Ăn sắn có béo không? Cách giảm cân bằng khoai mì trong 2 tuần

I/ 100 gam sắn luộc chứa bao nhiêu calo?

Củ sắn hay người miền Nam còn gọi khoai mì, có tên khoa học là Manihot esculenta, được sử dụng phổ biến tại Việt Nam từ thời xa xưa cho tới nay.

Sắn là một loại lương thực giàu dinh dưỡng, luộc chín có vị ngọt thanh, bùi cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, nhiều người cảm thấy rất lo ngại và hoài nghi về việc ăn khoai mì có thể gây tăng cân.

Sắn mọc theo từng cụm 5 – 25 củ, có kích thước to nhỏ khác nhau, trung bình chiều dài của củ sắn vào khoảng 3 – 50 cm, màu nâu đậm thuộc họ Đại kích. Thời gian phát triển có thể kéo dài từ 6 – 18 tháng.

Theo phân tích của chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100 gam sắn luộc chứa 152kcal và hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Đây là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng tốt, cần thiết cho cơ thể.

II/ Ăn sắn có béo không?

Trong củ sắn có chứa hàm lượng tinh bột nhất định, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, với hàm lượng 152kcal/100g trong đó chỉ có 2% là tinh bột. Vì vậy, chị em hoàn toàn yên tâm ăn khoai mì thỏa thích mà không lo bị béo hay tăng cân.

Ngược lại, theo các chuyên gia dinh dưỡng, với thành phần chủ yếu là nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, sắn hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, giảm cân rất hiệu quả.

Bởi chất xơ trong củ sắn có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa nhanh và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Bên cạnh đó, với thành phần 70 – 80% là nước, khi ăn khoai mì, bạn sẽ cảm thấy nhanh no, đồng thời no lâu giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể, hỗ trợ giảm béo hiệu quả.

Mặc dù không gây tăng cân hay béo phì, nhưng liệu ăn củ sắn hay khoai mì có tốt không? Theo đánh giá của chuyên gia, sắn rất giàu hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bởi trong củ sắn có rất nhiều thành phần như: Đạm, nước, chất xơ, canxi, kali, sắt, photpho,…

❖ Tác dụng của củ sắn với sức khỏe

  • Vitamin B2 giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng chống một số bệnh đường ruột: Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu
  • Vitamin A có trong củ sắn rất tốt cho mắt, giảm mỏi mắt, mờ mắt
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể
  • Nhanh hồi phục vết thương

Lưu ý: Với bà bầu, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn tuyệt đối không được ăn sắn, vì trong loại củ này chứa một lượng HCN, có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

III/ Các thực đơn ăn sắn giảm cân phổ biến

Như đã biết, sắn chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng loại bỏ mỡ thừa. Vì vậy, nếu đang trong thời gian giảm cân, bạn có thể bổ sung củ sắn vào thực đơn ăn hàng ngày. Dưới đây là một số cách ăn sắn giảm béo được nhiều chị em áp dụng và đánh giá cao.

3.1 Giảm béo bằng củ sắn luộc

Từ xa xưa, sắn luộc đã được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon. Ngoài ra, món ăn này còn khá dễ làm, không tốn thời gian chế biến cầu kỳ, nhưng mang lại hiệu quả giảm cân, loại bỏ mỡ bụng rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ rồi rửa sắn thật sạch, cắt thành khúc to
  • Cho sắn vào nồi, sau đó đổ ngập nước
  • Đun sôi khoảng 15 phút, sắn mềm và nứt bung ra thì tắt bếp
  • Vớt sắn ra rổ để ráo nước

Xem thêm: Thực đơn giảm cân khoa học 7 ngày cho nam nữ mới nhất

3.2 Giảm mập với bánh sắn

Để tránh ngán, bạn có thể kết hợp sắn với dừa làm thành món bánh thơm, giòn, ngon, hấp dẫn. Hãy ăn bánh sắn thay cho bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày sẽ giúp giảm khẩu phần ăn các bữa chính, đào thải mỡ thừa nhanh chóng.

Cách làm:

  • Sắn bóc vỏ, rửa sạch rồi luộc chín
  • Loại bỏ phần ruột sắn rồi dằm nát
  • Dừa nạo thành các sợi nhỏ, đem trộn đều với sắn đã dằm nhuyễn
  • Lấy lượng sắn vừa đủ nặn thành hình cầu dẹp
  • Cho bánh sắn đã nặn vào lò nướng khoảng 20 phút hoặc nướng trên chảo
  • Khi chín, bạn lấy bánh bỏ ra đĩa lớn

3.3 Chè bột khoai mì giảm cân

Bên cạnh 2 cách ăn trên, bạn có thể tham khảo công thức nấu chè sắn. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cảm giác thơm dẻo của khoai mỳ với sự béo ngậy của cốt dừa, tạo nên một món chè tuyệt vời.

Cách chế biến:

  • Luộc sắn chín, bỏ ruột, cắt thành khúc vuông nhỏ
  • Dừa nạo thành nhiều sợi nhỏ để trong bát tô
  • Đun nước sôi đổ vào bát dừa nạo
  • Sau đó, đợi trong khoảng 15 phút nước nguội dần lọc lấy phần nước dừa
  • Cho phần nước dừa vừa lọc vào nồi đun tiếp, bỏ thêm đường hoặc muối tùy khẩu vị
  • Khi nước dừa sôi, cho sắn đã cắt nhỏ vào đun cùng
  • Khuấy nhẹ nhàng để sắn hòa quyện với nước dừa, sau khoảng 10 phút tắt bếp
  • Múc chè sắn ra bát, rắc thêm chút hạt vừng và dừa nạo

IV/ Thực tế người mập ăn sắn nhiều có tốt không?

Bên cạnh lo lắng liên quan đến cân nặng khi ăn sắn, nhiều người băn khoăn ăn sắn có tốt cho sức khỏe không? Cùng xem các review thực tế dưới đây để có đánh giá khách quan nhất.

4.1 Review thực tế ăn sắn giảm cân tốt không?

Đã có rất nhiều đánh giá, comment… từ các chị em trên diễn đàn Webtretho nổi tiếng về việc ăn sắn có giảm cân không. Bạn đọc có thể tham khảo ngay dưới đây để có được cho mình thêm những ý kiến về công dụng thực sự của loại củ này.

Review

4.2 Trường hợp nào không thích hợp ăn khoai mì

Tuy được biết đến là loại lương thực giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, dễ ăn, nhưng nhược điểm rất lớn củ sắn có thể gây ngộ độc (Đặc biệt là với sắn dây). Vì vậy, nếu thuộc các đối tượng dưới đây, bạn cần nhất quyết nói KHÔNG với củ mỳ:

  • Những người hay mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột
  • Bà bầu đang mang thai
  • Trẻ nhỏ dưới 13 tuổi, trên 13 tuổi có thể ăn, nhưng với một lượng ít
  • Trường hợp sức khỏe yếu, sức đề kháng của cơ thể kém
  • Những người bị bệnh tiểu đường

4.3 Nếu muốn giảm cân nhanh nên làm gì?

Như đã phân tích ở trên trong củ sắn có chứa chất độc tố acid cyanhydric, nếu ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, nôn mửa, đau bụng, đau đầu. Vì vậy phương pháp giảm cân bằng sắn không thể áp dụng trong thời gian dài.

Trên thực tế, ăn sắn có giảm cân không, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Nếu muốn giảm cân nhanh chóng, không tốn thời gian ăn kiêng, vất vả luyện tập, bạn có thể trải nghiệm công nghệ giảm mỡ bụng hiện đại để có kết quả giảm béo tốt nhất hiện nay.