Bản vẽ cọc khoan nhồi d400 là bản thiết kế được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công các công trình. Hãy cùng tìm hiểu về cọc khoan nhồi và bản vẽ cọc khoan nhồi d400 nhé!
Quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu xây dựng nhà cửa, chung cư… trong những năm gần đây cũng tăng vọt. Việc xử lý nền móng ép bê tông là điều hết sức quan trọng nếu muốn đảm bảo tính an toàn và sự bền vững của công trình. Vậy cọc khoan nhồi là gì? và bản vẽ cọc khoan nhồi d400 là gì? và tại sao lại được yêu thích đến vậy?
1. Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông được xử lý tại chỗ bằng ống thiết bị hoặc bằng cách khoan. Cọc khoan nhồi có tác dụng để giữ cố định nền đất và liên kết với móng công trình để giữ sự ổn định và độ bền của công trình với thời gian. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi là một trong những công nghệ xử lý nền móng hiện đại, tiên tiến và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây chính là giải pháp thi công hợp lý và kinh tế được ứng dụng trong những công trình nhà cao tầng trên thế giới hiện nay.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng những thiết bị tạo lỗ cùng với việc lấy đất lên khỏi lỗ. Tiếp đó dung dịch có khả năng tạo màng giữ vách hố được bơm vào lỗ. Dung dịch được sử dụng này có trọng lượng riêng lớn hơn so với nước ngầm trong đất một chút để bảo đảm sự cân bằng áp lực khi lấy đất lên. Sau đó bắt đầu làm sạch cặn lắng dưới đáy lỗ để đảm bảo diện tích tiếp xúc của mũi cọc bê tông sau này với đất nền là lớn nhất, cũng như để tăng độ chịu lực tốt cho nền móng và tăng sức kháng mũi cọc. Cuối cùng tiến hành đổ bê tông hoặc bê tông cốt thép bằng biện pháp đổ bê tông dưới nước.
2. Phân loại cọc khoan nhồi
2.1. Theo tác dụng làm việc giữa cọc và đất
- Cọc chống: truyền tải trọng lên lớp đất đá có cường độ lớn, vì vậy lực ma sát mặt xung quanh cọc này thực tế không xuất hiện và khả năng chịu tải trọng lớn của cọc chỉ phụ thuộc vào khả năng chịu tải của đất ở đầu mũi cọc.
- Cọc treo (cọc ma sát): đất xung quanh cọc là đất yếu và tải trọng được truyền lên nền lực ma sát ở quanh cọc và cường độ của đất đầu mũi cọc. Cọc khoan nhồi thường rất dài để vươn tới tầng đá gốc hoặc các lớp đất đá có cường độ lớn ở sâu. Vì vậy, khả năng chịu tải của cọc phụ thuộc vào khả năng đất đầu mũi cọc và sức kháng xung quanh cọc.
2.2. Theo việc có mở rộng chân hay không
- Cọc khoan đều: xuyên qua các lớp đất yếu, đáy tựa lên lớp đất/ đá có cường độ lớn. Các cọc khoan đều có sức kháng tải trọng tác dụng có thể xuất hiện do sức chịu đáy và đồng thời do ma sát bên tại mặt phân giới xung quanh cọc đất.
- Cọc khoan mở rộng đáy.
- Cọc khoan đều cắm vào đá
2.3. Theo kích thước
- Cọc khoan nhồi có đường kính nhỏ: 300- 700 mm
- Cọc khoan nhồi có đường kính lớn: 800- 3000 mm
3. Cọc khoan nhồi d400
3.1. Cọc khoan nhồi d400 là gì?
Cọc khoan nhồi d400 là một loại cọc khoan nhồi có đường kính 400mm, được thi công để tạo lỗ trong đất bằng phương pháp khoan lỗ, trải qua các bước thi công lỗ được lấp đầy bằng bê tông có hoặc không có cốt thép. Loại cọc khoan nhồi này có lớp bảo vệ từ 5-9 cm và có sức chịu tải từ 50- 80 tấn/ cọc.
3.2. Ưu điểm
- Sử dụng thiết bị nhỏ gọn, có thể thi công trên các mặt bằng nhỏ( tối thiểu 20m) và chiều cao tối đa thi công là 3m.
- Không làm ảnh hưởng đến các công trình kế bên.
- Số lượng cọc ít nhờ khả năng chịu tải trên mỗi đầu cọc cao nên tiết kiệm được chi phí.
- Độ liền của cọc được đảm bảo.
- Sức chịu đựng của cọc lớn, dễ dàng thay đổi độ sâu của cọc mà không bị hạn chế bởi các tầng đất cứng.
- Thi công nhanh gọn và được giám sát cực kỳ chặt chẽ
3.3. Nhược điểm
- Khó kiểm tra chính xác chất lượng cọc.
- Yêu cầu những kỹ sư có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm.
- Mặt bằng thi công sình lầy.
4. Bản vẽ cọc khoan nhồi d400
4.1. Bản vẽ là gì
Bản vẽ hay bản vẽ cad là phần mềm máy tính hỗ trợ người dùng có thể thiết kế kỹ thuật, kiến trúc, khoa học… một cách chuyên nghiệp và cực kỳ nhanh chóng so với phương pháp sẽ bằng giấy truyền thống. Cad được chủ yếu thể hiện ở bản vẽ 2D và 3D.
Nó được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống hiện nay: kiến trúc, thẩm mỹ, y học, kỹ thuật, thương mại…
4.2. Bản vẽ cọc khoan nhồi d400
Bản vẽ cọc nhồi d400 cũng tương tự như các loại bản vẽ khác được dùng trong xây dựng. bản vẽ cọc nhồi d400 giúp các kiến trúc sư cũng như người dùng dễ dàng quan sát được cấu tạo của cọc nhồi, từ đó tránh được rủi ro trong thi công.
Dưới đây là bản vẽ autocad cọc khoan nhồi d400 thường dùng cho kết cấu nhà dân, các bạn có thể tham khảo qua về kết cấu của móng sử dụng cọc khoan nhồi.
Bài viết trên đây là một số thông tin liên quan đến cọc khoan nhồi cũng như là bản vẽ cọc khoan nhồi d400. Chúc các bạn sớm tìm được bản vẽ cọc khoan nhồi d400 phù hợp với công trình của bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!