Hệ điều hành là một trong những yếu tố quan trọng của một chiếc điện thoại, chính vì vậy mà chúng luôn được các nhà sản xuất quan tâm cập nhật và phát triển nhằm giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên có nhiều vẫn còn chần chừ khi có bản cập nhật hệ điều hành mới vì tâm lý lo ngại bản cập nhật này sẽ không hoạt động hiệu quả như phiên bản trước mà họ đang sử dụng. Vậy thì lúc nào nên cập nhật hệ điều hành? . Thông thường những bản cập nhật mới ra đời sẽ giúp chiếc điện thoại của bạn hoạt động hiệu quả hơn và vá các lỗi bảo mật trên hệ thống. Và người dùng cũng thường được khuyên nên cập nhật hệ điều hành của họ để thiết bị được an toàn và sử dụng tốt hơn, cải thiện lỗi hệ thống của các phiên bản trước đó.
Vậy thì có nên cập nhật hệ điều hành?
Việc cập nhật phiên bản hệ điều hành mới cho điện thoại là một thao tác mà người dùng nên làm, mặc dù vậy điều này không phải lúc nào cũng tốt. Có nhiều trường hợp người dùng đã gặp các lỗi như chạy kém ổn định hơn phiên bản cũ, hao pin, xung đột ứng dụng,… sau khi cập nhật. Chính vì vậy trước khi cập nhật bạn nên tìm hiểu qua thông tin cập nhật hệ điều hành chính thức của nhà sản xuất để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Nếu bạn sử dụng một chiếc điện thoại chính hãng, tốt nhất bạn vẫn nên chờ cập nhật OTA (OTA – là hình thức cập nhật phần mềm cho điện thoại phổ biến hiện nay vì nó không đòi hỏi người dùng phải cài đặt thêm ứng dụng, không cần kết nối điện thoại với máy tính và cũng không cần phải tìm bản firmware phù hợp cho máy, điện thoại sẽ tự động cập nhật hệ điều hành). Tuy nhiên, cập nhật OTA chỉ được thực hiện với điện thoại chưa root. Nếu hãng sản xuất không có thông báo cập nhật cho thiết bị của bạn, hãy cứ tiếp tục sử dụng phiên bản ổn định mà bạn đang sử dụng. Các nhà sản xuất trước khi đưa ra một bản cập nhật mới cho thiết bị đều phải tính toán và cho chạy thử nghiệm nhiều lần trên các thiết bị tương tự, nếu quá trình chạy thử nghiệm xảy ra bất kỳ một lỗi nhỏ nào hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu về phần cứng thì nhà sản xuất sẽ không thông báo cập nhật hệ điều hành mới cho dòng sản phẩm mà bạn đang sử dụng. Vì vậy mà hãy yên tâm vì thiết bị của bạn đang được chạy hệ điều hành mới nhất và ổn định nhất rồi.
Cập nhật hệ điều hành có mất dữ liệu hay không?
Đây cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm khi họ chuẩn bị nâng cấp hệ điều hành. Thông thường việc cập nhật hệ điều hành sẽ không làm mất dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể tiến hành backup các dữ liệu quan trọng như hình ảnh, video, danh bạ… Hệ thống sẽ cho phép người dùng chọn dữ liệu cần backup trước khi tiến hành cập nhật. Và bạn cũng cần phải lưu ý là sạc mức pin của điện thoại trên 50% để tránh trường hợp thiết bị hết pin giữa chừng khi đang thực hiện cập nhật hệ điều hành. Trường hợp thiết bị của bạn bị chai pin, bạn có thể cắm sạc trực tiếp vào thiết bị trong quá trình cập nhật để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn làm gián đoạn quá trình cập nhật hệ điều hành. .Những ưu khuyết điểm khi cập nhật hệ điều hành Thường khi bạn cập nhật phiên bản hệ điều hành mới sẽ có thể gặp nhiều rủi ro nhưng nhiều người dùng mong muốn bản cập nhật mới sẽ mang lại nhiều cải tiến về giao diện, trải nghiệm cũng như những tính năng mới. Và đối với những chiếc điện thoại đã ra mắt khá lâu thường sẽ không đáp ứng được yêu cầu về phần cứng, nhà sản xuất cũng sẽ không thường đưa ra bản cập nhật để khuyến khích người dùng nâng cấp lên các dòng sản phẩm mới để có được trải nghiệm tốt hơn. Nếu bạn đang sử dụng các dòng điện thoại do các nhà mạng phát hành, để có bản cập nhật mới, bạn buộc phải mang đến cho các nhà mạng tích hợp thêm các ứng dụng của họ và kiểm tra lỗi, sau đó mới đưa đến tay người dùng. Chính vì vậy mà thời gian cập nhật OTA của chiếc điện thoại nhà mạng có thể sẽ chậm hơn bản quốc tế vài tuần thậm chí vài tháng. Dù có những rủi ro, bản cập nhật cũng có thể mang lại nhiều cải tiến. Bạn có thể nhận ra những chức năng hữu dụng mới được thêm vào hoặc thời gian sử dụng pin kéo dài hơn. Một vài trường hợp sau khi cập nhật hệ thống thì các kết nối 3G hoặc WiFi cũng hoạt động tốt hơn so với phiên bản cũ. Ngoài ra một vài ứng dụng có yêu cầu về hệ điều hành ở phiên bản cao hơn, nếu bạn là người dùng Apple, chắc hẳn đây là việc bạn sẽ thường gặp nếu đang sử dụng một dòng sản phẩm ra mắt đã lâu.
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN, Số 1 – Xa La – Hà ĐôngĐào tạo 20 nghề: Sửa chữa Ô tô, Sửa chữa Xe máy, Sửa chữa Điện tử, Sửa chữa Điện lạnh, Điện nước, Điện dân dụng, Điện Công Nghiệp, Sửa chữa điện thoại, Sửa chữa máy may, Sửa chữa Vi tính, May công nghiệp, May thời trang, Nấu ăn …-Thủ tục nhập học chỉ cần: CMT + 4 ảnh 3×4 + học phí ngành theo họcNhập học đúng địa chỉ: Số 1 – Xa La – Hà Đông (Đối diện bệnh viện 103) (Gặp Ms.Ngọc Ánh hoặc Ms.Yến)Hotline 24/7: 098.747.6688 – 0913693303
Facebook: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân, Số 1 – Xa La – Hà Đông- Cấp bằng Trung cấp sau khi kết thúc khóa học Có kí túc xá cho học viên ở xa 100% học viên được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp Giảm học phí cho học viên thuộc diện hộ nghèo và gia đình chính sách Giảm trực tiếp 200,000 đến 500,000 cho học viên đóng học phí đủ.
Ngành đào tạo khác: Học điện công nghiệp Học sửa chữa điện nước Học sửa máy tính Học nghề đầu bếp Sửa chữa máy may Học sửa máy tính Học sửa laptop Dạy nấu ăn
Từ khóa tìm kiếm: học sửa chữa điện thoại, sửa chữa điện thoại, học sửa điện thoại di động, dạy nghề sửa chữa điện thoại uy tín, học sửa điện thoại ở đâu, dạy sửa chữa điện thoại tại hà nội, học sửa điện thoại, học sửa điện thoại có khó không
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!