Phương pháp thực dưỡng Ohsawa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì thế được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đây không phải là một chế độ ăn đơn giản, bạn cần hiểu hết về nó!
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa là gì?
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa hay còn gọi là ăn chay thực dưỡng, là một phương pháp ăn chay phổ biến được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này sử dụng loại thực phẩm chính cho các bữa ăn là gạo lứt cùng một số loại rau củ có tính cân bằng giữa yếu tố âm dương.
Đây không phải là phương pháp dinh dưỡng đơn giản và dễ làm theo. Tuy nhiên, nếu kiên trì theo đuổi, bạn sẽ có một sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn, linh hoạt. Có nhiều thông tin cho rằng phương pháp thực dưỡng Ohsawa liên quan đến vấn đề tu tập và tôn giáo Thiền tông.
Nguồn gốc ra đời của phương pháp thực dưỡng Ohsawa
Nguồn gốc ra đời của phương pháp thực dưỡng Ohsawa là từ Nhật Bản, được sáng lập bởi Triết gia cùng tên Ohsawa.
Dựa vào việc kết hợp các loại thực phẩm theo nguyên lý cân bằng âm dương, triết gia Ohsawa đã đưa ra những nguyên tắc cần tuân thủ trong việc ăn uống. Đây chính là vấn đề cốt lõi của phương pháp thực dưỡng Ohsawa.
Một cách dễ hiểu, phương pháp thực dưỡng Ohsawa là cách dưỡng sinh bằng việc ăn uống.
>>> Tham khảo: Thực đơn Eat Clean 7 ngày đơn giản, dễ làm, thanh lọc cơ thể hiệu quả
Nguyên tắc của phương pháp thực dưỡng Ohsawa
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa có những nguyên tắc nhất định đối với những ai muốn thực hiện chế độ dinh dưỡng này. Theo đó, muốn thực hiện phương pháp thực dưỡng bạn cần chắc chắn rằng mình đáp ứng đủ những điều kiện, nguyên tắc sau:
- Cơ thể trong trạng thái bình thường, không cảm thấy mệt mỏi;
- Luôn có cảm giác ngon miệng khi ăn;
- Tạo cho bản thân một giấc ngủ sâu và ngon;
- Rèn trí nhớ tốt, tinh thần thoải mái, minh mẫn;
- Sống lạc quan, vui vẻ và cởi mở;
- Giữ tâm thái bình tĩnh trước mọi vấn đề;
- Có niềm tin vào phương pháp dinh dưỡng mình đang lựa chọn;
Người theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa nên ăn gì?
Người theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa sẽ tiêu thụ lượng lớn ngũ cốc nguyên hạt, điển hình như gạo lứt hay yến mạch,… Theo các chuyên gia phương pháp thực dưỡng, bạn cũng có thể thay các loại ngũ cốc trên bằng bánh mì hoặc mì ống nhưng chỉ với số lượng vừa phải. Ngũ cốc nguyên hạt thường chiếm khoảng 50% lượng thức ăn hằng ngày.
Rau củ cũng rất quan trọng, chúng cần chiếm khoảng ⅓ bữa ăn. Các loại rau họ cải, bí ngô, cà rốt củ cải trắng,.. là những sự lựa chọn tốt. Ngoài ra, người ăn thực dưỡng nên bổ sung một số loại thực phẩm như dưa muối, rong biển hay các sản phẩm từ đậu nành.
Cách chế biến thực phẩm của phương pháp thực dưỡng cũng linh hoạt, có thể xào hấp tùy thích, không nhất thiết phải luộc.
Người theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa không nên ăn gì?
Người theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa nên tránh một số thực phẩm nhất định, cụ thể gồm thịt, cá, trứng cũng như các sản phẩm bơ sữa, chỉ nên ăn vài lần trong tháng. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn ớt, khoai tây, cà chua.
Phương pháp thực dưỡng loại bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn hoặc có thành phần nhân tạo.
Những lưu ý khi ăn thực dưỡng:
- Ăn tập trung, không ăn nhanh, không vừa ăn vừa nghĩ hay bị phân tâm bởi những chuyện khác.
- Chỉ nên ăn khi thực sự thấy đói.
- Nhai chậm và nhai kỹ, nghiền nát thức ăn gần như chất lỏng.
- Chỉ nên uống nước lọc hoặc nước trà.
Tại sao phương pháp thực dưỡng được nhiều người áp dụng?
Dưới góc độ khoa học, những loại thực phẩm sử dụng trong phương pháp thực dưỡng đều tốt cho sức khỏe.Thành phần của chúng còn có ngũ cốc nguyên hạt và rau củ, có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Ngoài ra, phương pháp thực dưỡng hạn chế tối đa lượng thịt đỏ, loại thực phẩm này là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh.
Chính vì những lợi ích như vậy, phương pháp thực dưỡng được rất nhiều người áp dụng trong ăn uống. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên tắc cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh áp dụng sai sẽ gây phản ứng ngược cho sức khỏe.
Vào bếp cùng Organica những món ăn cùng chế độ thực dưỡng
Cách làm Bánh bí đỏ hữu cơ
- Nguyên liệu: bí đỏ, bột mì, mè đen, đường, sữa tươi, dầu olive
- Cách làm: luộc chín và nghiền nát bí đỏ, thêm bột mì, đường, sữa tươi vào và trộn đều (định lượng như các loại cốt bánh thông thường), nhào bột đến khi nhuyễn (không nên quá nhão, có thể thêm bột hoặc sữa tùy chỉnh). Nắn bột thành từng viên tròn rồi tán dẹp, quét lên mặt một lớp dầu olive và rắc mè lên trên. Cuối cùng cho bánh vào lò nướng với thời gian 20 phút ở nhiệt độ 160 độ C.
Cách làm Salad quinoa
- Nguyên liệu: Quinoa: 500g Tôm nõn: 300g Táo: 300g Dưa leo/cà rốt: 500g Dầu oliu: 6 muỗng lớn Giấm nho/giấm táo: 3 muỗng lớn Muối tiêu: 1 ít
- Cách làm: Quinoa nấu bằng nồi cơm điện với lượng nước như nấu cơm thường ngày. Cà rốt thái hạt lựu, luộc sơ qua vừa chín. Nếu dùng dưa leo thì cũng thái hạt lựu. Táo thái hạt lựu Tôm nõn áp chảo cho cháy cạnh để thơm hơn Mix tất cả nguyên liệu lại với nhau, thêm giấm, dầu oliu, muối tiêu là hoàn thành món ăn.
Cách làm Bánh mì Địa trung hải
- Nguyên liệu:
- Cách làm: Cắt lát bánh mì và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 250 độ C trong vòng 2-3 phút. Thái nhỏ cà chua bi, trộn cùng dầu olive sao cho ướt hết cà chua, thêm vào một ít muối hồng, tiêu và rau thìa là. Phết sốt cà chua vừa làm lên bánh mì, thế là hoàn thành rồi.
Chúc cả nhà thực hiện thành công!
>>> Xem ngay: 100+ Loại thực phẩm, rau của quả hữu cơ đạt chứng nhận organic của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) và Liên Minh Châu Âu (EU)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!