Thuốc Hapacol 650 được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol 650mg cùng một số thành phần tá dược khác có tác dụng chính như đau đầu hoặc đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng,… và giúp trị các cơn đau nhức do nguyên nhân cảm cúm, cảm lạnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Hapacol 650, bạn hãy dành chút thời gian tham khảo qua các thông tin dưới đây nhé!
22/03/2022 | Cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn hiệu quả và lưu ý một số sai lầm28/09/2020 | Bạn biết gì về thuốc Paracetamol? Khi dùng cần lưu ý điều gì?21/04/2020 | Những thông tin cần biết về thuốc Paracetamol
1. Công dụng của thuốc Hapacol 650mg là gì?
Paracetamol là thành phần quan trọng chứa trong Hapacol với công dụng hỗ trợ giảm đau, hạ sốt khá hiệu quả. Cơ chế tác động của thuốc là khi được đưa vào cơ thể, thuốc sẽ gây tác động lên vùng trung tâm điều khiển nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Mục đích của việc này là giúp cơ thể hạ nhiệt, giảm sốt, tăng lưu lượng máu ngoại biên và tăng tỏa nhiệt.
Tuy nhiên nếu uống Hapacol 650 khi nhiệt độ cơ thể đang ở mức bình thường thì sẽ không gây hạ thân nhiệt. Đặc biệt hơn, bằng cơ chế nâng cao khả năng chịu đau của mỗi người, thành phần Paracetamol sẽ giúp xoa dịu cơn đau cho cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thuốc Hapacol có công dụng hỗ trợ giảm đau, hạ sốt khá hiệu quả
Trong trường hợp dùng Hapacol 650 theo liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo thì tác dụng giảm đau hạ sốt của thuốc gần như tương đương với Aspirin. Tuy nhiên Paracetamol thường ít gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tim mạch của người bệnh. Ngoài ra acid base trong cơ thể cũng không bị thuốc làm cho mất cân bằng. Một ưu điểm khác của Hapacol 650 đó là khống gây xước, kích ứng hay chảy máu niêm mạc dạ dày.
Khi vào cơ thể, thuốc Hapacol 650 có thể dễ dàng hấp thụ nhanh chóng và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Gan là cơ quan đảm nhận vai trò chuyển hóa thuốc và sau đó thận sẽ tiếp nhận khâu thải trừ. Cần khoảng từ 1,25 – 3h cho một lần bán thải của thuốc.
Như đã phân tích trước đó, nhờ công dụng giảm đau của thành phần paracetamol nên thuốc Hapacol 650 được áp dụng đối với bệnh nhân bị đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau răng, đau nhức cơ thể do cúm hoặc cảm lạnh, đau sau tiêm, đau do viêm khớp, và dùng cả khi bị sốt.
2. Liều dùng và chỉ dẫn sử dụng thuốc Hapacol 650
Liều lượng đối với từng đối tượng người bệnh:
-
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1 viên/lần, uống từ 3 – 4 lần/ngày. Mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng và lưu ý là không được dùng quá 6 viên/ngày;
-
Bệnh nhân suy thận nặng thì mỗi liều cần uống cách nhau ít nhất là 8 tiếng;
-
Trong vòng 24h không nên uống quá 4 gam và chú ý đến khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc. Nếu người bệnh bị sốt cao hơn 39,5 độ kéo dài trên 3 ngày, sốt tái phát nhiều lần hoặc xuất hiện các triệu chứng mới thì nên ngừng dùng thuốc. Đối với trường hợp đau nhiều, đau kéo dài hơn 5 ngày thì cũng không được sử dụng Hapacol 650;
-
Đối với liều dùng đã quên, hãy uống ngay sau khi nhớ ra nhưng nếu thời điểm phát hiện đã gần tới liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều trước đó, uống liều kế tiếp theo kế hoạch. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều lượng để bù lại lần uống đã quên.
Thuốc Hapacol được sử dụng khá phổ biến
Xử trí ra sao nếu uống Hapacol 650 quá liều?
-
Biểu hiện khi dùng quá liều thuốc Hapacol 650 bao gồm: đau bụng, nôn mửa, xanh tím niêm mạc, da và móng tay, thậm chí là bị hoại tử gan do thuốc có thể gây ngộ độc gan và dẫn đến tử vong;
-
Bệnh nhân bị nhiễm độc Paracetamol nghiêm trọng cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Đầu tiên là tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân. Thời điểm vàng để thực hiện điều này trong vòng 4 giờ sau khi sử dụng thuốc;
-
Trong trường hợp này, liệu pháp giải độc với hợp chất Sulfhydryl hoặc N-Acetylcystein cần phải được áp dụng ngay lập tức trong khoảng thời gian 36 tiếng kể từ khi dùng quá liều lượng. Đặc biệt N-Acetylcystein phát huy hiệu quả tốt nhất trong khoảng thời gian là dưới 10 giờ sau khi dùng Paracetamol.
Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo về liều lượng dùng thuốc. Để biết cách sử dụng thuốc sao cho đạt hiệu quả cao, người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
3. Một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng thuốc Hapacol 650
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Hapacol 650 đó là:
-
Buồn nôn, nôn mửa;
-
Dị ứng, phát ban trên da;
-
Thiếu máu giảm bạch cầu và huyết cầu (hiếm gặp);
-
Suy gan nếu dùng liều cao trong thời gian dài;
-
Trong Hapacol 650 có chứa thành phần là Cafein nên nếu dùng nhiều sẽ làm tăng huyết áp, mất ngủ vào ban đêm và ngủ gật vào ban ngày. Ngoài ra thành phần này còn khiến người bệnh gặp các triệu chứng khác như hồi hộp, run rẩy, lo lắng, buồn nôn,…
Nếu gặp các biểu hiện trên, tốt nhất bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và tham vấn bác sĩ chuyên khoa.
4. Lưu ý cụ thể khi dùng thuốc Hapacol 650
-
Thuốc không dành cho những ai bị dị ứng với các thành phần chứa trong thuốc hoặc người bị thiếu hụt glucose -6 phosphat dehydrogenase;
-
Hạn chế dùng Hapacol 650 cho những trường hợp bị suy giảm chức năng gan thận hoặc có tiền sử thiếu máu;
-
Bệnh nhân bị Phenylceton – niệu hay những người cần hạn chế hấp thụ phenylalanin thì không nên dùng Hapacol 650 hoặc những thực phẩm chứa Aspartame;
-
Bệnh nhân bị huyết áp cao nên hết sức thận trọng khi sử dụng Hapacol 650 vì trong thuốc có chứa Cafein làm tăng huyết áp;
-
Không kết hợp sử dụng Hapacol 650 và đồ uống có cồn như bia rượu vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, dễ bị ngộ độc gan rất nguy hiểm;
-
Một số phản ứng da nghiêm trọng nhưng không phổ biến do Paracetamol trong Hapacol 650 gây nên bao gồm hội chứng Lyell, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng ngoại ban mủ toàn thân cấp tính hoặc hội chứng Stevens-Johnson;
-
Nếu dùng Hapacol 650 cùng lúc với isoniazid hoặc thuốc chống co giật sẽ làm tăng khả năng gây ngộ độc gan. Ngoài ra bệnh nhân không nên dùng chung Hapacol 650 với những thuốc hay thức uống có chứa cafein.
Khi sử dụng thuốc Hapacol 650 cần cẩn trọng trước tác dụng phụ gây ngộ độc gan nếu dùng sai cách
Nhìn chung, Hapacol 650 là một loại thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị giảm đau và cải thiện triệu chứng sốt. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần hết sức lưu ý các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc mang lại. Tốt nhất nên uống theo đơn hoặc dưới sự tư vấn y khoa của bác sĩ..
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!