Để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả nhất, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Vậy bị sốt xuất huyết có ăn được thịt bò không? Những thực phẩm nào tốt cho người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền bệnh qua đường máu. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần được lưu ý.
Người bệnh mắc sốt xuất huyết sẽ xuất hiện những triệu chứng từ nhẹ tới nặng như:
- Ở thể nhẹ: sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ kéo dài và khó hạ sốt, đau đầu dữ dội, phát ban.
- Ở thể nặng xuất hiện thêm một hoặc nhiều triệu chứng: Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, đau bụng, buồn nôn, đi đại tiện phân có màu đen, chân tay lạnh,…
Bệnh sốt xuất huyết gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm với nhiều triệu chứng nguy hiểm, dễ gây biến chứng.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn phục hồi.
2. Sốt xuất huyết có ăn được thịt bò không?
Nhiều người thường thắc mắc không biết khi bị sốt xuất huyết có ăn được thịt bò không? Câu trả lời là có. Thịt bò là nguồn cung cấp protein, sắt, kẽm vitamin và khoáng chất dồi dào cho người mắc sốt xuất huyết.
Thành phần của thịt bò chủ yếu là protein chất lượng cao, cùng với đó là 9 loại axit amin thiết yếu, gần giống với thành phần cơ bắp của bạn. Do đó, thịt bò sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện khối cơ.
Bên cạnh đó, trong thịt bò còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin B12, Kẽm, Selen, Sắt, Vitamin B6, photpho. Đặc biệt, thịt bò rất giàu sắt, chủ yếu ở dạng sắt heme, mà cơ thể chúng ta hấp thụ sắt heme hiệu quả hơn nhiều so với sắt non-heme. Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ dễ bị mất máu. Vì vậy, ăn thịt bò sẽ giúp người bệnh bổ sung máu rất nhanh chóng và hiệu quả.
3. Sốt xuất huyết nên ăn gì?
Cùng với thịt bò, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cũng nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để mau chóng phục hồi sức khỏe:
- Bổ sung nước: tình trạng sốt cao kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nhiều nước, gây mệt mỏi. Do đó, việc uống đủ nước để bù nước là rất quan trọng. Không chỉ nước lọc, người bệnh có thể uống thêm Oresol để bù điện giải, các loại nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Những thực phẩm giàu protein và sắt như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc, cá, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu xanh,…).
- Các loại rau xanh: súp lơ xanh, rau cải bó xôi và trái cây tươi.
- Nha đam, nước dừa non giúp thúc đẩy tăng lượng tiểu cầu trong máu.
- Thức ăn mềm, giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ như: cháo, súp loãng, phở. Lưu ý, bệnh nhân không nên ăn thực phẩm cứng nhất là giai đoạn tiểu cầu máu hạ. Bởi các loại đồ ăn cứng có thể gây xướng niêm mạc ruột, làm chảy máu trong rất nguy hiểm.
4. Sốt xuất huyết nên kiêng gì?
Trong các bữa ăn, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cũng cần tránh những thực phẩm chứa salicylate và hoạt động tương tự aspirin. Lý do là bởi các thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình đông máu, làm loãng máu khiến tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên ăn các thực phẩm sau:
- Các gia vị: hành, tỏi, hạt tiêu, gừng, ớt, mù tạt,… làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, rất nguy hiểm nhất là khi bệnh nhân đang sốt cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm màu đỏ đậm như củ dền, thanh long đỏ, rau dền đỏ, gấc… tuy chúng không gây hại cho người bệnh nhưng có thể gây nhiễu trong phán đoán bệnh nhân có bị xuất huyết tiêu hóa khi nôn.
- Không uống đồ uống có ga, đồ uống có cồn như rượu bia bởi dễ gây xuất huyết.
- Không sử dụng các loại đường tự nhiên, mật ong bởi đường sẽ làm các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn, cơ thể lâu phục hồi.
- Ngoài ra, người bệnh không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ béo, món ăn chế biến xào rán, có vị chua cay bởi chúng gây khó tiêu.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng khoa học, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nên kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm có thành phần thảo dược như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ,… Đây đều là những thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên, lành tính, không gây tác dụng khi sử dụng. Chúng có công dụng kháng viêm tự nhiên, tăng sức đề kháng, giúp giảm các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, an toàn. Cũng bởi những ưu điểm trên, chúng ta còn có thể sử dụng sản phẩm ngay cả khi không bị bệnh để tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về các tác dụng của thịt bò trong quá trình phục hồi đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Cùng với đó, hãy lưu lại những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi mắc bệnh sốt xuất huyết để áp dụng thật hiệu quả khi cần thiết nhé!
Bài viết liên quan:
- Người bị sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì để nhanh khỏi bệnh?
- Bệnh sốt xuất huyết ăn cơm được không?
- Giải đáp: Bị sốt xuất huyết ăn tôm được không?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!