Đo điện trở đất bằng ampe kìm là một trong những chức năng thường thấy ở nhiều dòng ampe kìm nói chung và ampe kìm đo điện trở đất nói riêng hiện nay. Nếu bạn mới biết đến chức năng này và chưa biết làm sao để đo được điện trở đất bằng thiết bị này, hãy theo dõi cách đo điện trở đất bằng ampe kìm trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Đo điện trở đất có tác dụng gì?
Việc đo điện trở đất là rất quan trọng trong thi công xây dựng, lắp đặt hệ thống lưới điện,… Có 3 lý do chính mà bạn cần phải đo điện trở đất là:
-
Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công chống sét. Đây cũng là yêu cầu cơ bản đối với hầu hết các công trình xây dựng hiện nay. Theo đó, các công trình cần phải có giấy đo điện trở đất theo luật phòng cháy chữa cháy thì mới được thi công.
-
Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị điện, điện tử, viễn thông. Đồng thời giúp tăng tuổi thọ và làm giảm tình trạng hư hỏng của thiết bị lắp đặt.
-
Đảm bảo tính chính xác của các thiết bị đo lường, thiết bị nối đất trong suốt quá trình sử dụng. Hạn chế các nguy cơ khiến giá trị điện trở đất tăng lên so với giá trị cho phép sau một thời gian sử dụng do bị mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, môi trường gắn cọc,…
Cách đo điện trở đất bằng ampe kìm
Để thực hiện phép đo điện trở tiếp địa bằng ampe kìm an toàn và chính xác nhất, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn đo điện trở đất bằng ampe kìm dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra ampe kìm
Để chắc chắn rằng thiết bị hoạt động tốt và cho kết quả đo chính xác nhất, không bị gián đoạn trong quá trình làm việc thì việc đầu tiên trước khi tiến hành kiểm tra điện trở đất là bạn phải kiểm tra xem ampe kìm có hoạt động tốt không.
Hãy kiểm tra xem pin của máy đã được nạp đầy hay chưa bằng cách xem trên màn hình hiển thị có ký hiệu +- hay không hoặc ampe kìm có xuất hiện âm thanh cảnh cáo không. Nếu có thì có nghĩa là pin đang bị yếu và bạn cần phải sạc pin hay thay pin mới ngay để đảm bảo máy cho phép đo chính xác nhất.
Bước 2: Cắm dây đo
Đấu nối các đầu đo của thiết bị cẩn thận, chính xác theo đúng kỹ thuật và yêu cầu của hệ thống tiếp địa chuẩn.
Bước 3: Tiến hành đo điện trở đất
Thực hiện đo điện trở đất bằng ampe kìm đo điện trở đất. Trước tiên, bạn điều chỉnh ampe kìm về thanh đo EARTH VOLTAGE. Nếu thấy đồng hồ chỉ thị giá trị đo nhỏ hơn 10V là được.
Sau đó, bật chuyển mạch của ampe kìm về thang đo 2000 Ohm (thang đo lớn nhất của thiết bị – tùy thuộc vào loại máy). Tiếp đến, bạn ấn và xoay phím PRESS TO TEST. Nếu bạn thấy ampe kìm chớp nháy liên tục thì nghĩa là các que đo hoặc cọc đất chưa được tiếp xúc tốt cần tiếp tục đổ nước vào cọc đất.
Bước cuối cùng, các bạn bật chuyển mạch về thang đo 20 Ohm, đồng thời bật phím PRESS TO TEST để kiểm tra chỉ thị trên giá trị điện trở của tổ đất. Thông số hiển thị trên màn hình chính là kết quả của phép đo.
XEM THÊM: Cách sửa các lỗi thường gặp trên đồng hồ ampe kìm
Top ampe kìm đo điện trở đất tốt nhất
Nếu bạn đang có nhu cầu mua ampe kìm đo điện trở đất nhưng lại có quá nhiều dòng sản phẩm trên thị trường khiến bạn không biết nên chọn loại nào tốt thì bạn có thể tham khảo một số mẫu ampe kìm đang được ưa chuộng và bán chạy nhất hiện nay dưới đây:
Ampe kìm đo điện trở đất Kyoritsu 4200
Ampe kìm Kyoritsu 4200 là dụng cụ đo điện trở nối đất chuyên dụng, thường được sử dụng cho các công việc kiểm tra và bảo trì hệ thống nối đất chống sét, nối đất an toàn,… nhằm giảm các tai nạn về điện. Đây là thiết bị đo điện Kyoritsu có khả năng đo chính xác dòng điện xoay chiều ngay cả trong môi trường sóng bị biến dạng từ 1mA đến 30.0A nhờ được tích hợp công nghệ True RMS.
Kyoritsu 4200 có thiết kế nhỏ gọn, an toàn cho người sử dụng nhờ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn IEC 61010-1: CAT IV 300V Mức độ ô nhiễm 2.
Để hiểu thêm về khả năng làm việc của sản phẩm, các bạn có thể theo dõi thông số kỹ thuật dưới đây:
Dải đo kháng đất:
- 20.00 / 200.0 / 1500Ω
- ± 1.5% ± 0.05Ω (0.00 – 20.99Ω) *
- ± 2% ± 0.5Ω (16.0 – 99.9Ω)
- ± 3% ± 2Ω (100.0 – 209.9Ω)
- ± 5% ± 5Ω (160 – 399Ω) )
- ± 10% ± 10Ω (400 – 599Ω)
Dải đo dòng điện AC (50Hz / 60Hz) tự động: 100.0 / 1000mA / 10.00 / 30.0A
- ± 2% ± 0.7mA (0.0 – 104.9mA)
- ± 2% (80mA – 31.5A)
Hiển thị vượt quá dải: dòng chữ “OL” được hiển thị khi đầu vào vượt quá giới hạn trên của phạm vi đoThời gian đáp ứng: Khoảng 7 giây (Điện trở đất) 2 giây (dòng AC)Tỷ lệ mẫu: Khoảng 1 lần mỗi giây
Ampe kìm đo điện trở đất Kyoritsu 4202
Ampe kìm Kyoritsu 4202 là công cụ đo điện trở nối đất hiện đại, được trang bị nhiều chức năng làm việc thông minh như:
- Công nghệ True RMS giúp thực hiện phép đo nhanh và chính xác mà ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện áp
- Ứng dụng Bluetooth cho phép quan sát kết quả đo theo thời gian thực ngay trên thiết bị Android
- Chức năng lọc giúp tăng khả năng miễn nhiễm với nhiễu điện và dấu hiệu nhiễu xuất hiện trong môi trường quá ồn.
Máy có thiết kế nhỏ gọn, hàm kẹp lớn với kích thước lên đến 31mm, có thể kẹp được nhiều loại dây dẫn khác nhau. Bạn có thể theo khả năng làm việc của thiết bị này thông qua các thông số kỹ thuật dưới đây:
Dải đo kháng đất:
- 20,00 / 200,00 / 1500Ω
- ± 1,5% ± 0,05Ω (0,00 – 20,99Ω)
- ± 2% ± 0,5Ω (16,0 – 99,9Ω)
- ± 3% ± 2Ω (100,0 – 209,9Ω)
- ± 5% ± 5Ω (160 – 399Ω)
- ± 10% ± 10Ω (400 – 599Ω)
Dải đo dòng điện AC (50Hz / 60Hz) tự động: 100.0 / 1000mA / 10.00 / 30.0A
- ± 2% ± 0.7mA (0.0 – 104.9mA)
- ± 2% (80mA – 31.5A)
Hiển thị vượt quá dải: “OL” được hiển thị khi đầu vào vượt quá giới hạn trên của dải đoThời gian đáp ứng: Khoảng 7 giây (Điện trở đất), 2 giây (dòng AC)Tỷ lệ mẫu: Khoảng 1 lần mỗi giây
Ampe kìm đo điện trở đất Kyoritsu 2062
Kyoritsu 2062 là thiết bị đo và kiểm tra điện trở đất chuyên dụng dành cho kỹ sư, thợ điện, công nhân điện,… Ngoài chức năng đo điện trở đất, thiết bị này còn có thể thực hiện nhiều phép đo khác như: đo điện áp, dòng điện, công suất, góc pha, sóng hài,…
Thông số kỹ thuật cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng vận hành của sản phẩm này:
Dải đo điện áp AC:
- Dải đo: 1000V
- Độ chính xác: ± 0,7% rdg ± 3dgt (40,0 – 70,0Hz); ± 3,0% rdg ± 5dgt (70,1 – 1kHz)
- Hệ số đỉnh: 1,7 trở xuống
Dải đo dòng điện AC:
- Dải đo: 40.00 / 400.0 / 1000A (tự động 3 dải)
- Độ chính xác: ± 1.0 % rdg ± 3dgt (40.0 – 70.0Hz), ± 2.0 % rdg ± 5dgt (70.1 – 1kHz)
- Hệ số đỉnh: 3 hoặc ít hơn trên dải 40.00A / 400.0A, 3 hoặc ít hơn 1500A đỉnh trên dải 1000A
Tần số:
- Phạm vi hiển thị: 40,0 – 999,9Hz
- Độ chính xác: ± 0,3 % rdg ± 3dgt
Công suất tác dụng:
- Dải đo: 40,00 / 400,0 / 1000kW
- Độ chính xác: ± 1,7% rdg ± 5dgt (PF1, sóng sin, 45 – 65Hz)
Công suất biểu kiến:
- Dải đo: 40,00 / 400,0 / 1000kVA
- Độ chính xác: ± 1dgt so với mỗi giá trị được tính toán; Tổng: thêm lỗi của từng kênh, 3P3W: ± 2dgt, 3P4W: ± 3dgt
Công suất phản kháng:
- Dải đo: 40,00 / 400,0 / 1000kVar
- Độ chính xác: ± 1dgt so với mỗi giá trị được tính toán; Tổng: thêm lỗi của từng kênh, 3P3W: ± 2dgt, 3P4W: ± 3dgt
Hệ số công suất:
- Phạm vi hiển thị: -1.000 – 0.000 – +1.000
- Độ chính xác: ± 1dgt so với mỗi giá trị được tính toán; Tổng: thêm lỗi của từng kênh, 3P3W: ± 2dgt, 3P4W: ± 3dgt
Hy vọng rằng với những hướng dẫn trên đây của chúng tôi về cách đo điện trở tiếp địa bằng ampe kìm và một số gợi ý về các loại ampe kìm đo điện trở đất tốt nhất hiện nay, các bạn đã nắm được cách sử dụng chức năng này của ampe kìm cũng như lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu công việc và sử dụng của bản thân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!