Cầu thang cho nhà nhỏ hẹp có rất nhiều kiểu dáng, có loại hình ốc xoắn, xoắn tròn, hình chữ L, cầu thang thẳng. Cầu thang chịu trách nhiệm nối giữa tầng trệt và các tầng lầu và giúp tạo dáng cho căn nhà. Tuy nhiên, với những căn nhà có diện tích khiêm tốn thì cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp gia chủ cần bỏ chút thời gian, nằm lòng vài lưu ý thiết kế cầu thang nhà hẹp và tham khảo thêm một số thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian. Việc này chắc chắn sẽ giúp gia chủ có được cầu thang đẹp cho nhà nhỏ ưng ý nhất.
Nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà hẹp, nhỏ
Cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn, tiện dụng, tiết kiệm diện tích và phải thật “phong thủy” luôn là băn khoăn của các gia chủ. Và đây cũng là những nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà hẹp nhỏ. Vậy cụ thể những nguyên tắc này là gì?
Tính an toàn và tiện dụng trong thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ
Nguyên tắc “an toàn là trên hết” luôn đúng trong mọi trường hợp nhất là khi thiết kế cầu thang nhà hẹp. Bởi lẽ cầu thang là cầu nối giữa các tầng lầu và là con đường duy nhất giúp mọi thành viên trong nhà di chuyển từ tầng trệt lên tầng trên.
Tức là chiều cao từ bậc thang đến tay vịn, độ rộng của cầu thang, chiều rộng, chiều cao của từng bậc thang và khoảng cách đến chiếu nghỉ của cầu thang phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.
Tiêu chuẩn thiết kế độ rộng trung bình của cầu thang cho người Việt là 75 – 120 cm, với các công trình cao cấp hoặc biệt thự thì độ rộng trung bình của cầu thang là 1.5m trở lên. Độ rộng trung bình của từng bậc thang là 24 – 27cm.
Còn chiều cao từ trung tâm của mặt bậc thang đến phần trên của tay vịn có kích thước tiêu chuẩn khoảng 90cm. Với kích thước tiêu chuẩn này, cầu thang không quá hẹp và dốc. Nhờ đó, người di chuyển trên cầu thang dù đã có tuổi cũng không bị mất sức, đi lại khá thong dong.
Về việc bố trí chiếu nghỉ trên cầu thang cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định để đảm bảo an toàn và tiện dụng. Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi di chuyển trên cầu thang. Trong tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc thì chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn độ rộng của thân cầu thang và phải được thiết kế đảm bảo sự an toàn, hợp lý và thuận tiện cho việc di chuyển.
Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của tổng số bậc, tức là khoảng bậc thứ 13 hoặc 15. Khoảng cách này được xem là hợp lý, đáp ứng đúng tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế chiếu nghỉ và tạo cảm giác thoải mái cho người di chuyển.
Thiết kế cầu thang nhà nhỏ đảm bảo tính tiết kiệm diện tích
Thiết kế cầu thang hình xoắn ốc hoặc dạng góc chữ L thường được ưu tiên lựa chọn cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp. Bởi những kiểu cầu thang này giúp gia chủ tối ưu được diện tích sàn cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó hiện nay những mẫu cầu thang thông minh có thể gấp gọn ép sát vào tường hay kết hợp tủ đựng đồ trong từng bậc thang cũng là gợi ý không tồi giúp gia chủ có thêm không gian sinh hoạt. Tuy nhiên, cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp tốt nhất đó là gia chủ nên nhờ đội ngũ kiến trúc sư tư vấn chi tiết để có được thiết kế cầu thang phù hợp nhất cho không gian nhà hẹp.
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ đảm bảo tính thẩm mỹ
Đa số các gia đình sở hữu ngôi nhà có diện tích khiêm tốn thường tận dụng khu vực gầm cầu thang để kê thêm kệ tivi, tủ đựng sách, làm nơi chứa đồ hoặc làm nhà vệ sinh,… Tuy nhiên, các gia chủ hoàn toàn có thể tăng tính thẩm mỹ cho khu vực cầu thang bằng cách tạo ra một khu vườn nhỏ với những viên sỏi trắng và một vài bát hoa xinh xắn.
Bạn cũng có thể thêm một vài chậu cây cảnh nhỏ hay những con thú bằng sứ hay gỗ chạy dọc theo từng bậc để tăng sự mềm mại và thẩm mỹ cho cầu thang. Chỉ đơn giản như vậy nhưng “không gian chết” ở khu vực cầu thang đã có diện mạo mới, ngôi nhà cũng nhờ vậy mà tràn đầy sức sống.
Tính phong thủy khi thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ cũng cần lưu tâm
Theo quan niệm của người xưa, cầu thang tốt phải có dáng uốn lượn hình long bàng tức rồng cuộn. Cầu thang phải dựa vào vách trái của ngôi nhà (tức vách Thanh Long) và vách này phải đủ độ sáng để có thêm khí lực. Hiện nay cũng có không ít gia chủ còn thiết kế giếng trời ở phần chiếu nghỉ của cầu thang để không gian lên xuống của cầu thang thêm thoáng rộng, sinh khí dồi dào, khí tốt lưu thông thuận tiện hơn giữa các tầng.
Một điều cần chú ý nữa là khi bố trí chiếu nghỉ trong thiết kế cầu thang đẹp cho nhà nhỏ, hẹp gia chủ có thể tùy chỉnh vị trí chiếu nghỉ cho phù hợp nhưng chỉ nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ. Vì trong phong thủy kết thúc bậc thang là số lẻ mà ứng với cung “Sinh” sẽ giúp gia chủ an tâm và thoải mái hơn khi di chuyển trên cầu thang trong nhà.
Trên đây là toàn bộ nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ mà gia chủ nào cũng nên nắm được để có những ý tưởng hoàn hảo cho mái ấm yêu thương của mình. Ngay sau đây chúng tôi bật mí thêm cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp, nhỏ và một vài lưu ý quan trọng khi thiết kế bố trí cầu thang cho nhà hẹp. Mời tham khảo!.
Cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp, nhỏ
Nói đến cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp là đề cập đến các vấn đề về: vị trí thiết kế cầu thang trong nhà hẹp, chất liệu phù hợp làm cầu thang nhà nhỏ, lựa chọn kích thước cầu thang cho nhà hẹp và thiết kế cầu thang cho nhà diện tích nhỏ. Nội dung từng mục sẽ được thông tin đến quý bạn đọc ngay sau đây:
Vị trí thiết kế cầu thang trong nhà hẹp
Cầu thang theo quan niệm phong thủy là nơi khởi nguồn của luồng sinh khí tốt đẹp đến các phòng sinh hoạt khác trong nhà. Do đó, điểm khởi đầu của cầu thang (tức bậc đầu tiên của cầu thang) cần đặt trong hướng đẹp, cung lành và phải ở vị trí sáng sủa, thông thoáng. Gia chủ có thể chọn hướng quay cầu thang theo bản mệnh của chính mình để có được hướng cầu thang thịnh nhất.
Cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà nên khi tìm kiếm vị trí đặt cầu thang ít nhất phải đáp ứng tốt yêu cầu liên kết giữa các phòng sinh hoạt trong nhà. Theo đó vị trí thiết kế cầu thang trong nhà hẹp đẹp nhất là đặt ở trung tâm của ngôi nhà. Vị trí này vừa cân đối vừa vững trãi, tư thế khỏe mạnh. Từ phía trái của ngôi nhà, cầu thang có thể thiết kế theo hình chữ L đề đi lên. Và nếu nhà có nhiều tầng, vị trí cầu thang cũng như trật tự bố trí của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ nguyên tắc từ tầng 1.
Mỗi căn nhà sẽ có thiết kế kiến trúc khác nhau, diện tích lớn nhỏ không giống nhau. Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cầu thang sẽ được bố trí ở những vị trí phù hợp nhưng phải đảm bảo tính phong thủy. Gia chủ có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn từ những chuyên gia thiết kế cầu thang để yên tâm hơn.
Chọn chất liệu cầu thang trong nhà hẹp
Hiện nay, phần lớn cầu thang đều được là bê tông cốt thép, bên ngoài có thể ốp đá, gạch hoặc không tùy vào nhu cầu và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên đây không phải một gợi ý thông minh cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp.
Để đáp ứng yêu cầu về tính thẩm mỹ, tiện nghi, tiết kiệm diện tích cho không gian, tối ưu chi phí cho gia chủ thì hiện nay có nhiều chất liệu làm cầu thang khác bằng gỗ, kính, kim loại,…đáp ứng tốt các tiêu chí kể trên. Các gia chủ có thể suy xét chọn chất liệu làm cầu thang phù hợp để tiết kiệm chi phí đầu tư mà tính thẩm mỹ, an toàn, tiện dụng, phong thủy, tối ưu không gian nhà ở vẫn được đảm bảo.
Kích thước cầu thang trong nhà hẹp
Vì cấu thang nên được đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà nên khi đo đạc diện tích mặt sàn và diện tích tầng lầu gia chủ cần hết sức thận trọng. Bởi chỉ cần sai số trong diện tích từng tầng sẽ kéo theo sự sai lệch trong việc chọn vị trí và kích thước cầu thang.
Cầu thang đặt lệch cũng như kích cỡ cầu thang có sự sai sót sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tổng thể căn nhà. Nhất là những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp thì việc chọn kích thước cầu thang càng cần để tâm.
Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang bình thường thì chiều cao của bậc thang là 15cm, chiều rộng tương ứng là 30cm. Tuy nhiên khi thiết kế cầu thang cho nhà hẹp thì chiều cao của cầu thang sẽ tăng lên từ 17 – 19cm và chiều rộng phù hợp là 24 – 27cm.
Nếu nhà có diện tích nhỏ hơn gia chủ có thể tiếp tục tăng chiều cao của bậc thang nhưng không nên vượt quá 22cm. Độ rộng của cầu thang thông thường là 80 – 120cm nhưng nếu nhà có diện tích nhỏ hẹp gia chủ có thể thu hẹp chiều rộng cầu thang nhưng tối thiểu không thể nhỏ hơn 30cm.
Chọn cầu thang đẹp cho nhà nhỏ
Dựa vào hình dáng có thể phân loại cầu thang thành 4 kiểu là cầu thang hình xoắn ốc, cầu thang xoắn tròn, cầu thang thẳng và cầu thang hình chữ L. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ cầu thang hình xoắn ốc, cầu thang hình chữ L là phù hợp. Còn cầu thang dạng thẳng hoặc xoắn tròn không phải gợi ý lý tưởng.
Cầu thang thẳng tuy có thiết kế khá đơn giản nhưng lại chiếm quá nhiều diện tích, tạo nhiều khoảng tối nên không phù hợp cho nhà nhỏ. Còn cầu thang dạng xoắn tròn thì phù hợp hơn với nhà biệt thự hoặc công trình cao cấp hơn nhà nhà hẹp.
Thay vào đó, cầu thang hình chữ L và xoắn ốc có thể đổi chiều 90 độ ở phần chiếu nghỉ giúp gia chủ tiết kiệm không gian hơn. Và ngôi nhà có phần mềm mại uyển chuyển hơn với thiết kế thang hình chữ L hoặc xoắn ốc.
Có rất nhiều vấn đề cần ghi nhớ khi thiết kế cầu thang cho nhà hẹp. Tuy nhiên cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp vẫn cần gia chủ đặc biệt chú ý vài điều dưới đây.
Một vài lưu ý trong cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp
Khi bố trí cầu thang cho nhà hẹp, gia chủ cần lưu tâm những điều sau:
- Số lượng bậc cầu thang cần áp dụng theo công thức 4n + 1 làm sao để kết quả cuối cùng bậc thang rơi vào chữ Sinh trong tuần hoàn “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Điều này giúp gia chủ yên tâm hơn khi di chuyển trên cầu thang.
- Theo phong thủy khi thiết kế cầu thang dành cho nhà nhỏ gia chủ không nên hướng thẳng ra phía nhà vệ sinh, cửa chính, nhà bếp,…Như vậy tiền bạc và sinh khí trong nhà sẽ tuôn ra ngoài.
- Cũng theo phong thủy thì thiết kế bậc cầu thang không nên có quá nhiều khoảng hở. Những khe hở giữa các bậc cầu thang có thể ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ, các luồng sinh khí tốt sẽ bị phân tán, may mắn trong cuộc sống và công việc của gia chủ cũng theo đó mà vơi đi. Và trên thực tế, cầu thang có khoảng hở nhiều sẽ khiến trẻ nhỏ di chuyển khó khăn và dễ bị ngã.
- Khi thiết kế cầu thang cho nhà hẹp gia chủ nên bố trí thêm đèn ở những vị trí chiếu nghỉ trên cầu thang. Việc này giúp các thành viên trong gia đình di chuyển trên cầu thang dễ dàng hơn nhờ đủ độ sáng.
- Cầu thang tiết kiệm không gian dù có kích thước hẹp thì cũng cần phải có tay vịn vững chắc, bậc thang chống trơn để người di chuyển tự tin.
- Và cuối cùng là không bố trí cầu thang ngay trước mặt tiền của ngôi nhà.
Trên đây là toàn bộ cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp và những lưu ý quan trọng khi thiết kế cầu thang cho nhà hẹp mà vị gia chủ nào cũng nên nắm được trước khi tiến hành xây dựng mái ấm tương lai. Nếu quý vị cần thêm ý tưởng cho việc thiết kế cầu thang cho nhà diện tích nhỏ, quý vị có thể tham khảo thêm các kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích cho nhà nhỏ, hẹp ngay sau đây.
>>>Xem thêm: Nhà không hợp hướng thì làm thế nào? Cách hóa giải nhà không hợp hướng
Các kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích cho nhà nhỏ, hẹp
Nếu như trước đây cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp chỉ cần đảm bảo tính an toàn và tiết kiệm diện tích thì hiện nay thị hiếu của khách hàng ngày càng khó. Những mẫu cầu thang dành cho nhà nhỏ cần đảm bảo thêm tính phong thủy, tiện dụng và thẩm mỹ. Và dưới đây là những kiểu cầu thang đáp ứng tốt các tiêu chí đặt ra cho nhà nhỏ, hẹp:
Thiết kế cầu thang bằng kim loại kết hợp vườn và kệ sách
Mẫu cầu thang này chắc chắn đánh gục mọi khách hàng khó tính yêu cầu vừa có không gian xanh trong nhà vừa đảm bảo 5 tiêu chí khi thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ, nhất là tính thẩm mỹ và tiện dụng.
Thiết kế cầu thang kim loại phá cách hiện đại
Với chất liệu kim loại bền bỉ, mẫu cầu thang chuẩn bền đẹp này phù hợp cả khi gia chủ thiết kế cầu thang bên ngoài hay bên trong căn nhà. Một chút phá cách trong thiết kế cùng nền cầu thang là tone màu trắng mang đến cảm giác thoáng, rộng, hiện đại thể hiện nét cá tính riêng biệt của gia chủ.
Thiết kế cầu thang đẹp cho nhà nhỏ nhiều tầng – cầu thang gỗ nối liền nhiều tầng
Với những căn nhà có thiết kế hẹp, nhỏ nhưng có trên 2 tầng thì mẫu cầu thang bằng gỗ nối liền nhiều tầng này thực sự là một gợi ý tuyệt vời. Bậc thang bằng gỗ giúp không gian thêm ấm cúng kết hợp tay vịn bằng kim loại mang đến cảm giác chắc chắn, an tâm cho người dùng.
Thiết kế cầu thang gấp khúc kết hợp vách ngăn và tay vịn bằng kính
Cầu thang gấp khúc kết hợp vách ngăn và tay vịn bằng kính tạo cảm giác về một không gian mở, hiện đại. Mẫu cầu thang này phù hợp với những mẫu nhà có thiết kế gác lửng và các gia đình có trẻ nhỏ. Bởi lớp kính trong suốt giúp con trẻ luôn trong tầm kiểm soát của cha mẹ khi di chuyển trên cầu thang.
Thiết kế cầu thang mang phong cách Futuristic cho nhà nhỏ
Những bậc thang 3D nằm lơ lửng giữa không trung kết hợp tone màu trung tính được thiết kế tối giản là đặc trưng của phong cách Futuristic. Không gian nhà của bạn sẽ đậm chất “viễn tưởng” và hướng đến tương lai chỉ với kiểu thiết kế cầu thang Futuristic này.
Thiết kế cầu thang xoắn ốc cho nhà hẹp
Câu thang hình xoắn ốc với bậc thang bằng gỗ cùng tay vịn kim loại dưới đây không chỉ giúp gia chủ tối ưu diện tích sinh hoạt mà còn giúp căn nhà hẹp trở nên mềm mại và đầy tính nghệ thuật.
Thiết kế cầu thang gỗ 100% cho nhà nhỏ
Những tưởng việc sử dụng các tấm gỗ làm cầu thang sẽ khiến cầu thang trông nặng nề và có nhiều khoảng tối nhưng không. Đơn vị thiết kế mẫu cầu thang này đã biến tấu tay vịn cầu thang là những thanh gỗ chắc chắn gắn cố định vào vách tường.
Phía còn lại của cầu thang là khoảng hở tuyệt đối giúp không gian thông thoáng. Cùng với phần tay vịn áp tường người dùng không còn lo di chuyển trên cầu thang gỗ này sẽ bị ngã. Tuy vậy mẫu cầu thang này không hẳn phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ thường xuyên chạy nhảy ở cầu thang.
Thiết kế cầu thang gấp gọn thông minh
Mẫu thiết kế cầu thang gấp gọn thông minh lên phía trên của trần nhà hiện rất được ưa chuộng tại các nước Châu Âu. Tuy nhiên với thiết kế tuyệt vời này chắc chắn kiểu cầu thang gấp thông minh dưới đây sẽ “oanh tạc” trong nhiều bản thiết kế nội thất nhà hẹp của người Việt ngay khi có mặt thị trường.
Thiết kế cầu thang truyền thống cho nhà hẹp
Mặc dù cầu thang thẳng không được “welcome” cho những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Tuy nhiên với cách thiết kế đơn giản kết hợp cùng tone màu nhã nhặn, mẫu cầu thang truyền thống dưới đây vẫn ghi điểm tuyệt đối của những người sống độc thân hoặc sinh viên.
Thiết kế cầu thang gỗ đơn giản, vách ngăn chính là tay vịn
Lại tiếp tục là một thiết kế cầu thang bằng gỗ cho nhà nhỏ nhưng lần này đơn vị thiết kế mẫu cầu thang này muốn gia chủ dùng vách ngăn như tay vịn để di chuyển lên xuống trên cầu thang. Kiều kết hợp 2 trong 1 với cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp này không chỉ tăng tính nghệ thuật cho ngôi nhà mà còn giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể không gian sinh hoạt.
Thiết kế cầu thang siêu hẹp cho nhà nhỏ
Với những căn nhà có diện tích xây dựng liệt vào hàng “cá biệt” thì mẫu cầu thang siêu hẹp này thực sự phù hợp. Bậc thang tuy rất nhỏ, độ rộng của cầu thang cũng chẳng rộng gì mấy nhưng nhờ có tay vịn bằng kim loại chắc chắn, người dùng có thể di chuyển thong dong trên từng bậc thang siêu hẹp này.
Thiết kế cầu thang với bậc kính mỏng
Từng bậc thang là những tấm kính khá mỏng nhưng được kết hợp với phần tay vịn kim loại tạo cảm giác chắc chắn và an toàn. Dọc theo cầu thang được bao bởi kính trong suốt giúp không gian nhà hẹp thêm sáng và thoáng.
Nhờ vậy sinh khí lưu thông nhanh và thuận lợi. Với tone màu ghi xám hiện đại cùng thiết kế tinh tế, mảnh mai mà không kém phần chắc chắn, khách đến chơi nhà sẽ không khỏi thán phục gia chủ bất chấp căn nhà chật.
Thiết kế cầu thang nhà hẹp với tường bao thấp
Mẫu cầu thang này được thiết kế dành riêng cho những vị gia chủ cần sự riêng tư, yêu thích và muốn tự do sáng tạo nghệ thuật. Đây chính là thiết kế lý tưởng để trưng bày những bức họa.
Thiết kế cầu thang cầu thang tích hợp kệ sách
Với mẫu thiết kế cầu thang tích hợp tủ sách, tủ đựng đồ gia chủ hoàn toàn tận dụng được hết phần không gian ngay bên dưới cầu thang. Ngoài ra, nếu thích bạn có thể biến tấu một chút, phần gầm cầu thang xuất hiện một chiếc kệ tivi cũng rất ấn tượng.
Gia chủ cũng có thể tận dụng không gian bên dưới cầu thang để làm nơi vui chơi cho trẻ nhỏ. Thiết kế này vừa tiết kiệm không gian, vừa tăng sự ấn tượng cho ngôi nhà nhỏ.
Thiết kế cầu thang tối ưu diện tích sử dụng
Mẫu cầu thang này được các kiến trúc sư tính toán để dựa hẳn vào khoảng tường nhà giúp tiết kiệm tối đa diện tích sinh hoạt. Mẫu cầu thang này cực kỳ phù hợp với những căn nhà nhỏ, hẹp kiểu nhà ống hiện đại.
Thiết kế cầu thang hiện đại đậm chất nghệ thuật
Nếu gia chủ là người hiện đại, yêu thích nghệ thuật thì mẫu cầu thang với tay vịn là những sợi dây thép song song thoai thoải theo độ dốc của cầu thang dưới đây chắc hẳn là một gợi ý không tồi. Không gian của ngôi nhà thông thoáng hơn cũng nhờ thiết kế dây thép độc đáo này.
Cầu thang cho nhà nhỏ bằng thép
Mẫu cầu thang đẹp cho nhà nhỏ bằng thép này không quá lung linh như các thiết kế cầu thang hiện đại khác. Tuy vậy sự chắc chắn của cầu thang thép cùng mức chi phí vừa phải khi sử dụng mẫu cầu thang này vẫn thuyết phục đông đảo khách hàng.
Cầu thang được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau
Màu sắc được tích hợp khi thiết kế mẫu cầu thang này giúp xóa bỏ cảm giác về không gian chật hẹp một cách đáng kể. Thêm vào đó, bậc thang và tay vịn cầu thang được làm từ gỗ không làm mất đi tính sang trọng, thẩm mỹ của căn nhà.
Mẫu cầu thang treo cho nhà hẹp
Từng bậc thang lên xuống giữa các tầng như được “treo” lơ lửng bởi những sợi dây thép chắc chắn. Với thiết kế ấn tượng này kiến trúc sư giúp gia chủ tạo không gian mở hết mức giữa các tầng lầu đồng thời giúp tiết kiệm đáng kể chi phí về nguyên liệu làm cầu thang. Tuy vậy, với những gia đình có người già và trẻ nhỏ nên cân nhắc kỹ về mẫu cầu thang treo dây này.
Cầu thang đa năng cho không gian hẹp
Lấy cảm hứng từ những mẫu cầu thang thông minh, lần này kiến trúc sư tận dụng phần tay vịn cầu thang để làm tủ trưng bày, vừa làm bàn trà và tủ sách. Dù không gian nhà rất nhỏ nhưng ít nhất những vật dụng nhỏ xinh có thể được sắp xếp gọn gàng.
Đây hẳn là một gợi ý không tồi cho những vị gia chủ yêu thích sự ngăn nắp, sạch sẽ. Mẫu cầu thang đa năng với bậc thang là các ngăn chứa đồ cũng là gợi ý tuyệt vời cho những căn nhà có diện tích xây dựng nhỏ hẹp.
Mẫu cầu thang đa năng kết hợp cầu trượt cho trẻ em hiện được khá nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian nhà hẹp. Dù nhà nhỏ nhưng chỗ cho con trẻ vui đùa tạo tiếng cười trong gia đình vẫn không thể thiếu.
Trên đây là 20 mẫu cầu thang dành cho nhà nhỏ mà chúng tôi cập nhật theo xu hướng thiết kế nội thất nhà nhỏ, hẹp thịnh hành nhất hiện nay. Hi vọng rằng thông qua nội dung về nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp và những mẫu cầu thang đẹp cho nhà nhỏ hot nhất trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng mới cho không gian nhà nhỏ của mình. Meeyland chúc bạn thiết kế cầu thang dành cho nhà nhỏ thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!