Lở miệng (hay còn gọi là nhiệt miệng) là một trong các bệnh răng miệng thường gặp, không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều trở ngại trong việc ăn uống và sinh hoạt. Lở miệng kéo dài còn dẫn đến cơ thể bị nóng sốt, sưng hạch và thậm chí cản trở giao tiếp hàng ngày. Nó có thể khỏi nhanh chóng nếu bạn biết cách chữa trị đúng hướng và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ mách nước bạn một số mẹo chữa trị lở miệng để vết loét mau lành và dứt điểm ngay tại nhà. Tham khảo ngay nhé!
Lở miệng là gì?
Lở miệng trong dân gian thường gọi loét miệng, nhiệt miệng, nó có tên khoa học là loét Áp-tơ (loét Aphthous Ulcer). Đây là tình trạng các vùng mô mềm như: lợi (nướu), lưỡi, má trong, vòm họng, môi xuất hiện các vết loét màu trắng hình tròn hay oval, phía viền ngoài bị sưng đỏ.
Ban đầu niêm mạc xuất hiện các vết lở nhỏ, sau đó thành bọng nước rồi vỡ ra gây nên các điểm loét to lên đến 9-10mm. Lở miệng không lây lan nhanh như bệnh mụn nước ở miệng, nhưng lại gây đau rát khi ăn uống hay cử động hàm. Thông thường, lở miệng có thể tự lành trong 6-10 ngày.
Một số trường hợp lở miệng do nhiễm khuẩn nặng, khiến vết loét dần lan rộng, đi kèm các triệu chứng sốt cao, sưng hạch,… làm người bệnh biếng ăn, xanh xao, mệt mỏi thì cần đến ngay các cơ sở y tế, nha khoa để được điều trị theo phác đồ.
Nguyên nhân gây lở miệng
Nguyên nhân gây lở miệng xuất phát từ nhiều nguồn căn khác nhau. Nguyên nhân thường gặp nhất chính là vô tình cắn phải môi, hay nhai thức ăn có cạnh cứng, nhọn làm tổn thương mô mềm gây phù nề và chảy máu niêm mạc.
Dùng bàn chải đánh răng có lông cứng, chải răng và dùng tăm xỉa không đúng cách, sơ ý chọc vào nướu và môi.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Thói quen ăn các thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất cồn kích thích cũng dễ gây lở miệng.
Lở miệng còn liên quan đến việc mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các acid folic, vitamin C và B6.
Một nguyên nhân khá bất ngờ dẫn miệng bị lở chính là stress. Do thần kinh căng thẳng dẫn đến tình trạng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, trao đổi chất dinh dưỡng yếu kém khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập khoang miệng và gây loét.
Mẹo chữa lở miệng hiệu quả ngay tại nhà
Với các vết lở miệng thông thường và mới thì rất dễ điều trị. Bạn có thể áp dụng những cách chữa trị lở miệng tại nhà dưới đây:
- Với các vết lở miệng đang sưng và chảy máu, bạn có thể dùng đá tinh khiết, hoặc dùng gạc y tế bao quanh viên đá rồi chườm lên chỗ lở. Điều này sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau và giảm sưng hiệu quả.
- Bôi mật ong và nghệ vào vùng bị loét. Trong mật ong và nghệ có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp các vết loét được sát trùng và mau lành hơn.
- Bã trà cũng là một phương pháp chữa lở miệng công hiệu, do trong trà có chứa Tanin-một chất kháng viêm và kích thích quá trình lành vết thương. Bạn chỉ cần dùng ít bã trà sau khi hãm đắp trực tiếp lên các nốt lở.
- Ăn sữa chua, hay dùng 1 muỗng nhỏ sữa chua lạnh để vào chỗ đang bị loét, các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ nhanh chóng kháng viêm, giảm sưng cho các niêm mạc đang tổn thương.
- Ngoài ra, bạn có thể ngậm nước muối ấm pha loãng, nước giấm táo pha theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng 3-4 lần ngày. Khi khoang miệng được làm sạch, các ổ viêm cũng sẽ nhanh lành, không còn bị tấy đỏ gây đau rát nữa.
Đối với tình trạng lở miệng kéo dài và viêm nặng, bạn cần được các bác sĩ-nha sĩ thăm khám và điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như: ampicillin, oxytetracycline, và thuốc tăng cường acid folic.
Phải làm gì để phòng ngừa lở miệng?
Sau khi đã biết cách chữa trị và các vết lở miệng đã hồi phục, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lở miệng để trị tận gốc và dứt điểm tình trạng này.
Bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Hãy cố gắng ăn nhiều rau quả, trái cây để tăng cường vitamin C, B6 cho cơ thể.
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học để tránh bị stress và rối loạn nội tiết.
Dùng bàn chải đánh răng có lông tơ, thay tăm xỉa bằng chỉ nha khoa để vệ sinh răng, tránh cho các mô mềm bị tổn thương.
Súc miệng bằng các chất kháng khuẩn hoặc nước muối thường xuyên để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
Chỉ với một số cách đơn giản như trên, bạn đã có thể ngăn bệnh lở miệng đeo bám và giúp cuộc sống của mình trở nên dễ chịu hơn rồi đấy.
Lở miệng vốn dĩ không phải là căn bệnh đáng sợ, nhưng nó sẽ trở nên nặng nề, khó điều trị hơn nếu bạn không quan tâm và điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Bằng việc thực hiện các cách chữa trị tại nhà và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh, bạn đã có thể trở thành bác sĩ chữa bệnh lở miệng cho chính mình và những người thân bên cạnh.
Tác giả: Nha khoa Tân Định
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!