Dụng cụ đo độ chính xác trong gia công cơ khí

Khái niệm độ chính xác gia công, dung sai, dụng cụ đo cơ khí và giới thiệu một số dụng cụ đo độ chính xác trong gia công cơ khí phổ biến

Độ chính xác trong gia công là gì? Dung sai là gì? Phương pháp đo độ chính xác trong gia công cơ khí. Dụng cụ đo độ chính xác trong gia công cơ khí. Nơi cung cấp dụng cụ đo độ chính xác uy tín, chất lượng

Trong các ngành công nghiệp như gia công cơ khí,…để kiểm tra độ chính xác của các chi tiết trong quá trình gia công, sản xuất người ta thường dùng tới các dụng cụ để đo với độ chính xác cao để quá trình sản xuất được chính xác, đạt hiệu quả cao cho sản phẩm. Bài viết hôm nay, Cholab sẽ cùng bạn tìm hiểu những dụng cụ đô độ chính xác trong gia công cơ khí để bạn có cái nhìn toàn diện và có thêm kiến thức để áp dụng khi cần thiết.

KHÁI NIỆM ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG, DUNG SAI VÀ DỤNG CỤ ĐO CƠ KHÍ

Độ chính xác gia công là gì?

  • Độ chính xác gia công là đặc tính quan trọng của ngành cơ khí nhằm đáp ứng yêu cầu của máy móc thiết bị cần có khả năng làm việc chính xác để chịu tải trọng, tốc độ cao, áp lực lớn…Theo đó, độ chính xác gia công là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu thiết kế
  • Trên thực tế thì độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị bằng dung sai.
  • Ngoài ra, độ chính xác gia công còn phần nào được thể hiện bằng độ nhám bề mặt.

Dung sai là gì?

  • Dung sai được hiểu là đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế và được ghi kèm với kích thước danh nghĩa trên bản vẽ kỹ thuật.

Dụng cụ đo cơ khí là gì?

  • Dụng cụ đo cơ khí là dụng cụ dùng để đo đạc, kiểm tra các thông số chế tạo nhằm đảm bảo độ tin cậy, an toàn khi sử dụng của các chi tiết và máy móc cơ khí.
  • Một số thông số cơ bản cần kiểm tra: Kích thước, khe hở, độ sâu, độ cao, tính đồng nhất của vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí, khả năng dẫn điện, khả năng chịu lực nén, kéo, xoắn, đo chân không, đo áp suất, đo nhiệt độ…

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ

Có nhiều phương pháp để đo độ chính xác trong gia công cơ khí tuỳ theo nguyên lý làm việc của các dụng cụ đo. Một số phương pháp đo cơ bản:

Phương pháp đo trực tiếp: là phương pháp đo mà giá trị của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo chỉ số hoặc số đo trên dụng cụ đo. Phương pháp này gồm:

  • Đo trực tiếp tuyệt đối: Dùng để đo trực tiếp kích thước cần đo và giá trị đo được nhận trực tiếp trên vạch chỉ thị của dụng cụ đo
  • Đo trực tiếp so sánh: Dùng để xác định trị số sai lệch của kích thước so với mẫu chuẩn, giá trị sai số được xác định bằng phép cộng đại số kích thước mẫu chuẩn với trị số sai lệch đó

Phương pháp đo gián tiếp: Dùng để xác định kích thước gián tiếp qua các kết quả đo các đại lượng có liên quan đến đại lượng đo

Phương pháp đo phân tích ( từng phần ): Dùng để xác định các thông số của chi tiết một cách riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau

DỤNG CỤ ĐO ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ

Có nhiều dụng cụ để đo độ chính xác trong gia công cơ khí như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước lá, thước cặp, thước đo góc, compa, panme, đồng hồ so, calíp, căn mẫu…Bên cạnh đó cũng có một số thiết bị đo tiên tiến như: đầu đo khí nén, đầu đo bằng siêu âm hoặc laze, thiết bị quang học, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử,…

Bài viết hôm nay, Cholab sẽ thông tin đến bạn một số dụng cụ đo độ chính xác trong gia công cơ khí phổ biến, cụ thể như sau:

Thước lá

  • Thước là là dụng cụ đo được làm bằng thép, ít co giãn và không gỉ.
  • Thước lá có vạch chia đến 0,5 hoặc 1mm, có độ chính xác thấp khoảng ±0,5mm.