Tất tần tật những gì bạn nên biết và căn bệnh sốt ở loài chó

Chó nhà bạn có đang bị sốt dẫn đến lười thậm chí bỏ ăn? Bạn đang hoang mang không biết nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng này là gì? Đừng lo lắng, Bách hóa XANH sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật về căn bệnh sốt thường gặp đó ngay sau đây.

Cũng như mọi cá thể sống khác, loài chó cũng thường phải đối mặt với nguy cơ tấn công từ các tác nhân bên ngoài mà theo đó hệ miễn dịch của chúng phản ứng lại với “kẻ tấn công” bằng rất nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, có cách tăng nhiệt độ cơ thể hay còn gọi là sốt. Cơn sốt ở loài chó là gì; triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào, tất cả sẽ được Bách hóa XANH chia sẻ với bạn ngay sau đây.

1Căn bệnh sốt ở chó là gì?

Thông thường, nhiệt độ cơ thể trung bình của chó sẽ cao hơn con người từ 2-3°C, tức vào khoảng 38°C to 39.2°C (100°F to 102.5°F). Điều này có nghĩa đôi khi bạn sẽ cảm thấy cún cưng của mình bị sốt ngay cả khi nhiệt độ đó là hoàn toàn bình thường đối với chúng. Cho nên hãy chú ý để tránh hiểu nhầm nhé!

Căn bệnh sốt ở chó

Vậy chính xác như thế nào là “sốt” ở chó? Từ “sốt” thường được sử dụng để mô tả nhiệt độ cơ thể tăng cao do nhiễm trùng hoặc viêm và nhiệt độ trên 39.5°C được coi là sốt ở chó. Cần đặc biệt lưu ý rằng, khi thân nhiệt của chúng lên đến 42°C, các biến chứng nghiêm trọng như co giật hoặc mất ý thức thậm chí tử vong là có thể xảy ra.

2Triệu chứng của bệnh sốt ở chó

Có thể bạn đã nghe nói đến một vài cách thử để biết một chú chó có bị sốt hay không. Ví dụ như sờ lên mũi của chúng, nếu mũi ướt là không sốt” và ngược lại, nếu “mũi khô là sốt”. Nhưng trên thực tế, bệnh sốt ở chó thường không được nhận biết hoặc không được phát hiện bằng những dấu hiệu rõ ràng như thế. Dưới đây là một vài triệu chứng phổ biến của bệnh sốt ở chó:

– Hôn mê

– Tâm trạng chán nản/lười vận động (hơn thường ngày)

– Thường xuyên rùng mình

– Chán ăn/bỏ ăn

– Nôn mửa

– Ho khan

– Chảy nước mũi

– Ấm tai

– Mắt đỏ

3Nguyên nhân gây ra bệnh sốt ở chó

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là lý do phổ biến nhất khiến nhiệt độ cơ thể của chú cún nhà bạn tăng cao. Điều này có thể do bất kỳ nguyên nhân nào, bao gồm các bệnh do vi khuẩn, nấm và vi rút gây ra. Nhiễm trùng cũng có thể ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, chẳng hạn như phổi (viêm phổi), thận (viêm thận), não (viêm não), hoặc thậm chí ở da.

Các bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở chúng là:

– Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

– Nhiễm trùng tai

– Vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm trùng

– Nhiễm trùng các cơ quan nội tạng bao gồm gan hoặc thận

– Răng bị nhiễm trùng hoặc áp xe

– Một bệnh vi khuẩn hoặc virus đang diễn ra

Nhiễm độc

Nếu chú chó của bạn (vô tình) tiếp xúc hoặc ăn phải chất độc hại, nó có thể bị sốt cao do chất độc lan truyền trong cơ thể làm vô hiệu hóa hoạt động bình thường của các cơ quan. Dưới đây là một số chất “được xem là độc” đối với cún mà có thể bạn không để ý:

– Cây độc

– Chất chống đông

– Thuốc cho người

– Những thực phẩm/ sản phẩm bao gồm chất làm ngọt nhân tạo xylitol

– Thuốc diệt chuột

Vaccine

Sau khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch của loài chó phản ứng lại bằng cách giải phóng nhiệt. Cho nên, đừng lấy làm lạ khi một chú chó sốt nhẹ từ 24 – 48h sau khi tiêm phòng. Điều này thường không gây nguy hiểm đến vấn đề sức khỏe của chúng. Tuy nhiên sốt do vaccine chỉ có thể kéo dài từ 1-2 ngày nên hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của boss nếu thấy bệnh tình kéo dài lâu hơn.

Cơn sốt không rõ nguồn gốc (FUO)

Đôi khi cơn sốt xuất hiện ở chó mà không xác định được nguyên nhân cụ thể. Hiện tượng này, được các bác sĩ thú y gọi là FUO (fever of unknown origin). Điều này thường xảy ra với các rối loạn trong hệ thống miễn dịch, rối loạn tuần hoàn máu và tủy xương, thậm chí là dấu hiệu của ung thư.

Chó bị sốt sữa

Đây là hiện tượng xảy ra ở những chó mẹ sau thời kỳ thai sản. Nguyên nhân của cơn sốt sữa này là do, lượng canxi trong máu của chó mẹ bị mất cân bằng đột ngột do bị chó con bú rút. Điều này dẫn đến sự rối loạn hoạt động ở thần kinh trung ương, làm cho não không thể điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp.

Trường hợp này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian đầu sau khi chó mẹ sinh. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

4Cách đo thân nhiệt cho chó

Phương pháp để biết chính xác nhất liệu chú chó của bạn có bị sốt hay không chính là đo nhiệt độ trực tràng hoặc tai của chúng. Các bác sĩ thú y khuyến cáo rằng bạn nên sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số được thiết kế dành riêng trong thú y để mang lại kết quả chính xác nhất.

Đối với nhiệt kế đo trực tràng, trước tiên hãy bôi trơn nó bằng dầu em bé sau đó nhẹ nhàng đưa nó vào hậu môn của chó khoảng một inch (2.54 cm), lấy nó ra ngay sau khi có kết quả.

Trong khi đó, nhiệt kế đo tai được xem là dụng cụ “ít đau đớn” hơn nhưng vẫn là một cách đáng tin cậy để đo nhiệt độ của chó. Nó hoạt động thông qua cơ chế đo các sóng nhiệt hồng ngoại được phát ra từ khu vực xung quanh màng nhĩ.

Lưu ý: đặt nhiệt kế sâu vào ống tai nằm ngang để có kết quả chính xác. Không sử dụng nhiệt kế thủy tinh.

5Cách chăm sóc và điều trị khi chó bị sốt

Để giúp hạ sốt cho thú cưng — từ 39.5°C trở lên — trước tiên bạn có thể dùng khăn hoặc vải thoa nước mát quanh bàn chân và tai của nó. Ngoài ra, quấn túi nước đá vào một chiếc khăn và đặt lên ngực và bụng của chó cũng giúp hạ nhiệt khi chó của bạn đang “bốc hỏa”. Tiếp tục theo dõi nhiệt độ của bé, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 39.5°C, bạn có thể ngừng thoa nước.

Khi thú cưng của bạn “sốc phản vệ” với vaccin hoặc thời tiết, bạn nên cho chúng một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Nếu nhà bạn có nhiều thú cưng, nên cách ly “bệnh nhân” với những em boss khác trong nhà. Điều này đặc biệt quan trọng vì bệnh sốt có thể lây lan.

Một cách khác, dễ dàng hơn chính là dùng quạt để giải tỏa nhiệt và hãy cố gắng cho chúng uống nước thường xuyên giúp bù nước, bù khoáng. Tuy nhiên, đây chỉ được xem là phương pháp “tạm thời” nghĩa là việc dùng cách này không thể “trị tận gốc” cơn sốt đang lên ở chó của bạn.

Vậy phương pháp “tận gốc” đó là gì?

Cách tốt nhất để điều trị sốt ở thú cưng đó là đưa em boss đến ngay bác sĩ thú y gần nhất. Sốt có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm và ung thư. Vì thế, chỉ khi “có sự can thiệp của chuyên gia” thì cơn sốt mới được tìm ra nguồn gốc và có phác đồ điều trị đúng.

Lưu ý: Không bao giờ cho chó (hoặc mèo) dùng thuốc dành cho người, chẳng hạn như aspirin hoặc acetaminophen. Đây là những chất cực độc đối với vật nuôi.

Trên đây là tất cả những kiến thức hữu ích mà “sen” nên biết về căn bệnh sốt ở loài chó. Bách hóa XANH hy vọng với những chia sẻ như trên, bạn sẽ có thêm hiểu về sốt, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị của căn bệnh phổ biến này từ đó có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp dành cho cún cưng của mình.

Xem thêm:

>> Có nên thiến chó đực? Ưu điểm và nhược điểm khi thiến chó

>> Có phải chó bị mù màu không? Chó nhìn thấy màu gì?

>> Top thức ăn cho chó ngon, bổ dưỡng mà chú chó nào cũng mê

Chọn mua thức ăn cho chó chất lượng bán tại Bách hóa XANH nhé:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH