Rải tro cốt người đã mất xuống sông hoặc biển được xem là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay.
Hỏa táng và rải tro cốt người đã mất – một giải pháp văn minh và tiết kiệm
Theo quan điểm Phật giáo, dù là hỏa táng hay địa táng thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn. Dù hỏa táng hay địa táng, thì vong linh của người đã mất đều không bị ảnh hưởng đến việc siêu thoát. Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt toàn bộ thân xác.
Nhân loại hiện nay có nhiều cách mai táng người chết như địa táng, hỏa táng, thủy táng, lâm táng, không táng… Theo Phật giáo, mai táng người chết theo cách nào cũng đều được. Bởi lẽ, sau khi chết thần thức sẽ theo nghiệp tái sinh, đây mới là phần quan trọng, còn xác thân tứ đại thì tùy duyên an táng theo phong tục.
Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng từ lâu đời, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm. Ở những nơi đất đai đắt đỏ như Hongkong, người dân lựa chọn hỏa táng như một giải pháp tiết kiệm chi phí. Lại giảm bớt gánh nặng đất đai cho người còn sống.
Ở Canada, tuy đất đai không bị quá tải như Hongkong. Nhưng người dân ở đây vẫn lựa chọn hỏa táng để hoàn tất thủ tục cho người đã mất.
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng hỏa táng chiếm 25%. Dự báo đến năm 2025 thì con số này ước chừng là 50%.
Khi gia đình có người thân qua đời, gia đình Phật tử chọn cách hỏa táng, sau đó đem tro cốt rải sông hoặc biển được xem là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay.
Cách rải tro cốt người đã mất sau hỏa táng Phật tử nên biết
Khi rải tro cốt người đã mất, tuy không cần phải lễ nghi phức tạp nhưng người thân, gia đình Phật tử cũng nên thực hiện trong sự im lặng, chậm rãi, mỗi người rải một nắm trong sự thành kính tiễn biệt sẽ ý nghĩa và trọn tình hơn “bỏ cả hũ tro cốt xuống sông”.
Khi đi rải tro cốt, nhân thân nên tự làm mà không cần mời thầy cũng như thực hiện bất cứ lễ nghi nào. Chọn một khúc sông hay bờ biển nào sạch sẽ, kính cẩn bốc từng nắm tro cốt của người thân thả xuống.
Trong khi rải tro cốt con cháu thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay” hoặc “gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa”, cách nào cũng được.
Sau khi thực hiện rải tro cốt người đã mất, gia đình cần chăm làm Phật sự, các việc thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người đã mất. Đồng thời, nhân thân, gia đình có người mất cũng có thể cúng dường Tam Bảo, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.
Minh Chính
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!