Tìm hiểu về cây tơm trơng – dược liệu quý không phải ai cũng biết

Tơm trơng là vị thuốc đã được truyền lại từ ông “Vua voi”, không những tăng cường sinh lý nam mà còn có tác dụng tuyệt vời đối với các bệnh lý xương khớp, gout. Vậy công dụng và cách sử dụng ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Cây tơm trơng là cây gì?

Cây tơm trơng có tên khoa học la Atao nenso, thuộc họ Trúc đào, thường được người dân tộc M’nông gọi là cây Tơm Trơng Nenso.

Tơm trơng là dạng cây bụi, có thể cao tới 1,5m, mọc thành từng bụi nhỏ, thân cây có mủ, khi phơi khô bẻ vỏ thân cây có màng tơ trắng. Lá thuôn nhọn, có lông tơ mỏng, mọc đối hình xoắn hay xoắn bầu dục thon. Mặt trên và mặt dưới của lá nhẵn bóng, được bao phủ bởi lớp lông tơ mềm trắng.

2. Phân bố

Tơm trơng chủ yếu mọc ở vùng núi cao Tây Nguyên, là một trong vi chủ dược của bài thuốc Amakong – giúp bồi bổ chức năng thận, cường dương, giảm mệt mỏi, đau nhức từ già làng Amakong, người được mệnh danh là Vua voi. Hiện ở các khu vực khác tại Việt Nam chưa tìm thấy nguồn dược liệu này.

3. Thành phần hóa học

Khi chiết xuất rễ, thân của cây tơm trơng được các thành phần hóa học như: tinh dầu, alkaloid, phytosterol giúp bổ thận tráng dương và phân giải acid uric hiệu quả.

Ngoài các hoạt chất trên còn có nhiều khoáng chất như: Li, Mg, Al, K, Ca, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, As, Ce, No… Trong đó, magie cần thiết cho quá trình đường phân, kẽm, giúp tăng sinh lực, selen bảo vệ tế bào, liti cân bằng tâm lý v.v…

4. Mùi vị

Theo nghiên cứu từ Đông y, tơm trơng có vị chát, tính bình, có tác dụng vào can, thận, chủ trị các bệnh về đau nhức, sinh lý và tác dụng cho những người bị bệnh gout.

>> Tìm hiểu thêm: Cao gắm chữa bệnh gút – Không phải ai cũng biết công dụng tuyệt vời này!

5. Thu hái và chế biến

Thời điểm thu hoạch cây tơm trơng vào khoảng cuối xuân và chỉ sử dụng thân và rễ vì hai bộ phận này có nhiều hoạt chất có giá trị y học cao.

Cây sau khi thu hái sẽ được cắt thành từng khúc ngắn khoảng 10-20cm đem phơi khô làm thuốc. Đây là một trong những vị thảo dược ít được biết đến, tập trung chủ yếu ở vùng cao nguyên Tây Nguyên, đã được đồng bào Tây nguyên sử dụng trong các bài thuốc với nhiều công dụng khác nhau.

6. Cây tơm trơng có tác dụng gì?

Cây tơm trơng có vị đắng, chát, tính bình, đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc, đặc biệt bài thuốc Amakong nổi tiếng, có tác dụng bồi bổ, bổ thận tráng dương.

Loại thảo dược này hiện chưa có tên trong từ điển cây thuốc quý của y học cổ truyền nhưng đã được lưu truyền trong dân gian nhờ một số công dụng như:

  • Giúp tăng cường thể trạng, bổ thận tráng dương
  • Giúp giảm đau nhức xương khớp, điều trị bệnh gout hiệu quả
  • Hỗ trợ chữa bệnh thận, giảm mỡ máu, giảm cholesterol
  • Giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
  • Có hoạt chất phytosterol, kìm hãm sự phát triển của một số tế bào gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng.
  • Ngăn ngừa lao phổi, chống lại virus gây bệnh nhờ hoạt chất alkaloid
  • Tăng sức đề kháng, giảm căng thẳng
  • Có tác dụng chữa viêm xoang mũi
  • Chống mệt mỏi, đào thải độc tố, giúp ăn ngon, ngủ ngon

7. Tơm trơng trị gout hiệu quả không?

Trong nghiên cứu của Đại học Huế về Tơm trơng trong đề tài “Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học của một số cây thuốc của dân tộc bản địa tỉnh Đắk Lắk” đã chỉ ra, định lượng alkaloid, phytosterol có trong tơm trơng, đặc biệt phytosterol có tác dụng:

  • Giảm acid uric và cholesterol trong máu
  • Chống oxy hóa
  • Chống loét, nấm, xơ vữa động mạch
  • Kìm hãm sự phát triển của chất độc trong tế bào
  • Điều hòa hệ miễn dịch
  • Chống ung thư…

Công trình nghiên cứu độc lập khác về Tơm trơng Atao Nenso tiến hành tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự.

Ngoài ra, hoạt chất phytosterol còn có tác dụng chống sưng viêm tại ổ khớp và tổ chức quanh khớp.

Như vậy, cây tơm trơng có tác dụng trong chữa bệnh gout với cơ chế làm giảm lượng acid uric trong máu, ngăn ngừa những cơn đau do gout cấp gây nên.

: Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

8. Bào chế thuốc chữa bệnh

8.1. Dùng cây tơm trơng sắc uống

Công dụng:

  • Hạ nồng độ acid uric trong máu, tăng cường chức năng bài tiết của thận, giảm đau cơ xương, tăng cường sức khỏe tim mạch.

Cách dùng:

  • Lấy 50g thân, rễ cây rửa sạch, sắc với 2 lít nước
  • Đun đến khi cạn còn 1 lít nước tắt bếp
  • Chia nhỏ uống hết trong ngày

Lưu ý: Có thể thái mỏng hoặc chẻ nhỏ thân và rễ cây để các hoạt chất tiết ra hết trong quá trình sắc. Nước sắc có vị hơi chát, không khó uống.

8.2. Sử dụng tơm trơng ngâm rượu

Công dụng:

  • Bổ thận, mạnh gân xương, giúp giảm đau xương khớp, ổn định hệ tim mạch

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 kg tơm trơng khô thái mỏng, 4 lít rượu, bình thủy tinh hoặc sành sứ
  • Tơm trơng sau khi phơi khô, sao vàng rồi hạ thổ và đổ vào bình ngâm cùng 4 lít rượu đã chuẩn bị
  • Đậy kín nắp bình và ngâm trong thời gian từ 1 tháng trở nên có thể dùng được

Cách sử dụng:

  • Nên sử dụng trước bữa ăn 1-2 ly nhỏ khoảng 20ml. Không nên uống quá nhiều

8.3. Bài thuốc chữa bệnh gout từ tơm trơng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: tơm trơng 20g, thổ phục linh 16g, dâm dương hoắc 10g, nhân trần 10g, cây cối xay 12g, bông mã đề 10g, bạch truật 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g
  • Sắc các nguyên liệu trên với 5 bát nước và vài lát gừng tươi đến khi còn hai bát
  • Chia nhỏ, uống làm 2 ngày trong lần

>>Tìm hiểu thêm: Khám phá ngay cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam, lá tía tô, nước dừa

9. Lưu ý khi sử dụng tơm trơng

Tơm trơng mặc dù đem lại nhiều tác dụng, trong đó có hỗ trợ điều trị bệnh gout nhưng trong quá trình sử dụng nên lưu ý một số điểm sau, tránh việc sử dụng sai mục đích dẫn tới những tương tác với dược liệu:

  • Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ
  • Không nên lạm dụng tác dụng của tơm trơng mà sử dụng quá liều, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn
  • Người dị ứng với các thành phần của tơm trơng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Nên sử dụng đúng đối tượng, đúng phương pháp, dùng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Tơm trơng là một trong những vị thuốc ít có trên thị trường, vì vậy người mua cũng khó phân biệt được thật giả. Để biết chính xác cây tơm trơng thật, bạn chỉ cần bẻ phần vỏ cây, nếu thấy những sợi tơ mỏng màu trắng là mủ keo của vỏ. Nếu vị thuốc giả sẽ không có sợi tơ màu trắng này.
  • Người bệnh gout nên sử dụng thuốc sắc, hạn chế sử dụng rượu tơm trơng, nếu sử dụng nên có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

10. Mua tơm trơng ở đâu uy tín?

Có rất ít hình ảnh cũng như thông tin liên quan tới cây tơm trơng, vì vậy không tránh khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường. Người bệnh chỉ nên tìm mua tơm trơng được phân phối từ những đơn vị có uy tín trên thị trường, đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm.

Ngoài việc mua thành phẩm, hiện nay, trên thị trường đã có những đơn vị sử dụng vị thuốc tơm trơng trong việc điều trị, hỗ trợ điều trị gout như Viên uống Baigout, với các thành phần từ thiên nhiên như cây tơm trơng, chiết xuất hạt cần tây và chiết xuất nhũ hương.

Trong sản phẩm Hoàng Tiên Đan sử dụng cho người tăng acid uric trong máu gây bệnh gout, người thường xuyên xuất hiện gút cấp và gút mạn tính cũng sử dụng những thành phần như tơm trơng, khúc khắc, dâm dương hoắc.

Khi đặt mua các sản phẩm này, người bệnh cần chú ý tìm mua tại các nhà thuốc phân phối có uy tín trên thị trường và kiểm tra hạn sử dụng, quy cách đóng gói cẩn thận, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

11. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu chính thống nghiên cứu cụ thể các tác dụng của tơm trơng. Do đó, người bệnh không nên “thần thánh hóa” vị thuốc này.

Để phòng tránh và khắc phục những cơn đau do gout, người bệnh cần chú ý tới thực đơn và cách sinh hoạt hằng ngày bằng việc:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá
  • Hạn chế các loại thịt đỏ, giàu nhân purin, thay thế bằng các loại thịt trắng
  • Bổ sung tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate
  • Bổ sung thực phẩm tăng chức năng đào thải acid uric như cherry, dâu tây, cam, cải bẹ,..
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày, tránh tình trạng để cơ thể mất nước
  • Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ đẩy lùi các cơn đau và giảm acid uric trong máu
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, luyện tập vừa sức

Trên đây là một số thông tin về cây tơm trơng và những bài thuốc từ thảo dược này. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do vậy, khi quyết định sử dụng, nên hỏi ý kiến từ người có chuyên môn. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc trao đổi với bác sĩ tại đây.

XEM THÊM:

  • Thổ phục linh (khúc khắc): Vị thuốc quý trong bài thuốc trị gout, xương khớp
  • Lá sói rừng – vị thuốc tiêu viêm, giảm đau mạnh như tân dược
  • 5+ Lý do người bệnh gút tin dùng Viên Gout Tâm Bình