Ngoài ra, với tác dụng lợi tiểu, măng tây còn giúp loại bỏ tất cả các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch dạ dày, từ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.
Măng tây tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng cần tránh ăn quá nhiều
Bình thường, nếu ăn măng tây nhiều thì cũng không gây nên vấn đề, tuy nhiên, trong thời gian mang thai, ăn quá nhiều măng tây có thể khiến bạn thấy khó chịu do:
- Măng tây có thể gây đầy hơi: Trong măng tây có chứa một loại carbonhydrate là raffinose, cơ thể chúng ta không tạo ra được enzyme để phá vỡ nên raffinose có thể đi qua ruột non mà chưa được tiêu hóa. Khi đến ruột già bị vi khuẩn lên men, raffinose sẽ tích tụ trong đại tràng và dẫn đến đầy hơi. Không chỉ măng tây, tình trạng này còn rất thường gặp nếu bạn ăn nhiều bông cải xanh, bắp cải hoặc súp lơ.
- Măng tây làm cho nước tiểu có mùi: Axit lưu huỳnh có trong măng tây có thể biến thành một loại khí có mùi hôi khi cơ thể chuyển hóa. Do đó, sau khi ăn măng tây, khi đi tiểu, bạn sẽ thấy nước tiểu có mùi rất mạnh. Nếu đang bị ốm nghén, bạn nên tránh dùng loại rau củ này để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bầu ăn măng tây cần lưu ý những gì?
Bà bầu có ăn được măng tây không? Câu trả lời là “Được” nếu mẹ lưu ý những điều sau:
- Nếu bị dị ứng với hành tây, tỏi và hẹ, bạn nên tránh ăn măng tây khi mang thai vì có nguy cơ cao bị dị ứng
- Rửa và chế biến kỹ măng tây trước khi ăn, đặc biệt là phần búp măng bởi đây là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…
Đối với những mẹ đang cho bú thì cần cân nhắc những điều sau:
- Ăn măng tây có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa mẹ: Mặc dù không gây hại nhưng có thể khiến bé không thích nen lười bú, thậm chí là không chịu bú.
- Ăn măng tây có thể khiến trẻ bị đầy hơi: Một số người cho rằng nếu mẹ ăn những món dễ gây đầy hơi thì bé sẽ có nguy cơ cao gặp phải trong khi một số ý kiến khác lại cho rằng, trẻ không thể bị lây tình trạng đầy hơi qua sữa mẹ. Do đó, tốt nhất bạn nên quan sát xem bé có bị đầy hơi không, nếu có, hãy chú ý hạn chế măng tây trong thực đơn.
Cách chế biến măng tây
Sau khi rửa sạch măng tây, bạn có thể chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc nướng. Phần gốc của măng tây thường dai nên khi chế biến, bạn hãy cắt bỏ khoảng 1,5cm và tước sơ vỏ.
Cách đơn giản nhất để có món măng tây ngon là xào với một ít dầu ô liu, muối và chanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng măng tây để chế biến cùng các món như mì ống, súp hoặc xào chung với các loại rau củ tốt cho bà bầu khác.
Qua những chia sẻ trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có ăn được măng tây không. Nếu được làm sạch, bảo quản và chế biến đúng cách, măng tây hoàn toàn an toàn với bà bầu và mẹ đang cho con bú. Việc ăn quá nhiều măng tây có thể khiến bạn khó chịu nhưng thực tế, không có tác dụng phụ nào gây hại cho bạn và bé. Do đó, nếu thích, bạn vẫn có thêm măng tây vào thực đơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!