Không nên coi thường khi trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt

Trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt là triệu chứng khá hiếm gặp nhưng nếu con bạn mắc phải triệu chứng này, đừng nên coi thường mà hãy cẩn trọng lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin về trường hợp trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt.

Thế nào gọi là hiện tượng trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt?

Trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt là hiện tượng vùng da quanh mắt bị tối sạm màu đi so với bình thường. Đây là tình trạng khá hiếm gặp ở trẻ em mới sinh. Hiện tượng này xảy ra do lượng melanin sản sinh tại vùng quanh ổ mắt nhiều hơn bình thường, khiến xuất hiện quầng thâm mắt. Hiện tượng này còn được gọi là tăng sắc tố vùng quanh mắt.

Hiện tượng quầng thâm mắt xuất hiện biểu thị cho sự mệt mỏi của trẻ hoặc có thể trẻ đã bị phơi nhiễm chất gây kích thích dị ứng. Hoặc nặng hơn, quầng thâm mắt có thể gây ra do xuất hiện khối u của các dây thần kinh, gọi là bệnh u nang thần kinh. Nếu thấy hiện tượng tối sạm ở vùng da gần mắt thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay để có phương án điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt

Da trẻ quá mỏng và nhạy cảm

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thâm quầng mắt nhưng phổ biến là do vùng da dưới mắt của trẻ quá mỏng, do đó, nhìn rõ các mạch máu hơn. Một số trẻ mới sinh có làn da mịn mỏng nên người ta sẽ thấy rõ quầng thâm ở vùng dưới mắt hơn.

Do di truyền trong gia đình

Quầng thâm mắt có thể gây ra do sự di truyền trong gia đình. Nếu bố mẹ bị quầng thâm mắt thì con cái sinh ra cũng có khả năng bị quầng thâm mắt.

Dấu hiệu của trẻ bị mệt

Bé mệt mỏi cũng là yếu tố dẫn đến hiện tượng quầng thâm mắt. Nước da của trẻ sẽ tái nhợt hơn khi bị mệt. Những sắc đen của mạch máu sẽ được nhìn thấy rõ rệt hơn bình thường, đặc biệt vùng dưới mắt.

Do một số bệnh lý khác gây ra

Một số ít trường hợp quầng thâm mắt là do dị ứng thời tiết, bệnh chàm, nhiễm khuẩn xoang, nhiễm trùng hô hấp hoặc mất nước. Nếu bị dị ứng dẫn đến quầng thâm, trẻ có thể bị nghẹt mũi. Bởi, hô hấp suy giảm sẽ gây áp chế lên tĩnh mạch. Từ đó gây sưng tĩnh mạch dưới mắt. Bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị.

Không nên coi thường khi trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt
Trẻ sơ sinh bị thâm quầng mắt báo hiệu nhiều vấn đề

Làm sao để trẻ hết bị quầng thâm ở mắt?

Để ngăn ngừa, phòng tránh tình trạng quầng thâm ở mắt, bố mẹ nên lưu ý:

Cho trẻ ngủ đủ giấc, hoạt động vui chơi lành mạnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ chất cho trẻ.

Thường xuyên vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Cắt tỉa móng tay để hạn chế gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ.

Khi có hiện tượng bệnh lý bất thường, phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế uy tín gần nhất.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị thâm quầng ở mắt. Bố mẹ nên lưu ý chăm sóc con trẻ thật chu đáo để phòng tránh bệnh ngoài ý muốn nhé.

>>> Khi trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để chóng khỏi?

Liên hệ:

Cơ sở 1: Số 503 Điện Biên Phủ, phường 3, quận 3, TP.HCM (từ Lý Thái Tổ đi vào Điện Biên Phủ 400m bên tay phải)

Cơ sở 2: 872/25/40 Quang Trung, P. 8, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: [email protected]

Điện thoại: 028 3835 0132

Hotline: 0902 815 245