Ủ phân hữu cơ là giải pháp tối ưu nhất hiện nay vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà vẫn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ với môi trường. Có nhiều cách và nhiều bước để tự làm phân hữu cơ. Nhưng bài viết này Namix sẽ hướng dẫn bạn cách ủ phân hữu cơ ngay tại nhà đơn giản nhất có thể mà vẫn nhiều dinh dưỡng cho cây trồng nhé.
Lý do nên bón phân hữu cơ
- Phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Phân hữu cơ an toàn cho môi trường đất, giúp các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển tốt hơn.
- Phân bón hữu cơ thân thiện với môi trường.
- Phân bón hữu cơ không có chất độc gây hại cho cây và con người.
Lý do nên ủ phân hữu cơ tại nhà
- Khi tận dụng nguồn rác thải hữu cơ ngoài môi trường hay trong sinh hoạt để ủ phân bón, bạn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
- Tự làm phân bón hữu cơ tại nhà giúp tiết kiệm được chi phí hơn khi mua bên ngoài.
- Có nguồn dinh dưỡng bón cho cây trồng trong nhà
- Sử dụng phân hữu cơ giúp làm hạn chế sử dụng phân hóa học, bảo vệ môi trường và sức khỏe gia đình hơn.
Chuẩn bị trước khi thực hiện ủ phân hữu cơ
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
- Thùng chứa để ủ phân có nắp đậy: Các loại thùng xốp, nhựa, gỗ, lu nhựa,… tùy vào lượng rác thải của gia đình mà chọn thùng có kích thước to nhỏ khác nha. Tiếp đến bạn tạo 4 – 5 lỗ dưới đáy thùng để thoát nước và 1 lỗ trên thành thùng để kiểm tra nhiệt độ.
- Chuẩn bị những dụng cụ để đảo trộn để tránh dơ tay như thanh cây, gậy, xẻng nhỏ.
- Các nguồn hữu cơ như phân động vật, rác thải hữu cơ từ nhà bếp (là những rác thải có khả năng phân hủy nhanh như thức ăn thừa, trái cây-vỏ trái cây, rau, vỏ trứng, bã cà phê…), cỏ khô, rơm rạ,…
- Một số vi sinh vật có lợi giúp thúc đẩy quá trình phân hủy rác, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ khó hấp thụ đến dễ hấp thụ cho cây trồng như Nấm đối kháng Trichoderma và chế phẩm sinh học EM gốc.
Chọn vị trí đặt thùng ủ phân hữu cơ phù hợp
Trong quá trình ủ phân có thể có mùi hôi thối, phân bị rỉ nước ra ngoài. Ngoài ra các chất hữu cơ phân hủy là nguồn thức ăn hấp dẫn côn trùng nên khi ủ phân có thể thu hút côn trùng. Hai điều này có thể rất ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt trong nhà, vận nên hãy chọn vị trí cách xa khu vực gia đình ban hay sinh hoạt nhé.
Phân loại các loại rác để làm ủ phân hữu cơ tại nhà đạt hiệu quả cao
Thành phần phân ủ được chia làm 2 loại:
Nguyên liệu nâu như:
- Rơm rạ
- Lá cây khô
- Cỏ khô
- Giấy và cart tông
- vỏ cây
- Cành cây khô
- Vỏ trứng
- Túi lọc trà
- Mụn cưa
- Bã mía
- Bã phôi nấm
Nguyên liệu xanh như:
- Vụ rau củ quả sống
- Rau củ quả thối
- Cỏ mới xén
- Vỏ trái cây tươi
- Bã cà phê
- Bã trà
- Phân động vật đã phơi khô và đập tơi, nhỏ và càng nhuyễn càng tốt.
- Cành cây tươi
- Cỏ dại
- Lá, cành tỉa từ cây cảnh
Phân hữu cơ gồm những loại nào? Ưu và nhược điểm của từng loại
Lưu ý:
- Nếu lượng phân xanh và phân nâu bằng nhau, phân của bạn sau khi ủ sẽ mùn và tơi xốp như đất. Còn nếu phân nâu ít hoặc không có, phân hữu cơ cả bạn sẽ lỏng hoặc sệt, nhão.
- Không nên sử dụng thịt cá, xác động vật còn tươi, xương động vật để ủ phân hữu cơ.
Xếp các loại rác vào thùng ủ
- Xếp lớp phân nâu và phân xanh xen kẽ nhau vào thùng ủ bằng cách cho 5-10cm phân nâu rồi rắc đều 1 muỗng cơm trichoderma và 1 muỗng EM lên bề mặt phân nâu, sa đó cho 1 lớp 5-10cm phân xanh lên và rắc tiếp trichoderma và EM như vừa rồi. Cứ xếp lớp phân nâu và phân xanh xen kẽ như vậy cho đến khi đầy 75% thùng chứa thì rải đều một muỗng Trichoderma lên về mặt.
- Đậy nắp thùng ủ lại, sau 2 tuần ủ thì bắt đầu mở nắp và tưới nước vào và trộn đều phân lên. Nhưng cần chú ý chỉ tưới cho đống ủ hữu cơ ẩm chứ không tưới quá nhiều nước.
- Trong quá trình ủ hạn chế mở nắp thùng ủ làm ảnh hưởng đế không kí bên trong thùng. Chỉ nên mở 1 ngày 1 lần để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm.
Kiểm tra, thử nhiệt độ trong quá trình ủ phân
Cách thử nhiệt độ trong quá trình ủ đơn giản không cần nhiệt kế
- Từ 40-60oC là nhiệt độ lý tưởng để các vi sinh vật hoạt động và quá trình phân hủy diễn ra tốt. Vi sinh vật sẽ chết và giảm mất độ cũng như hoạt động kém khi môi trường ủ có nhiệt độ ở ngoài ngưỡng vừa rồi.
- Khi không có nhiệt kế, bạn có thể dùng một cành cây tươi cắm vào lỗ đâm đã chuẩn bị bên hông thùng ủ. Cắm cây được 5 hoặc 6 ngày thì bạn rút cành cây ra và sờ vào đoạn mà cành cây tiếp xúc mới đống ủ, nếu thấy cành cây nóng là đạt yêu cầu, còn không bản bổ sung thêm trichoderma và đậy nắp kín lại thiếp tục r nhé.
Cách thử độ ẩm đạt hay không bằng cách nắm thử phân ủ
- Sử dụng tay nắm 1 phần phân hữu cơ lên, nếu bạn thấy có nước chảy ra là đang quá ẩm. Còn khi bạn lấy các ngon tay ra mà thấy phân khô và bung ra ngay thì đang thiếu nước. Vày nế thả tay ra thấy phân kết dính với nhau thanh cục thi độ ẩm vưa đủ.
- Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô : Bạn tưới 1 lít nước vào, trộn lên rồi dùng tay kiểm tra tiếp. Nếu thấy còn khô thì tưới tiếp, trộn lên và kiểm tra đến khi thấy độ ẩm vừa đủ là được. Tránh đổ 1 lúc nhiều nước để phân bị ướt.
- Nếu phân hữu cơ quá ướt thì bạn có thể thêm nguyên liệu khô như mụn dừa, vỏ cây, vỏ trấu, cỏ khô, rơm rạ hay một lớp mỏng phân nâu và phân xanh lên bề mặt.
Cách nhận biết phân bón hữu cơ đã hoàn thành và có thể sử dụng
Thông thường nếu không bỏ thêm nguyên liệu khô vao thi sau 30 – 45 ngày phân sẽ phân hủy xong. Ủ phân từ rác thải nhà bếp theo cách trên sẽ có những đặc điểm như:
- Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu hoặc đen.
- Nếu bạn bỏ qá ít hoặc không có phân nâu thi phân hữu cơ của bạn sẽ ướt, nhão thậm trí lỏng, mùi hơi hôi.
- Nếu lượng phân xanh và phân nâu bằng nhau, phân của bạn sau khi ủ sẽ có màu nâu, mui như mùi đất, mùn và tơi xốp như đất.
Cách sử dụng phân hữu cơ sau khi ủ từ rác thải nhà bếp
- Nếu có thể bạn nên lấy phân từ bên dưới lên để bón cho cây, vì lớp phân phía trên có thể là rác bạn mới cho vào hoặc nhiệt độ phía trên không đủ cao nên chưa phân hủy xong.
- Khi phân hữu cơ đã ủ xong, bạn có thể bón lót (trộn vào đất trước khi trồng cây) hoặc bón thúc định kì 20 ngày 1 lần.
- Ngoài ra bạn có thể ép phân hữu cơ thành viên, sau đó phơi ở khô trong bóng mát 1 ngày. Như vậy bạn sẽ có phân hữu cơ chậm tan, rải chúng ở xung quanh gốc cây, chúng sẽ tan dần và cung cấp dinh dưỡng từ từ sau mỗi lần tưới
Ngoài ra mỗi loại phân khác nhau sẽ có các cách sử dụng từ loại phân hữu cơ khác nhau.
Một số sai lầm khi ủ phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp
Có nhiều người trồng rau tại nhà nghĩ làm quy mô nhỏ thì không cần đến các vi sinh vật như Trichoderma. Nhưng EM giúp quá trình ủ phân đỡ hôi và giảm thiểu côn trùng. Trichoderma và EM đều giúp quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra nhanh hơn, đồng thời chúng cũng đối kháng lại nhiều nấm bệnh có hại cho cây, giúp rễ cây tăng sức kháng lại nấm bệnh và tuyến trùng gây hại.
Ngoài ra, nhiều người cũng nghĩ rằng chỉ cần cắt nhỏ rác thải nhà bếp và rải lên bề và không cần phải ủ.
- Phần rác hữu cơ đó khi phân hủy cũng sẽ cung cấp dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng. Tuy nhiên đó chỉ là khi rác hữu cơ đã phân hủy xong và quá trình phân hủy diễn ra rất lâu khi không ủ, hơn nữa có thể thu hút thêm sâu bệnh hại cây.
- Cây trồng chỉ hấp thu được các dạng Cacbon và Nito trong các nguồn hữu cơ đã phân hủy. Nếu bạn thấy bón như vậy cây vẫn phát triển tốt là là do dinh dưỡng có sẵn trong đất, lượng phân hữu cơ bạn bón từ hơn 45 ngày trước bắt đầu phân hủy, hoặc do cây của bạn yê cầ dinh dưỡng thấp, cây vẫn phát triển tốt nhưng hàm lượng dinh dưỡng bên tỏng không cao.
Cách ủ phân hữu cơ một lần có phân dùng mãi
Thật ra với cách ủ như trên, các vi sinh vật có lợi như trichoderma, EM đã nhân ra nhiều trong thùng phân của bạn. Vậy nên thỉnh thoảng bạn chỉ cần lót thêm 1 lớp phân nâu và 1 lớp phân xanh vào. Chúng sẽ tiếp tục phân giải những chất hữu cơ đó giúp bạn. Việc cung cấp thên phân xanh và phân nâu cũng góp phần bổ sung thức ăn cho các vi sinh vật tồn tại. Chỉ lần làm như vậy bạn sẽ có lượng phân hữu cơ xài mãi.
Vừa rồi là cách ủ phân hữu cơ ngay tại nhà mà Namix chia sẻ đến bạn. Hãy theo dõi trang namix để biết thêm nhiều kiến thức trồng và chăm sóc cây tại nhà nhé. chúc các bạn ủ phân thành công.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!