Phun môi bị mưng mủ? Nguyên nhân và cách xử lý

Phun môi bị mưng mủ là một trong những hiện tượng rất dễ xảy ra đối với những ai thực hiện quá trình chăm sóc môi sai cách, không kiên cử thức ăn sau khi phun. Tình trạng này dẫn đến màu môi bị thâm hoặc không đều màu. Do đó, trước khi quyết định phun môi, nàng cần nắm rõ các thông tin xoay quanh vấn đề này.

Phun môi bị mưng mủ - dấu hiệu và biện pháp khắc phục
Phun môi bị mưng mủ – dấu hiệu và biện pháp khắc phục

Dấu hiệu của việc nhiễm trùng môi sau khi phun xăm

Nhiễm trùng môi cũng giống như nhiễm trùng da thông thường, đều có những biểu hiện dễ nhận biết bằng mắt như: phun môi bị mưng mủ, nổi mụn ở môi, mụn mủ hoặc mụn bọc, thời gian môi lành và hồi phục rất chậm, thậm chí môi còn có thể bị viêm loét, đau nhức, khiến bạn khó nói chuyện.

Môi đau rát trong thời gian dài

Dấu hiệu đầu tiên của phun môi bị sưng mủ chính là tình trạng đau rát của môi kéo dài trong nhiều ngày sau khi phun. Thông thường, môi chỉ sưng và cảm giác tê, đau nhứt trong 2-3 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu thời gian đau kéo dài, thì điều này đồng nghĩa môi bị tổn thương lớn do nhiều yếu tố khác nhau: tay nghề kỹ thuật viên yếu, mực xăm không chất lượng gây kích ứng, môi bị nhiễm trùng, …

Môi bắt đầu xuất hiện mụn nước

Sau khi cơn đau kéo dài mà không được xử lý, môi sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước li ti trên bề mặt môi sau 1-2 ngày, đi kèm với đó là tình trạng môi bị sưng. Đây chính là dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng Nếu tiếp tục không xử lý đúng cách, vệ sinh đúng chuẩn, mụn nước sẽ ngày càng lớn và lây lan sang các vùng da khác, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình môi hồi phục, lên màu cũng như sinh ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Môi xuất hiện các nốt mụn nước li ti
Môi xuất hiện các nốt mụn nước li ti

Môi bắt đầu mưng mủ

Mụn nước khi bị vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ sẽ bắt đầu trở viêm, mưng mủ. Đến bước này, chúng ta chắc chắn môi sẽ không lên màu như ý, và kết quả môi bị hỏng. Thay vì lo lắng, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được tư vấn và thực hiện đúng theo hướng dẫn.

Nguyên nhân phun môi bị mưng mủ, môi hỏng sau khi phun

Về bản chất, phun môi là phương pháp làm đẹp có độ an toàn khá cao, không gây tổn thương mạch máu hay dây thần kinh mà chỉ tác động nhẹ nhàng lên lớp thượng bì của da môi. Nhưng do một số lý do khác nhau mà xảy ra tình trạng phun xăm môi hỏng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của môi.

Kỹ thuật phun cũ, lạc hậu

Với những công nghệ phun lạc hậu trước đây, phun xăm thường được thực hiện bằng đầu kim to, thô, máy phun màu lỗi thời khiến đầu kim tác động quá mạnh lên lớp biểu bì, làm môi bị tổn thương diện rộng và sâu, tạo các vết hở, vết thương trên môi bị xấu, khó lành, dẫn đến tình trạng phun môi bị mưng mủ, nhiễm trùng, sưng, nổi mụn nước,…

Thiết bị không được sát trùng đúng cách

Việc thiết bị, dụng cụ phun xăm vệ sinh không kỹ, còn dính dịch cơ thể của khách hàng trước, không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng môi bị nhiễm trùng sau phun, bỏng rộp và mưng mủ, thậm chí làm lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Để phun môi không bị mưng mủ nhiễm trùng, việc vệ sinh thiết bị cũng rất quan trọng
Để phun môi không bị mưng mủ nhiễm trùng, việc vệ sinh thiết bị cũng rất quan trọng

Sử dụng mực phun kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng

Việc thiết bị, dụng cụ phun xăm vệ sinh không kỹ, còn dính dịch cơ thể của khách hàng trước, không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng môi bị nhiễm trùng sau phun, bỏng rộp và mưng mủ, thậm chí làm lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Mực phun không chỉ quyết định màu môi lên chuẩn, nhanh hay không mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho môi sau phun, khiến bạn dễ dị ứng, làm da môi bị viêm, sần sùi, bong tróc kéo dài trong nhiều tháng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu, khi sử dụng các loại mực phun có lẫn nhiều tạp chất, hóa chất để phun môi sẽ dẫn đến việc phun môi bị mưng mủ, màu môi bị thâm xỉn, môi bị nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

Không chăm sóc môi theo hướng dẫn sau khi phun

Ngoài những nguyên nhân khách quan thuộc về cơ sở thực hiện, một trong những lý do dẫn đến phun môi bị mưng mủ, nhiễm trùng thuộc về sự chủ quan của chính khách hàng.

Sau khi phun môi bạn không kiêng cữ các thực phẩm có thể gây sưng tấy, khó lành vết thương, không vệ sinh môi sạch sẽ, thường xuyên thức khuya, sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê,… sẽ làm ảnh hưởng đến màu môi, thậm chí môi nhiễm trùng nghiêm trọng.

Xem thêm: Dấu hiệu phun môi bị hỏng và cách xử lý chuẩn y khoa

Cách xử lý môi bị nhiễm trùng sau khi xăm

Khi bắt đầu thấy những dấu hiệu trên, bạn không nên quá lo lắng và hoảng loạn, hãy bình tĩnh thực hiện các hướng dẫn sau, vì các biểu hiện trên có thể khắc phục được kịp thời nếu bạn biết cách xử trí phù hợp.

Cách xử lý tình trạng phun môi bị mưng mủ
Cách xử lý tình trạng phun môi bị mưng mủ

Môi bị sưng, nhiễm trùng nhẹ

Bạn nên vệ sinh môi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng thuốc mỡ bôi chuyên dụng bôi lên môi để giảm sưng.

Sau 1 đến 2 ngày, nếu vẫn không có dấu hiệu hồi phục, bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Môi sưng trong thời gian dài là dấu hiệu của việc môi đang bị viêm nhiễm
Môi sưng trong thời gian dài là dấu hiệu của việc môi đang bị viêm nhiễm

Môi nổi mụn nước, mưng rộp

Đầu tiên, bạn cũng cần vệ sinh môi sạch sẽ bằng nước muối và bôi thuốc Acyclovir theo đúng hướng dẫn từ chuyên viên.

Nếu sau khi làm theo mà môi không có sự biến chuyển thì đây là dấu hiệu môi đã bị tổn thương nghiêm trọng sau phun. Bạn cần đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để khám và điều trị trước khi tình trạng môi ngày càng xấu hơn, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Môi bắt đầu xuất hiện mụn nước
Môi bắt đầu xuất hiện mụn nước

Môi thâm, không lên màu

Đối với những môi bị thâm, không lên màu, trong 1 – 2 tuần đầu, bạn có thể sử dụng dưỡng kích màu và bổ sung cho cơ thể nhiều nước, dưỡng chất để môi mau chóng lên màu và màu lên được chuẩn.

Nếu sau 2 tháng, khi môi đã ổn định mà màu môi không cải thiện thì bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để dặm lại môi.

Đi dặm lại môi tại cơ sở uy tín để nếu môi không lên màu như mong muốn

Xăm môi bị mưng mủ bôi thuốc gì?

Ngay sau khi phát hiện môi bị sưng kéo dài hơn 6 tiếng đồng hồ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm sung phổ biến và an taon như Acyclovir hoặc Alpha Choay để tiêu viêm. Ngoài ra, hãy cung cấp Vitamin C, E để tăng sức đề kháng cho môi, kích thích sự sản sinh collagen, giúp môi nhanh lành và không mọc mụn nước.

Trường hợp muốn dùng thuốc bôi, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc mỡ lành tính Tetracyclin hoặc Vaseline làm dịu da. Trong đó, vaseline là loại thuốc mỡ được nhiều chuyên gia khuyên nên sử dụng sau khi môi đã bong tróc để giúp màu lên đẹp nhất.

Lưu ý: Không nên tự ý uống hoặc bôi thuốc khi môi bị sưng và mưng mủ. Hãy liên hệ với bác sĩ, chuyên gia để được nghe hướng dẫn chuẩn xác nhất.

Cách phòng tránh phun xăm môi hỏng

Tùy theo từng tình trạng nhiễm trùng môi khác nhau mà các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ và lên phác đồ kỹ thuật khắc phục môi tốt nhất cho riêng cho bạn.

Để phòng tránh những rủi ro, biến chứng không mong muốn khi phun, xăm môi bạn cần lưu ý:

  • Không phun xăm môi tại nhà, tại các cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép, hoạt động chui. Nên tìm hiểu các quy trình phun môi tại cơ sở lựa chọn.
  • Tuân thủ đúng chỉ định chăm sóc môi sau phun của thợ phun xăm.
  • Theo dõi tình trạng môi để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đến ngay trung tâm y tế, bác sĩ khi thấy môi có dấu hiệu nhiễm trùng nặng.

Lời kết

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng phun môi bị mưng mủ, nhiễm trùng. Chúc bạn thành công sở hữu một đôi môi đẹp như ý muốn! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.