tác dụng làm cho roto quay mà cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của dây phụ. Vì thế lúc này tụ điện mới có thể sử dụng để sản sinh ra từ trường quay.

Còn đối với các thiết bị motor điện 3 pha thì các loại thiết bị này sẽ sử dụng dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây stato và sản sinh ra trường quay một cách tự động. Chính vì thế mà tất cả các loại motor điện 3 pha hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của tụ điện.

Cách tính tụ điện cho motor 1 pha

Đầu tiên ta sẽ có 2 tụ, 1 là tụ ngậm (tụ có tác dụng làm việc), 2 là tụ đề

Ta chọn tụ làm việc theo công thức như sau:

– Tụ làm việc có công thức là Clv = 1600.I/U.

– Tụ đề là Cđề = (2,5 đến 3 )C(lv)

Tụ điện cho motor một pha

Hoặc có thể lựa chọn tụ ngậm theo cách như sau:

  • Nguồn: f=50Hz, mức điện áp: ——- 380V … … 220V ………. 127V

Trong đó thì mức điện dung cho mỗi KW được thể hiện cụ thể là:

  • Công suất động cơ: ——- — – 20mcrF … ……… 70mcrF …. …. 200mcrF

Tụ khởi động thì được chọn = (2,5 đến 3) tụ làm việc.

>>> Đọc thêm:

  • Cách chọn tụ điện cho motor (2022)
  • Cách quấn motor 1 pha ĐƠN GIẢN nhất
  • Cách đấu tủ điện 3 pha đơn giản, hiệu quả

Thông qua 2 cách chọn tụ điện cho motor cũng như các thông tin về cách tính tụ điện sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về linh kiện điện tử này và chọn chính xác theo điện áp sử dụng.

BlogMecsu