Tổng hợp Top vì sao sinh vật nước ta phong phú đa dạng [Đầy Đủ Nhất 2023]

ĐỊA LÍ 8 BÀI 37: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM

I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 131 SGK địa lí 8: Dựa vào vốn biểu biết của mình. em hãy nêu những nhân tố tạo nôn sự phong phú về thành phần loài của sinh rật nước ta và cho ví dụ.

Trả lời:

– Những nhân tố tạo nên sự đa dạng và phong phú về thành phần loài của sinh vật:

+ Vị trí nước ta là cầu nối giữa đất liền và biển, giừa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo, vì vậy nước ta có cả sinh vật trên cạn và dưới nước. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật tạo nên sự đa dạng và phong phú về sinh vật.

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lại có sự phân li, á đa dạng: phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, theo độ cao địa hình … vì vậy trên phạm vi cả nước có nhiều loài tài nguyên sinh vật cả nguồn gốc xứ nóng và xứ lạnh.

– Ví dụ: Nước ta có 14.600 loài thực vật, 11.200 loài động vật.

Nước ta có rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thưa rụng lá, rừng ôn đới trên núi cao, rừng ngập mặn ven biển …

Giải bài tập 2 trang 131 SGK địa lí 8: Nẽu đặc điểm chung của sinh rật Việt Nam.

Trả lời:

– Sinh vật nước ta phong phú đa dạng, Sự phong phú đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

– Nước ta có các đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất liền với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau, điển hình là rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng ôn đới núi cao, rừng ngập mặn ven biển và các hệ sinh thái thứ sinh do tác động của con người. Trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

– Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Giải bài tập 3 trang 131 SGK địa lí 8: Nêu tên và sự phân bố các kiều hộ sinh thái rừng nước ta.

Trả lời:

– Nước ta có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố khắp mọi miền.

– Hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 300 nghìn ha, phân bố chạy suốt chiều dài bờ biển và các hải đảo.

– Rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều kiểu biến thể như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể; rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên; rừng tre nứa ở Việt Bắc, các kiểu rừng này phần lớn phân bố ở vùng đồi trước núi.

– Rừng ôn đới núi cao phân bô nhiều nhất ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.

– Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ngày càng thu hẹp và thay bằng những hệ sinh thái thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi … Một số khu vực rừng nguyên sinh hiện nay được chuyển thành các khu bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia).

– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết phục vụ đời sống của mình.

Các hệ sinh thái nông nghiệp như: ruộng, vườn, ao, hồ nuôi thuỷ sản, rừng trồng cây lấy gỗ, rừng trồng cây công nghiệp.

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua nghị định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Uy ban nhân dân cấp tỉnh quản lí.

CÁC VƯỜN QUỐC GIA SAU ĐÂY TẠI VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

Vùng

Tên vườn

Năm

thành

lập

Diện

tích

(ha)

Địa điểm

Trung du và miền núi

phía Bắc

Hoàng Liên

2002

29.845

Lào Cai

Ba Bể

1992

7.610

Bắc Kạn

Bái Tử Long

2001

15.783

Quảng Ninh

Xuân Sơn

2002

15.048

Phú Thọ

Tam Đảo

1996

36.883

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Puang

Đồng bằng

Bắc Bộ

Ba Vì

1991

6.986

Hà Tây

Cát Bà

1986

15.200

Hải Phòng

Cúc Phương

1994

20.000

Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình

Xuân Thủy

2003

7.100

Nam Định

Bắc Trung Bộ

Bến En

1992

16.634

Thanh Hóa

Pù Mát

2001

91.113

Nghệ An