Mẹo hay công trình cấp 1 là gì hot nhất hiện nay 2023

Công trình cấp 1 là gì? Quy định về phân cấp công trình cấp đặc biệt, 1, 2, 3, 4 hiện nay quy định ở đâu? Là các câu hỏi nổi bật được rất nhiều kỹ sư xây dựng quan tâm khi làm về hồ sơ dự thầu, làm về chứng chỉ hành nghề cá nhân và làm năng lực hoạt động xây dựng cho Công ty. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về công trình cấp 1 là gì? (Cập nhật 2023).

Công Trình Cấp 1

Công trình cấp 1 là gì? (cập nhật 2023)

1. Công trình cấp 1 là gì?

Theo điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BXD, phân cấp công trình là một cách thức phân nhóm công trình theo 1 trong 2 khía cạnh sau:

+ Quy mô công suất và tầm quan trọng: áp dụng cho nhóm công trình trong Phụ lục 01 của Thông tư.

+ Loại và quy mô kết cấu: áp dụng cho nhóm công trình trong Phụ lục 02 của Thông tư.

Với mỗi loại công trình, chẳng hạn như dân dụng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp…, chúng ta sẽ có các thông số, tiêu chuẩn cụ thể để phân cấp. Tuy nhiên, về cơ bản, tất cả đều được chia thành 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.

+ Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).

+ Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.

+ Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng (≤ 3 tầng).

Trong đó, cấp 1là phân cấp tiệm cận với mức độ cao nhất về quy mô công suất, kết cấu và tầm quan trọng. Nói cách khác, khi sự cố xảy ra, chúng có thể dẫn đến những tác động khủng khiếp tới tài sản, tính mạng của một cộng đồng dân cư hoặc sự phát triển kinh tế – xã hội trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.

Chẳng hạn, với nhà ở dân dụng, công trình cấp 1 sẽ là những tòa nhà có chiều cao từ 75 – 200m, số tầng từ 21 – 50 và tổng diện tích sàn trên 20.000m2.

Với công trình công nghiệp luyện kim màu, công trình cấp 1 sẽ là các nhà máy có sản lượng trên 0.5 triệu tấn thành phẩm/ năm.

2. Điều kiện năng lực của nhà thầu công trình cấp 1

Vậy, điều kiện năng lực của nhà thầu công trình cấp 1 là gì? Theo quy định của Bộ xây dựng, các nhà thầu muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng công trình cấp 1 sẽ phải đáp ứng các điều kiện năng lực cơ bản sau đây:

+ Nhà thầu phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

+ Nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu phải phù hợp với nội dung giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty.

+ Các cá nhân nắm chức danh chủ chốt của phía đơn vị nhận thầu bắt buộc phải có giao kết hợp đồng lao động với đơn vị đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

+ Với những dự án đặc thù như nhà máy hóa chất độc hại, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, nhà máy điện hạt nhân… các cá nhân chủ chốt phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp, đồng thời phải được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực của công trình.

Chỉ khi đảm bảo các điều kiện và yêu cầu trên, đảm bảo yêu cầu về năng lực, nhà thầu mới có thể tham gia vào lĩnh vực xây dựng công trình cấp 1.

3. Xếp hạng chứng chỉ năng lực của nhà thầu

Theo điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, chứng chỉ năng lực của nhà thầu hiện đang được chia thành 3 cấp độ:

– Hạng I:

+ Phạm vi hoạt động: Được thi công tất cả các cấp công trình cùng loại, bao gồm công trình cấp 1 và cấp đặc biệt.

+ Yêu cầu:

    • Có tối thiểu 3 cá nhân đủ năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I của loại công trình phù hợp chuyên môn kỹ thuật;
    • Các cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn phải có trình độ cao đẳng nghề (thời gian công tác tối thiểu 5 năm) hoặc đại học (thời gian công tác tối thiểu 3 năm) phù hợp với công việc;
    • Tối thiểu 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động có chuyên môn phù hợp với loại công trình;
    • Tối thiểu 30 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;
    • Có khả năng huy động thiết bị, máy móc đáp ứng hoạt động thi công;
    • Đã trực tiếp tham gia thi công các hạng mục chính của tối thiểu 1 công trình cấp 1 hoặc 2 công trình cấp 2 cùng loại.

– Hạng II:

+ Phạm vi hoạt động: Được thi công các công trình cấp 2 trở xuống cùng loại.

+ Yêu cầu:

    • Tối thiểu 2 cá nhân có đủ năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II phù hợp chuyên môn kỹ thuật;
    • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng nghề (thời gian công tác tối thiểu 3 năm) hoặc đại học (thời gian công tác tối thiểu 1 năm) phù hợp công việc;
    • Tối thiểu 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động có chuyên môn phù hợp với loại công trình;
    • Tối thiểu 20 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;
    • Có khả năng huy động thiết bị, máy móc đáp ứng hoạt động thi công;
    • Đã trực tiếp tham gia thi công các hạng mục chính của tối thiểu 1 công trình cấp 2 trở lên hoặc 2 công trình cấp 3 trở lên cùng loại.

– Hạng III:

+ Phạm vi hoạt động: Được thi công các công trình cấp 3 trở xuống cùng loại.

+ Yêu cầu:

    • Tối thiểu 1 người có đủ điều kiện làm chỉ huy trưởng công trường hạng III phù hợp chuyên môn kỹ thuật;
    • Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc;
    • Tối thiểu 5 người trong hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động có chuyên môn phù hợp với loại công trình;
    • Tối thiểu 5 công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo chuyên môn phù hợp với chứng chỉ năng lực của nhà thầu;

4. Một số câu hỏi thường gặp

Công trình cấp 4 có cần chứng chỉ năng lực không?

Căn cứ vào khoản 20 và khoản 32 Điều 2 Nghị định 100/2018/NĐ-CP: từ ngày 15/9/2018, tất cả các đơn vị tham gia thi công xây dựng. Đều phải đáp ứng đủ điều kiện năng lực và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động phù hợp. Như vậy, với hoạt động xây mới, nâng cấp hay sửa chữa công trình cấp 4. Nhà thầu sẽ phải có chứng chỉ năng lực hoạt động từ hạng III trở lên.

Công trình cấp đặc biệt là gì?

Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 (≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).

Công trình cấp 2 là gì?

Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.

Công trình cấp 3 là gì?

Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Công trình cấp 1 là gì? (cập nhật 2023) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin