Mặc dù viên nén và viên con nhộng đều hoạt động theo cách tương tự nhau, tuy nhiên chúng vẫn có những khác biệt chính. Mỗi hình thức sẽ phù hợp cho từng tình huống khác nhau.
Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của từng loại, những điểm khác nhau để bạn có thể sử dụng chúng một cách an toàn.
Viên nén là gì?
Viên nén có thể ở dưới dạng hình tròn, thuôn dài hai đầu hay hình đĩa dẹt. Viên nén dạng thuôn dài giúp bạn dễ nuốt hơn. Một số loại có kẻ vạch ngang ở giữa, giúp bạn có thể dễ dàng chia đôi viên thuốc.
Một số viên nén được lớp phủ một lớp đặc biệt bên ngoài, nhằm ngăn chúng bị phá hủy bởi dịch acid trong dạ dày. Mục đích của lớp phủ này là để đảm bảo rằng viên thuốc sẽ chỉ tan sau khi đã vào tới ruột non.
Có dạng nhai, dạng hòa tan (ODT) ngay trong miệng và phân hủy bởi nước bọt. Những dạng này đặc biệt hữu ích cho những người gặp khó khăn khi nuốt viên thuốc.
Các viên nén sau khi được hòa tan xuống ruột, được hấp thụ vào máu, sẽ di chuyển đến gan. Sau đó thuốc được đưa đến cơ quan đích để thực hiện chức năng của mình. Trong suốt quá trình di chuyển và tác động lên cơ thể, thuốc sẽ trải qua những thay đổi về hóa học, được gọi là chuyển hóa thuốc. Cuối cùng, thuốc được bài tiết qua nước tiểu hoặc qua phân.
Một viên con nhộng là gì?
Viên con nhộng là dạng thuốc được bao bọc trong một lớp vỏ bên ngoài. Lớp vỏ bên ngoài này cũng sẽ bị phá vỡ khi vào trong đường tiêu hóa, được hấp thu vào máu, sau đó được phân phối đi các cơ quan đích và cũng trải qua quá trình chuyển hóa tương tự như thuốc viên nén.
Viên con nhộng vỏ cứng
Phần vỏ bên ngoài của một viên con nhộng vỏ cứng được chia thành hai phần. Phần bên trong được thiết kế phù hợp để tạo thành một vỏ bọc kín, và bên trong phần này chứa đầy thuốc ở dạng khô bột, dạng viên nhỏ.
Cách chế tạo này giúp cho một viên thuốc có thể chứa nhiều thành phần thuốc hơn một viên thông thường. Do đó, những viên thuốc loại này được coi là lý tưởng cho hiệu quả đa tác động hay có tác dụng trên diện rộng.
Viên con nhộng vỏ dạng gel mềm
Viên con nhộng vỏ dạng gel mềm có hình dạng hơi khác so với viên con nhộng vỏ cứng. Chúng thường to hơn, và màu sắc thường trong hơn thay vì mờ đục.
Các viên thuốc dạng này còn được gọi là các viên dạng gel lỏng, vì chúng có chứa thành phần thuốc trong một hỗn hơp gelatin hoặc một chất lỏng tương tự. Các chất lỏng chứa này dễ tiêu hóa, do đó các hoạt chất của viên thuốc sẽ được giải phóng và hấp thụ sau khi đi vào cơ thể.
Ưu và nhược điểm của thuốc viên nén
Ưu điểm của viên nén:
- Ít tốn kém: viên nén thường có chi phí sản xuất thấp hơn so với viên con nhộng, do vậy giá cả có thể thấp hơn.
- Ổn định và thời hạn sử dụng: viên nén thường ổn định hơn và thường có thời hạn sử dụng lâu hơn so với viên con nhộng.
- Liều lượng: viên nén có thể chứa lượng hoạt chất cao hơn viên con nhộng.
- Có thể chia nhỏ khi sử dụng. Không giống như viên con nhộng, viên nén có thể chia nhỏ làm hai hay nhiều phần, để sử dụng liều thấp hơn khi cần thiết.
- Nhai được. Một số viên nén có sẵn ở dạng nhai hoặc thậm chí có thể hòa tan ngay trong miệng.
Nhược điểm của viên nén:
- Viên nén gây nhiều khả năng bị kích ứng đường tiêu hóa
- Tác dụng thuốc chậm. Khi vào cơ thể, viên nén được hấp thụ chậm hơn so với viên con nhộng. Do vậy, dạng thuốc này thường mất nhiều thời gian để có tác dụng trên cơ quan đích.
- Sự hòa tan không đồng đều. Việc nén dưới dạng viên cứng dẫn đến khả năng viên thuốc có thể bị phá hủy không đồng đều trong ruột, và điều này có thể làm giảm hiệu quả của việc hấp thu thuốc.
- Mùi vị không dễ chịu. Một số viên nén được một lớp phủ có hương vị để có thể che đi mùi vị khó chịu của thuốc, song một số thì không. Do đó, khi nuốt chúng có thể cảm thấy mùi vị không dễ chịu cho lắm.
Ưu và nhược điểm của thuốc viên con nhộng
Ưu điểm của thuốc viên con nhộng
- Hiệu quả nhanh. Viên con nhộng có xu hướng bị phá vỡ nhanh hơn so với viên nén, do đó cho tác dụng sẽ nhanh hơn so với viên nén.
- Không gây mùi vị khó chịu. Viên con nhộng thường ít có mùi vị khó chịu.
- Ngăn việc tự ý giảm liều. Viên con nhộng thường không dễ bị chia ra thành nhiều phần như viên nén. Do đó, khi sử dụng viên con nhộng sẽ giảm tình trạng tự ý giảm liều khi uống.
- Hấp thụ hoạt tính thuốc nhanh. Viên con nhộng có tính sinh khả dụng cao hơn, có nghĩa là hoạt tính của thuốc có khả năng hấp thu vào máu tốt hơn. Điều này có thể làm cho viên con nhộng có hiệu quả cao hơn so với viên nén.
Nhược điểm thuốc viên con nhộng:
- Kém bền. Viên con nhộng thường kém ổn định hơn so với viên nén trước các điều kiện môi trường khác nhau, đặc biệt là độ ẩm.
- Thời hạn sử dụng ngắn. Viên con nhộng hết hạn nhanh hơn so với viên nén.
- Chi phí cao. Những viên con nhộng có chứa chất lỏng thường tốn nhiều chi phí để sản xuất, nên chúng thường đắt tiền hơn so với viên nén.
- Có thể chứa các thành phần có nguồn gốc động vật. Nhiều viên con nhộng chứa gelatin có nguồn gốc từ động vật như lợn, bò hoặc cá. Điều này có thể khiến chúng không phù hợp cho những người ăn chay.
- Liều thấp. Liều lượng hoạt chất trong viên con nhộng không thể cao thuốc như viên nén. Vì vậy, nếu bạn cần một liều lượng nhất định, bạn sẽ phải dùng nhiều viên con nhộng hơn so với dùng viên nén.
Có an toàn khi nghiền viên nén hoặc mở viên con nhộng để uống?
Có những rủi ro liên quan đến việc nghiền viên nén hoặc mở viên con nhộng và để thoát chất lỏng của viên thuốc.
Viên nén được phủ một lớp đặc biệt để ngăn chặn bị phá hủy bởi acid trong dạ dày để có thể hấp thu trong ruột, và khi bạn nghiền chúng, chúng sẽ bị tiêu hủy ngay trong dạ dày của bạn. Điều này có thể dẫn đến việc bạn không nhận đủ liều lượng thuốc cần thiết do hoạt chất thuốc đã bị phá hủy và có thể các biến chứng khác tại dạ dày do tương tác với thuốc.
Việc quá liều có liên quan tới khả năng phóng thích kéo dài của một viên thuốc. Khi bạn làm nghiền nhỏ viên thuốc, hoạt chất trong thuốc có thể được giải phóng ồ ạt cùng một lúc, trái ngược với nguyên lý hấp thu dần dần tại ruột, và gây các tác dụng không mong muốn.
Tổng kết
Viên nén và viên con nhộng là hai hình thức thuốc uống phổ biến. Về cơ bản, chúng có một mục đích tương tự nhau là cung cấp một lượng hoạt chất thuốc cho cơ thể qua đường tiêu hóa, nhưng chúng cũng có những điểm khác nhau, và bạn có thể dựa vào những đặc điểm đó để tìm cho mình dạng thuốc phù hợp nhất.
Nếu bạn bị dị ứng với một số chất phụ gia trong thuốc, hay đang thực hiện chế độ ăn chay hoặc gặp tình trạng khó nuốt viên thuốc, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra loại nào là phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại: Sự nguy hiểm khi nuốt phải thuốc mà không uống nước
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!