Rất nhiều phụ huynh bất lực vì không biết cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc khi con ốm. Phần lớn trẻ có biểu hiện nôn ói sau khi tiếp xúc với thuốc đã khiến liều lượng thuốc đưa vào cơ thể trẻ giảm đi, làm giảm tác dụng điều trị, khiến bệnh kéo dài.
Một số lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc
Uống đủ liều lượng
Thuốc cho trẻ sơ sinh được tính liều theo kg cân nặng của bé. Do đó phụ huynh nên tuân thủ” cho trẻ sơ sinh uống thuốc đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Phần lớn thuốc dành cho trẻ sơ sinh ở dạng lỏng, siro nên phụ huynh cần sử dụng dụng cụ đo liều lượng có sẵn trên từng chai thuốc.
Đối với chai thuốc không có muỗng, nắp thuốc đo liều lượng thì phụ huynh cần mua thêm xi lanh để đo liều thật chính xác. Đối với các loại thuốc nhỏ giọt như: Vitamin D3, Men vi sinh, thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng… thì cần đếm chính xác số giọt theo từng tháng tuổi, tránh quá liều.
Thời gian cho trẻ uống
Cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc không bị nôn tốt nhất là cho trẻ uống thuốc sau ăn khoảng 30 phút. Phụ huynh nên chia nhỏ cữ bú, để tránh việc trẻ quá no, khiến trẻ dễ nôn, ói.
Đa số trẻ sơ sinh có phản ứng bị nôn khi uống thuốc sau khi ăn. Tuy nhiên, tùy chỉ định từng loại thuốc, có loại thuốc uống khi bụng đói, có loại thuốc cần uống sau ăn mà phụ huynh buộc phải tuân thủ. Rất nhiều loại thuốc chỉ định không nên cho trẻ uống lúc bụng đói như corticoid…sẽ ảnh hưởng dạ dày.
Thêm một lưu ý về cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ thì phụ huynh cũng cần cho trẻ uống thuốc theo 1 khung giờ cố định, tránh tình trạng 2 liều thuốc được uống quá gần nhau. Tham vấn ý kiến của bác sỹ và dược sĩ về những thuốc, vitamin và khoáng chất, men vi sinh cần uống cách nhau, hoặc cách cữ sữa để tránh tương tác thuốc làm giảm hiệu quả điều trị.
Phụ huynh cho trẻ uống thuốc không tự ngưng liều trước thời gian điều trị của bác sĩ (đặc biệt là thuốc kháng sinh). Phần lớn phụ huynh thấy con đã hết bệnh tự ý ngưng thuốc, việc này dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Phụ huynh lưu ý, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Dụng cụ hỗ trợ trẻ uống thuốc
Xi lanh là dụng cụ hữu ích cho trẻ sơ sinh uống thuốc không bị nôn được khuyến khích sử dụng. Dùng xi lanh sẽ giúp trẻ uống đủ liều, hạn chế thuốc bị đổ, trào ra khỏi miệng bé. Phụ huynh cần chuẩn bị 1 xi lanh nhỏ, hút lấy thuốc bột đã hòa tan cùng nước sôi để nguội, sau đó từ từ đưa vào miệng trẻ. Khi bơm thuốc vào miệng cần lưu ý không bơm trực tiếp vào họng mà phải bơm vào thành má để tránh sặc thuốc.
Cho trẻ uống thuốc bằng thìa rất phổ biến, nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết cách sử dụng thìa đúng. Với trẻ sơ sinh, tốt nhất nên dùng thìa silicon có độ mềm để đút thìa thuốc vào miệng trẻ. Khi cho trẻ uống thuốc thì cho trẻ theo tư thế bé đang bú mẹ, ngẩng cao đầu, từ từ đưa thìa vào miệng. Đặt thìa ở vị trí ⅔ lưỡi, ấn nhẹ thìa vào lưỡi để bé nuốt thuốc rồi từ từ rút thìa ra.
Phụ huynh cũng có thể cho trẻ sơ sinh uống thuốc bằng dụng cụ bón thuốc chuyên dụng. Trên thị trường hiện có bán nhiều dụng cụ hỗ trợ bé uống thuốc như: dụng cụ xi lanh đầu silicon, dụng cụ thuốc thuốc nhỏ giọt. Những dụng cụ này được thiết kế hỗ trợ cho việc uống thuốc của trẻ, và đo lường chính xác, tiện lợi khi sử dụng.
Cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc không bị nôn
Chia nhỏ liều khi trẻ khó uống thuốc
Phụ huynh nên tham khảo cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc nhờ chia nhỏ liều lượng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ việc uống thuốc rất khó khăn, đặc biệt với các loại thuốc có vị đắng. Cùng lúc đưa vào miệng bé lượng lớn thuốc sẽ khiến trẻ có phản ứng nôn. Do đó phụ huynh có thể áp dụng chiến thuật chia nhỏ nhiều lần uống để trẻ dễ tiếp nhận hơn, tránh tình trạng nôn ói hết thuốc. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý, mỗi lần uống thuốc không nên kéo dài quá 20 phút, vì kéo dài thời gian quá lâu cũng khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi.
Phụ huynh cần sử dụng nhiều cách khác nhau để dụ trẻ uống thuốc
Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ uống thuốc đúng cách rất quan trọng. Chúng ta không được bóp mũi, đè đổ thuốc sẽ gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Trẻ nhỏ cần dẫn dụ để trẻ tự há miệng rồi nhanh chóng dùng thìa đưa thuốc vào miệng. Trẻ lớn trên 2 tuổi phụ huynh cần giải thích cho con hiểu tác dụng việc uống thuốc giúp bé khỏe mạnh.
Đối với trẻ sơ sinh có thể sử dụng các vật dụng thu hút trẻ như gấu bông, lắc nhạc để thu hút trẻ sau đó đưa thuốc vào miệng bé. Khi bé phản ứng khóc, nôn ói, cần thời gian vỗ về, ôm ấp trấn tĩnh bé ổn định tinh thần sau đó mới tiếp tục cho uống.
Nếu thử cho trẻ uống thuốc bằng thìa thất bại thì phải chuyển qua sử dụng xilanh hay dụng cụ ống bón thuốc.
Đối với trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng chung thuốc với một số thức ăn được bác sĩ cho phép. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với loại thuốc không gây biến đổi vị thức ăn, nếu thuốc có vị đắng thì sẽ khiến trẻ biếng ăn.
Đặt thuốc vào miệng đúng cách giúp trẻ uống thuốc không nôn
Vị giác của chúng ta tập trung ở phía trước và trung tâm của lưỡi, do đó nếu phụ huynh đưa thìa thuốc vào phần trước lưỡi trẻ lập tức phản ứng khóc, phun thuốc ra ngoài. Tuy nhiên, nếu phụ huynh đặt sâu thì thuốc vào quá ⅔ lưỡi và đè nhẹ lưỡi xuống rồi đổ thuốc vào miệng bé thì bé sau đó từ từ rút thìa ra ngoài thì sẽ giúp bé nuốt thuốc “dễ dàng như ăn kẹo”.
Một số sai lầm cần tránh khi cho trẻ sơ sinh uống thuốc
Cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc đúng
Bắt buộc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Thực tế sử dụng thuốc sai hướng dẫn rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều phụ huynh đã sử dụng thuốc sai hướng dẫn như nhỏ trực tiếp vitamin D3 vào lưỡi mà không hòa cùng sữa hay nước như khuyến cáo. Việc nhỏ trực tiếp vào lưỡi đôi khi do lỡ tay hoặc bé quấy khóc quay đi sẽ khiến bố mẹ nhỏ quá liều khuyến cáo.
Không được tùy ý sử dụng thuốc, hoặc ngưng thuốc
Đối với trẻ sơ sinh trong tháng, bố mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc vì có thể gây ngộ độc, quá liều. Bố mẹ phải đưa trẻ thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh cũng tuyệt đối không uống các loại thuốc nam dược thiên nhiên tự bào chế. Điều này gây nguy hiểm cho trẻ, nếu muốn sử dụng thuốc nam dược phụ huynh có thể thăm khác bác sĩ và uống các loại nam dược theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thời gian dùng thuốc dài hay ngắn phụ thuộc vào bệnh do đó cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dừng uống thuốc khi thấy trẻ khoẻ mạnh, không tự ý tăng liều hay kéo dài liều mà không tái khám theo chỉ định bác sĩ. Đặc biệt không xin toa thuốc của phụ huynh khác khi thấy con mình cùng triệu chứng bệnh tương tự, hoặc tái sử dụng toa thuốc lần trước con từng mắc bệnh mà bác sĩ đã kê toa.
Pha chế và bảo quản thuốc đúng cách
Sai lầm của phần lớn phụ huynh là pha thuốc chung vào sữa hoặc nước trái cây. Phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không dùng cách này, vì thuốc trộn lẫn với sữa, nước trái cây sẽ làm giảm đi tác dụng thuốc. Đồng thời, đối với trẻ bú bình, việc trộn thuốc vào sữa đã thay đổi vị sữa từ đó khiến trẻ có cảm giác sợ hãi khi phải bú sữa, dẫn đến biếng ăn, bỏ cữ bú.
Các loại thuốc ở dạng lỏng, hay thuốc pha trộn với nước cất cần lưu ý hạn sử dụng sau khi mở nắp. Thực tế, thông tin này có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của từng loại thuốc riêng biệt hoặc dược sĩ tư vấn. Tuy nhiên, phụ huynh thường hay nhầm lẫn Hạn sử dụng sau mở nắp và Hạn sử dụng thuốc.
Khi pha thuốc cho trẻ sơ sinh phụ huynh phải tiệt khuẩn các dụng cụ như muỗng, bát, dụng cụ nghiền thuốc, dụng cụ bón thuốc.
Với dạng thuốc lỏng có chứa ống đếm nhỏ giọt thuốc thì phụ huynh phải đảm bảo nguyên tắc lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy. Không được dùng lộn xộn, tránh sai liều hoặc sai thuốc chỉ định.
Trước khi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ uống thuốc, phụ huynh buộc phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng. Khi pha thuốc bắt buộc phải dùng nước đun sôi để nguội để tránh nhiễm khuẩn.
Đối với loại thuốc cho trẻ sơ sinh có yêu cầu bảo quản trong tủ lạnh, phụ huynh nên đựng riêng thuốc trong hộp kín, không để chung thuốc với ngăn có các loại thức ăn tươi sống đề phòng nhiễm khuẩn chéo.
Tại khoa Dược, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thiết lập quy trình chuẩn trong pha chế nhằm cá thể hoá liều dùng trên từng bệnh nhân đảm bảo hiệu quả điều trị theo phác đồ của bác sĩ . Đồng thời pha chế thuốc cho trẻ sơ sinh được thực hiện trong phòng pha chế với tủ pha chế vô trùng. Đội ngũ dược sĩ giỏi, sẽ trực tiếp tư vấn cho phụ huynh cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc đúng, hạn chế tình trạng trẻ nôn ói, và cách xử trí khi trẻ bị nôn khi uống thuốc.
Đối với những dạng thuốc cần phải bảo quản đặc biệt, Nhà thuốc Tâm Anh có cung cấp thiết bị bảo quản để có thể dễ dàng đảm bảo yêu cầu bảo quản trong quá trình vận chuyển.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!