AMPLY ĐỂ LÀM GÌ? – Công dụng và chức năng của amply

Amply hay chính xác là Amplifier, còn được gọi là tăng âm, là thiết bị có chức năng chính dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh trước khi xuất ra thiết bị phát như loa, tai nghe…

? 23+ Amply Karaoke Bluetooth

Amply để làm gì? Công dụng và chức năng của amply trong bộ dàn âm thanh sân khấu, dàn âm thanh karaoke là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều Quý khách hàng cùng thắc mắc. Trong bài viết này, công ty AHK Việt Nam sẽ giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời cũng tư vấn cho Quý khách cách chỉnh một bộ amply tốt nhất, hát hay nhất.

Một HỆ THỐNG ÂM THANH HỘI TRƯỜNG, âm thanh sân khấu, ÂM THANH HỘI THẢO hội nghị, âm thanh thông báo bao gồm nhiều thiết bị khác nhau như loa, micro, amply… Apmly là thành phần quan trọng không thể thiếu trong các hệ thống âm thanh đó, lựa chọn amply phù hợp sẽ góp phần làm cho dàn âm thanh thêm sống động, trung thực. Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu về amply và công dụng của nó.

1. Amply là gì và công dụng của Amply

AMPLY là thiết bị có chức năng chính là khuếch đại tín hiệu âm thanh hay chính là tăng công suất của tín hiệu âm thanh, để từ đó xuất các tín hiệu ra loa, tai nghe hoặc mixer,… Amply cũng sẽ cung cấp nguồn điện cho các loa trong hệ thống, và còn có nhiệm vụ xử lý tín hiệu âm thanh sao cho phù hợp với nhu cầu, như tăng cường âm bass, âm mid hoặc âm treble; thêm hiệu ứng vang (echo), nhại (repeat)…

Amply thông báo OBT
Một mẫu Amply thông báo OBT

2. Chức năng của Amply?

Chức năng chính của Amply là khuếch đại công suất của tín hiệu âm thanh, tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng mà có thêm các chức năng đặc thù.

  • Hệ thống âm thanh thông báo sử dụng các amply để khuếch đại tín hiệu cũng như tích hợp bộ lọc tiếng bên trong. Lưu ý rằng chúng ta phải lựa chọn amply phù hợp với công suất của loa để cho tín hiệu ra chuẩn nhất, tiếng trong trẻo nhất. Không được lựa chọn amply công suất không phù hợp của loa dẫn đến cháy amply hoặc tiếng bị méo. Điểm nữa là phải chọn amply có trở kháng phù hợp với loa, không dùng được amply trở kháng cho các loại loa khác. Ví dụ như ta có 6 chiếc loa 10W thì chúng ta phải lựa chọn amply phù hợ công suất lớn hơn 60W hoặc bằng 60W.
  • Thiết bị âm thanh karaoke phục vụ đẩy công suất và lọc tiếng giúp hát hay hơn, âm thanh chuẩn hơn. Đồng thời bổ sung các hiệu ứng như echo, delay, repeat hoặc tăng cường cũng như giảm các âm bass, mid, treble.. dày và mượt mà hơn. Chúng ta cũng phải chọn amply phù hợp với hệ thống loa karaoke của dàn. Ví dụ đôi loa công suất là 600W ta sử dụng amply có công suất lớn hơn 600W.
  • Thiết bị âm thanh sân khấu, hội trường sử dụng amply là những cục đẩy nó chỉ nhiệm vụ đẩy công suất của loa chứ không có nhiệm vụ lọc tiếng.
  • Thiết bị âm thanh vi tính tích hợp sẵn trong bộ điều khiển trung tâm.
Công dụng của Amply
Amply phục vụ hội trường

3. Có những loại Amply nào?

Để phân loại amply, người ta có thể dựa vào mục đích sử dụng, công nghệ – cấu hình của amply hoặc theo các chức năng của amply cung cấp.

3.1. Phân loại amply theo cấu hình và chức năng của amply

  • Amply tiền khuếch đại (Pre-amp): Có chức năng nắn các tín hiệu từ DAC hoặc CDP, nhưng không đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại công suất. Tín hiệu xuất ra từ amply tiền khuếch đại sẽ đi vào các amply công suất rồi mới ra loa.
  • Amply công suất (Power amply): Có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh để xuất ra hệ thống loa.
  • Ampli tích hợp (Integrated amply): Có chức năng của cả amply công suất và amply tiền khuếch đại. Amply tích hợp có kết cấu khối tiền khuyếch đại và khối khuyếch đại công suất chung trong một máy mà không tách riêng thành hai phần Pre Amply và Power Amply.
  • Dual mono amply: Đây là một dạng Amply tích hợp, có thiết kế có kết cấu đối xứng và độc lập cho hai kênh trái và phải. Mỗi kênh đều có riêng một hệ thống Amply, và hệ thống của 2 kênh hoàn toàn giống nhau.
  • Mono block amply: Được sử dụng để chỉ xử lý từng kênh âm thanh stereo độc lập (kênh trái hoặc kênh phải). Thiết bị thường gồm hai khối Amply tách biệt, mỗi khối sử dụng cho một kênh trái – phải. Khác với loại Dual mono Amly được thiết kế chung một vỏ máy thì Monoblock Amly là 2 máy tách biệt, chạy riêng cho từng kênh. Thiết kế Monoblock Amly khá cồng kềnh, thiếu tính cơ động so với Dual Mono Amly, nhưng chúng ta lại có một thiết kế độc đáo cho hệ thống nghe của mình.
Amply để làm gì, cách phân loại amply
Amply tiền khuếch đại BOSCH LBB 1925

3.2. Phân loại Amply theo công nghệ sử dụng

  • Amply sử dụng công nghệ khuếch đại bán dẫn (transitor)
  • Amply sử dụng công nghệ khuếch đại bóng đèn điện tử (tub)
  • Amply sử dụng công nghệ khuếch đại mạch kỹ thuật số (digital)
  • Amply sử dụng công nghệ khuếch đại lai: gồm cả đèn, bán dẫn và kỹ thuật số

3.3. Phân loại Amply theo mục đích sử dụng

Tùy theo mục đích sử dụng của Quý khách hàng, có thể sử dụng cho dàn karaoke, hệ thống âm thanh phòng học, âm thanh hội nghị hay âm thanh sân khấu ngoài trời mà có các sản phẩm phù hợp về công dụng, chức năng, thương hiệu và giá cả. Công ty AHK xin tư vấn một số mẫu amply phù hợp như sau:

Dòng Amply chuyên dùng cho hệ thống âm thanh thông báo

Các sản phẩm amply của dòng này gồm các thương hiệu được sử dụng nhiều nhất như OBT, TOA, Bosch…

Một số model Quý khách có thể tham khảo:

  • Amly công suất TOA FS-7012PA thông báo công suất 1200W
  • Amply chọn 6 vùng OBT-6456 hàng chính hãng
  • Amply thông báo Toa A-1706
  • Amply thông báo Oris SGP-U160A
Amply TOA A-1706
Amply thông báo TOA A-1706

Dòng Amply karaoke

Có lẽ đây là dòng sản phẩm phong phú nhất về thương hiệu và giá cả. Các thương hiệu nổi tiếng và thông dụng gồm có Jarguar, Cali, Nanomax, Pararamax…

  • Amply karaoke Canifornia Pro 828R
  • Amply karaoke Boston 1400
  • Amply karaoke Canifornia Pro 668R
  • Amply Karaoke Arirang SPA 2400A
Amply Karaoke Arirang SPA 2400A
Amply Karaoke Arirang SPA 2400A

Còn rất nhiều sản phẩm nữa, Quý khách vui lòng xem thêm tại đây.

Dòng amply hội trường sân khấu

Đây là các amply thường gắn liền với bộ trộn Mixer chuyên sử dụng phục vụ âm thanh hội trường, sân khấu như: KP, Crown, ORIS, Crest Audio, Korah… Một số model để Quý khách tham khảo

  • Amply Aplus AP-6A800 công suất 800W
  • Amply liền mixer ORIS SGP U120A
  • Amply thông báo Oris SGP-U450A
  • Amply liền mixer Aplus FL-5050A
Amply thông báo
Amply Aplus FL-5050A

4. Cách chỉnh amply karaoke thông dụng

Ở đây, công ty AHK xin hướng dẫn cách chỉnh amply karaoke, đối với các dòng amply khác, Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0889235298 để được hướng dẫn cụ thể.

Quý khách có thể xem thêm hướng dẫn chi tiết hơn tại link: https://amthanhnhapkhau.com.vn/huong-dan-chinh-amply-dan-karaoke-cho-am-thanh-hay-nhat/

Cách chỉnh amply karaoke

Để điều chỉnh amply karaoke Quý khách thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tắt các thiết bị, cắm micro, loa, đầu karaoke vào amply. Điều chỉnh Volume Mic, Echo, Music về mức 0 (tức là mức thấp nhất) còn các núm Low, Mid và Hi về mức 12h.
  • Bước 2: Điều chỉnh tất cả các Volume gồm Volume tổng (Master), Volume Mic, Volume Echo, Volume Music lên mức 12h.
  • Bước 3: Tăng Volume Music lên mức nghe phù hợp, sau đó nghe thử và căn chỉnh các núm Low, Mid và Hi sao cho giọng nói không bị vang quá hay bị lặp lại nhiều lần. Tốt nhất nên chỉnh các núm ở khoảng từ 10-12h, như vậy sẽ đảm bảo được âm trầm, âm trung và âm cao vừa đủ đồng thời sẽ hạn chế được sự xuất hiện của những tiếng hú rít trong quá trình sử dụng.
  • Bước 4: Tăng Volume Micro lên mức vừa nghe sao cho hài hòa với tiếng nhạc, cùng với đó là điều chỉnh nhạc nền sao cho tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng mic. Như vậy khi hát bạn sẽ nghe rõ và cảm thấy micro hát nhẹ và cũng không bị mất sức khi hát.
  • Bước 5: Sau khi đã điều chỉnh xong các nút ở hàng micro sẽ tiến hành điều chỉnh các nút ở hàng tổng. Tức là điều chỉnh âm lượng của mic và âm lượng nhạc sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể tăng Volume Echo tổng lên mức khoảng 10h, Volume cho từng đường mic lên mức 12h. Còn Delay (độ trễ), Repeat (tiếng nhại) bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn.

Lưu ý:

  • Nếu trong quá trình sử dụng nếu thấy giọng hát bị nặng hãy tăng Mid
  • Nếu muốn tiếng hát được hài hòa thì tăng Hi ở micro và Hi ở Echo tổng lên một chút.
  • Nếu tiếng hát không được dày, tăng nhẹ Echo ở micro và Low ở Echo tổng
  • Nếu xuất hiện tiếng hú rít hãy giảm Volume hoặc Echo ở mic xuống. Nếu đã điều chỉnh nhưng vẫn xuất hiện tiếng hú rít thì hãy kiểm tra lại cách đặt loa của bạn.
  • Để tránh tình trạng hú rít và hư hỏng loa nên vặn các núm điều chỉnh từ từ và nhẹ nhàng.