Hướng dẫn cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết đơn giản và đẹp

Cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết là “từ khóa” được nhiều người tìm kiếm trên Google, đặc biệt là những người chơi hoa hoặc kinh doanh hoa. Lan huệ có họ hàng với hoa loa kèn, màu sắc sặc sỡ và đa dạng nên rất được yêu thích vào mỗi dịp Tết. Tuy nhiên, cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết không phải là việc dễ dàng mà đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của người chăm sóc. Sau đây, LC Global sẽ chia sẻ đến bạn cách trồng lan huệ ra hoa đúng kế hoạch qua bài viết này.

Thông tin khoa học về cây lan huệ

  • Tên khoa học: Hippeastrum (chi lan huệ).
  • Thuộc họ: Amaryllidaceae (họ loa kèn đỏ).
  • Tên thường gọi: Lan huệ.
  • Tên gọi khác: Huệ tứ diện.
  • Nguồn gốc, xuất xứ: Lan huệ được trồng nhiều ở các nước châu Mỹ. Ngày nay, lan huệ được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đặc điểm sinh thái của cây lan huệ

Trước khi tìm hiểu cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết, bạn cần nắm rõ những đặc điểm sinh thái của cây để tiến hành chăm sóc đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao. Cây lan huệ có những đặc điểm như sau:

  • Cây lan huệ là thực vật có thân giả, thân chính mọc từ củ và được cấu tạo bởi các bẹ dạng mo cong bao quanh, nhiều lớp, xếp tầng. Thân của lan huệ cứng cáp, bên ngoài có các vân sọc dài song song, cao từ 40cm đến 70cm.
  • Lá của lan huệ thuôn dài và nhọn ở đầu, có các vân sọc.
  • Thời gian ra hoa của lan huệ là vào mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm). Hoa có nhiều màu sắc vô cùng rực rỡ như hồng phấn, cam, đỏ, vàng,… có sọc và đặc biệt là lan huệ màu đỏ nhung rất được ưa chuộng trên thị trường.
  • Hoa lan huệ mọc ra từ một cuống ở nách lá. Mỗi cành có 4 nụ hoa nên được gọi bằng cái tên quen thuộc là “huệ tứ diện”.
  • Lan huệ là thực vật ưa nắng, có sự sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Lan huệ phát triển trong môi trường đất thoát nước tốt, tơi xốp, độ ẩm trung bình.
  • Là cây có khả năng sống được cả trong môi trường nước lẫn môi trường đất.

Lợi ích của cây lan huệ trong đời sống

Cây lan huệ phục vụ đời sống tinh thần và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Sau đây, LC Global sẽ liệt kê những lợi ích tuyệt vời mà lan huệ mang lại cho con người.

  • Hoa lan huệ có màu sắc sặc sỡ, đa dạng, được trồng trong các chậu hoa đặt ở kệ bàn, cửa sổ, hành lang hoặc treo ở ban công nhằm tạo điểm nhấn bắt mắt cho không gian ngôi nhà.
  • Lan huệ được trồng trong các bồn cây lớn hoặc dọc theo lối đi nhằm tô điểm cho nhiều công trình công cộng như công viên, khu đô thị, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng,…
  • Vì hoa lan huệ vừa sinh trưởng tốt trong đất, vừa có thể sống trong môi trường thủy canh nên có thể chưng được lâu. Hoa lan huệ cắt cành vào dịp Tết dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân.
  • Đối với người kinh doanh hoa: Giá bán củ đã được xử lý có nụ sẵn là 000 đồng – 180.000 đồng. Các củ nhỏ hơn sẽ được chăm sóc thêm để đạt kích thước lớn hơn và xử lý ra hoa trong những vụ tiếp theo. Giá bán củ nhỏ là 20.000 đồng – 60.000 đồng.
  • Hoa lan huệ còn đóng góp vào nền y khoa, đặc biệt là Đông y. Các dược phẩm được điều chế từ cây lan huệ có thể sử dụng để điều trị vết thương, cầm máu, sưng, nhiễm trùng,…

Hướng dẫn cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết

Cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết

Cách trồng hoa lan huệ bằng củ để ra hoa đúng Tết được tiến hành theo trình tự như sau:

  • Bước 1: Đầu tháng 12 Âm lịch, bạn chọn những cây có củ già, to, lá úa vàng, không bị thối và có sự sinh trưởng tốt. Sau đó là nhổ cây lên, cắt bỏ lá và rễ.
  • Bước 2: Chuẩn bị đất trồng có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, độ ẩm trung bình và thoát nước tốt.
  • Bước 3: Chọn chậu để trồng có độ rộng phù hợp với củ, để khi củ sinh trưởng, bộ rễ có thể tăng kích thước tối đa, từ đó thân, lá phát triển một cách thuận tiện nhất.
  • Bước 4: Đặt củ huệ vào chậu, trong chậu có hỗn hợp của đất, tro trấu và phân hữu cơ, sau đó lấp đất lên trên, lưu ý chỉ lấp khoảng 1/2 củ.
  • Bước 5: Không cần tưới quá nhiều nước và lưu ý là đặt cây ở nơi thoáng mát. Bạn có thể 1 tuần tưới 1 lần.
  • Bước 6: Khoảng 15 ngày sau khi trồng, củ bắt đầu mọc nhú đầu lá nhỏ, bạn mới bổ sung thêm phân. Sau đó, bạn chuyển cây đến vị trí có nắng. Sau khoảng 15 ngày, cây bắt đầu phát triển thân, lá và ra hoa.

➤ Tham khảo thêm: Cách trồng kie phi điệp vào chậu

Lưu ý về cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết

Muốn cho huệ nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn phải canh chính xác ngày đưa củ lan huệ trồng vào chậu. Cụ thể như sau:

  • Nếu chọn củ huệ có khả năng sinh trưởng tốt, hoa sẽ nở sau khi trồng khoảng một tháng. Theo hướng dẫn trên, bạn phải đưa củ huệ vào trồng trong chậu từ đầu tháng 12 Âm lịch.
  • Nếu củ còn non, lá đọt nhỏ thì cây huệ sẽ ra hoa trễ hơn khoảng nửa tháng so với trường hợp trên. Vì vậy, bạn phải đưa củ huệ vào trồng trong chậu sớm hơn nửa tháng (vào giữa tháng 11 Âm lịch) thì đến Tết cây mới cho hoa.
  • Nếu muốn cho cuống hoa ngắn, to, cánh hoa lớn, màu sắc sặc sỡ và lâu tàn, bạn phải đưa chậu hoa ra nắng và bón thêm phân k Sau khi chưng trong những ngày Tết thì hoa sẽ tàn, bạn đem cây ra trồng trở lại đất vườn để có hoa đẹp vào Tết năm sau.

Cách chăm sóc cây lan huệ

Nước

Nếu trồng cây hoa lan huệ bằng phương pháp thủy canh, bạn nên thay nước và bón thêm dinh dưỡng vào nước để rễ hấp thụ và nuôi dưỡng cây. Nếu trồng cây bằng đất, bạn chỉ cần tưới vừa đủ 4 – 5 ngày/lần, không nên tưới quá đẫm để tránh làm úng củ và thối rễ. Bạn cần quan sát độ ẩm của đất để cân bằng lượng nước tưới.

Ánh sáng

Cây lan huệ ưa sáng và có thể sống được trong điều kiện nửa bóng. Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của hoa. Nếu đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, vòi hoa và lá sẽ ngắn. Nếu cây lan huệ phát triển trong điều kiện râm mát, hoa và lá sẽ dài hơn. Vì vậy, khi trồng cây hoa lan huệ trong nhà, bạn nên phơi nắng cho cây 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 3 – 4 giờ. Thời điểm tốt nhất để phơi nắng lan huệ là vào buổi sáng.

Phân bón

Bạn có thể dùng phân bón hữu cơ, phân lân, phân kali, tro, trấu, phân bón qua lá cho cây. Tuy nhiên, bạn nên bón đúng thời điểm và liều lượng phù hợp. Quan sát và cắt tỉa các cành lá già, khô, tránh cho sâu hại phát triển. Lựa chọn phân bón tốt sẽ góp phần tăng tỷ lệ ra hoa đẹp như mong muốn. Sau đây, LC Global sẽ giới thiệu đến bạn những sản phẩm chăm sóc lan huệ một cách tối ưu nhất.

  • Đất nung Ryusen Akadama
  • Đất nung Grand Akadama
  • Đất nung Normal Akadama
  • Giá thể trồng cây Peat Moss Garden & Potting Soil
  • Dớn trắng Chile (Sphagnum Moss)

Sâu bệnh hại xuất hiện trên cây lan huệ

Theo chia sẻ của người trồng cây lâu năm, lan huệ không có nhiều sâu bệnh hại. Sâu hại thường gặp là rệp, nhện đỏ, cào cào hoặc các loại như sâu ăn lá, ăn chồi. Dấu hiệu nhận biết cây lan huệ bị sâu hại là các vết chích, cắn của côn trùng trên lá hoặc thân.

Cách phòng trừ sâu bệnh hại như sau:

Để phòng tránh sâu bệnh hại, bạn cần đảm bảo cung cấp nước cho cây đầy đủ, phun thuốc đặc trị như Danitol, Ortus và một số loại thuốc khác được bán tại các nhà thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc. Hơn nữa, bạn cần chú ý quan sát giai đoạn đầu để mua thuốc trừ sâu để diệt trừ mầm bệnh.

➤ Tham khảo: Nguyên nhân cây bị vàng lá và cách khắc phục

Trên đây, LC Global vừa chia sẻ đến bạn cách trồng lan huệ ra hoa đúng Tết. Lan huệ là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Vì thế, bạn chỉ cần đầu tư tâm huyết cho việc trồng lan huệ sẽ gặt hái được thành quả đáng mong đợi. Mọi thắc mắc về cách trồng huệ tây ra hoa đúng Tết hoặc cần mua các sản phẩm chăm sóc lan huệ, bạn hãy liên hệ với LC Global ngay để được tư vấn cụ thể nhất!