Các loại chỉ phẫu thuật tự tiêu
Các bác sĩ ngoại khoa sử dụng chỉ khâu để đóng vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật. Loại chỉ khâu thường được ưa chuộng là chỉ tự tiêu với các ưu điểm có thể hòa tan hoặc hấp thụ, không cần phải cắt bỏ. Vậy có các loại chỉ phẫu thuật tự tiêu nào? Thời gian chỉ phẫu thuật tự tiêu trong bao lâu? Cùng tìm hiểu về các loại chỉ phẫu thuật tự tiêu.
1. Chỉ tự tiêu là gì?
Các loại chỉ khâu dùng trong y khoa có vai trò là đóng kín miệng vết thương hay vết mổ phẫu thuật. Chúng được phân loại theo nhiều cách, dựa trên cấu trúc sợi chỉ, thành phần, vật liệu,…; trong đó, phân loại phổ biến nhất là chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu.
Trái ngược với chỉ không tiêu, chỉ tự tiêu có một đặc điểm nổi bật là sẽ được các enzyme trong tổ chức mô của cơ thể phân giải một cách tự nhiên sau một khoảng thời gian nhất định, khi vết thương đã tương đối ổn định. Theo đó, người bệnh không cần phải hẹn tái khám cắt chỉ. Đây là ưu điểm khiến cho chỉ tự tiêu được chọn lựa sử dụng khá rộng rãi.
Về vật liệu, chỉ tự tiêu là một loại chỉ khâu mà các nhà sản xuất thực hiện bằng cách sử dụng các vật liệu đặc biệt, chẳng hạn như protein có nguồn gốc từ động vật hoặc polymer tổng hợp mà các men sinh lý trong cơ thể có thể phá vỡ chúng và hấp thụ.
2. Các loại chỉ phẫu thuật tự tiêu
Simple catgut
Đây là vật liệu hoàn toàn từ tự nhiên, điều chế từ các chất collagen trong ruột và huyết thanh của động vật. Chỉ thường trình bày dưới dạng đơn sợi và được sử dụng để sửa chữa các vết thương, vết rách nằm sâu bên trong mô mềm, nhất là các loại phẫu thuật trong phụ khoa. Tuy nhiên, loại chỉ này không được sử dụng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh. Nếu cơ thể có phản ứng mạnh với chỉ khâu simple catgut thì bề mặt vết thương sẽ có nguy cơ để lại sẹo.
Polydioxanone (PDS)
Đây cũng là chỉ khâu đơn sợi nhưng có vật liệu tổng hợp. Ứng dụng của chúng cũng dùng trong các dạng vết thương mô mềm như đóng từng tầng của thành bụng. Ngoài ra, không như chỉ simple catgut, chỉ khâu polydioxanone lại có thể dùng trong các phẫu thuật tim ở bệnh nhi.
Poliglecaprone (MONOCRYL)
Tương tự như chỉ khâu polydioxanone, đây cũng là chỉ khâu đơn sợi tổng hợp và sử dụng trong các sửa chữa mô mềm nói chung nhưng không nên được sử dụng cho các thủ tục tim mạch hoặc thần kinh. Tuy nhiên, vết thương có chỉ định dùng loại chỉ này thường là vết thương, vết mổ ngoài da, không dùng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
Polyglactin (Vicryl)
Đây cũng là chỉ khâu tổng hợp, dùng để khép miệng các vết rách ở tay hoặc trên mặt, không dùng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
>> Xem thêm: Các loại chỉ phẫu thuật tự tiêu và không tiêu
3. Chỉ tự tiêu được sử dụng khi nào?
Các bác sĩ chọn cách đóng vết thương bằng loại chỉ gì, kỹ thuật khâu như thế nào là tùy thuộc vào kích thước, độ sâu, vị trí và loại vết thương cũng như chuyên môn và kinh nghiệm thực hành của bản thân từng người.
So với chỉ tự tiêu, loại chỉ không tiêu có khả năng chịu lực và thời gian duy trì dài, khả năng làm căng da, ít để lại sẹo. Vì vậy chúng thường được dùng để khâu vết thương ngoài da; vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao khi liền sẹo.
Chỉ tự tiêu có khả năng chịu lực và thời gian duy trì ngắn hơn; nhưng lại ít phản ứng với tác động từ ngoại lực, giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc bị đào thải. Với các vết thương phải khâu sâu ở lớp trong, bác sĩ cần khâu nhiều lớp mô lại với nhau bằng các mũi khâu có thể hòa tan mà sau đó không cần phải cắt chỉ; lúc này chỉ tự tiêu là sự lựa chọn tối ưu.
Các nguyên tắc trên chỉ mang tính tương đối. Tùy vào đặc điểm vết thương, mục đích khâu, điều kiện thực tế; bác sĩ sẽ là người quyết định cuối cùng về việc loại chỉ nào sẽ được sử dụng.
Một số trường hợp khâu vết thương bên ngoài sẽ sử dụng chỉ tự tiêu khi chúng ta không cần, không thể hoặc không nên cắt chỉ sau khâu.
Các trường hợp khâu bên ngoài có sử dụng chỉ tự tiêu:
– Khâu vết thương sau nhổ răng, thường là răng số 8 (răng khôn)
– Làm liền vết rách ở mặt trong niêm mạc môi, miệng hoặc lưỡi
– Khâu vết thương sâu trong lỗ mũi hoặc lỗ tai
– Khâu vết mổ cắt bao quy đầu
– Khâu âm đạo và tầng sinh môn
– Khâu vết mổ trong hậu môn, như là mổ trĩ
– Trong sinh mổ: một số bác sĩ sẽ lựa chọn phương án dùng chỉ không tiêu, khi đó sẽ phải rút chỉ sau sinh. Tuy nhiên ngược lại, một số bác sĩ khác sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu vết mổ.
4. Chỉ tự tiêu sẽ bị tiêu hủy sau bao lâu?
Khoảng thời gian cần thiết để tổ chức mô của cơ thể hấp thụ các mũi khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ phụ thuộc vào chất liệu của từng loại chỉ. Chính vì thế, các bác sĩ sẽ xem xét vào các đặc điểm của vết thương và vị trí trên cơ thể để chọn vật liệu thích hợp cho loại chỉ tự tiêu cần dùng.
Ví dụ, khi một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình muốn đóng vết mổ sau khi thay khớp, họ sẽ chọn loại chỉ tự tiêu chỉ bắt đầu tan đi sau vài tháng. Trái lại, sau khi sinh mổ, bác sĩ có thể chọn các mũi khâu tự tiêu sẽ hòa tan trong vòng vài tuần.
Để biết chi tiết về từng loại chỉ phẫu thuật có thời gian tự tiêu trong bao lâu, mời các bạn xem thêm bài viết: Chỉ phẫu thuật tự tiêu trong bao lâu?
5. Cách vệ sinh khi có vết thương khâu chỉ tự tiêu
Trong quá trình làm lành vết thường, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và đau nhức; người bệnh nên lưu ý một số chú ý sau:
Che chắn kín vết khâu nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời.
Tránh va đập ở khu vực vết khâu
Cố gắng giữ vết thương khô ráo và tránh đụng nước trong vòng 12 – 24 giờ sau khi khâu. Khi tắm, người bệnh nên dùng vòi sen thay vì tắm bồn.
Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia trong việc chăm sóc vết thương.
6. Chỉ tự tiêu có cần cắt không?
Đúng như tên gọi, chỉ tự tiêu có thể biến mất một cách tự nhiên mà không cần can thiệp gì. Như vậy, không nên cố gắng loại bỏ bất kỳ mũi khâu nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Tuy nhiên, nhìn chung, cũng không cần phải cắt chỉ trước thời hạn để đảm bảo sự trọn vẹn khi lành vết thương.
Điều cần làm chỉ là theo dõi và chăm sóc vết thương theo các hướng dẫn bên trên, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng nhiễm trùng vết thương. Theo đó, cần giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo; đồng thời, khi có các dấu hiệu và triệu chứng của vết thương bị nhiễm trùng như sau thì cần thăm khám sớm:
- Vùng da xung quanh vết thương nóng ấm, sưng, đỏ..
- Cảm giác đau nặng hơn từ khu vực vết thương.
- Có mùi khó chịu hoặc dịch bất thường chảy ra từ vết thương.
- Sốt, cảm thấy không khỏe.
Nếu nghi ngờ rằng vết thương đã bị nhiễm trùng, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt để được chăm sóc tích cực, tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm mô tế bào và nhiễm trùng huyết.
Kết luận:
Tóm lại, chỉ tự tiêu là loại chỉ làm từ các loại vật liệu mà cơ thể có thể tự phá vỡ và hấp thụ hoàn toàn, không cần phải quay lại bác sĩ để cắt chỉ. Tuy vậy, dù dùng loại chỉ nào, mọi người vẫn cần phải làm theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ sau khi ra viện, không được tự ý loại bỏ mũi khâu mà không có sự chấp thuận của bác sĩ để đảm bảo vết thương lành tốt và hạn chế nhiễm trùng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Luân
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!