Nếu bạn không có thời gian thì chỉ cần ghi nhớ những điều sau:
– Các loại trái cây nhập khẩu thường có miếng dán trên đó có dãy số gồm 4 hoặc 5 chữ số liền nhau.
Nếu là 4 chữ số thì chúng luôn bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4. Nếu là 5 chữ số thì chúng luôn bắt đầu bằng 8 hoặc 9.
-Nếu dãy số bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4 thì chúng được trồng theo phương thức thông thường, nghĩa là dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ, chất bảo quản trong danh mục cho phép. Nên rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
– Nếu dãy số bắt đầu bằng số 8: Đó là loại trái cây biến đổi gene (GMO). Ngoài có thể canh tác như các loại trái cây bắt đầu bằng số 3 hoặc 4, các giống trái cây này là loại đã bị biến đổi về mặt di truyền và mức độ an toàn vẫn còn là điều tranh cãi trên thế giới. Kiến nghị không nên ăn.
– Nếu dãy số bắt đầu bằng số 9: Đây là loại trái cây trồng hữu cơ. Nghĩa là quá trình canh tác không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ độc hại, không giống GMO, không kích thích tăng trưởng. Quá trình bảo quản cũng không dùng các chất bảo quản độc hại. Đây là loại trái cây khuyến khích dùng vì không có dư lượng hóa chất. Tuy nhiên, do canh tác như trên nên giá cũng đắt hơn các loại trái cây thường.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn cách cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2021, cầu mong may mắn thuận lợi cả năm
Nếu bạn có thời gian thì đọc tiếp để hiểu kỹ hơn về sự ra đời của các dãy số nói trên nhé.
Nhiều bạn mua trái cây nhập khẩu ít để ý trên mỗi trái hoặc hộp (đối với trái nhỏ bán theo chùm như nho, hay hộp như dâu) có một miếng dán nhỏ trên đó có mã vạch và dãy chữ số gồm 4 hoặc 5 chữ số khác nhau.
Việc đầu tiên sau khi mua về tất nhiên là bóc cái miếng dán đó bỏ vào thùng rác và rửa trái cây rồi ăn ngon lành. Thực ra ban đầu việc ứng dụng cái miếng dán đó là dành cho các nhà bán lẻ để tiện lợi hơn trong phân loại và kiểm kê kho đối với rau quả từ những năm 1990.
Thế nhưng sau này chính người mua lại phát hiện ra một “công dụng” không ngờ của miếng dán này giúp họ dễ dàng hơn trong việc phân loại trái cây với nhau. Việc bạn bỏ miếng dán đi mà không để ý đến nó quả là một điều đáng tiếc. Và dành một chút thời gian tìm hiểu về miếng dán này sẽ giúp bạn rất nhiều kể từ hôm nay khi vào siêu thị hay cửa hàng thực phẩm mua trái cây ngoại nhập.
Bỏ quan phần mã vạch, chúng ta chỉ chú ý đến dãy số trên miếng dán trên tráo táo, lê, lựu, dưa, kiwi… mà thôi. Chúng là dãy số gồm 4 hoặc 5 chữ số. Nếu là dãy 4 chữ số thì chúng chỉ bắt đầu bằng hai số là 3 hoặc 4, các số phía sau biến đổi từ 0 đến 9. Nghĩa là đối với các loại trái cây nhập khẩu mã số biến thiên từ 3000 đến 3999 và 4000 đến 4999.
Khi áp dụng thời gian đầu vào những năm 1990 thì đầu 3 hay 4 chỉ nhằm mục đích phân loại các loại trái cây khác nhau, các giống trái cây của cùng một loại và kích cỡ của trái cây trong cùng một chúng. Cùng một loại, ví dụ táo, nhưng có hàng trăm giống táo khác nhau, mỗi giống táo lại chia thành loại to và loại nhỏ nên cũng có hàng trăm mã số khác để đặt tên cho chúng. Ví dụ loại táo Fuji có hai mã số là 4129 loại nhỏ và 4131 loại lớn.
Như vậy, đầu tiên các bạn cần hiểu là trên trái cây nhập khẩu có một miếng dán với dãy số gồm 4 chữ số và luôn bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4. Ban đầu thì các loại trái cây đều phân loại như thế cả và tất nhiên khi đó các giống biến đổi gene còn chưa phổ biến cũng như sản phẩm hữu cơ còn rất hiếm nên đầu 3 hay đầu 4 cũng đều chỉ nói đến trái cây trồng theo phương pháp thông thường, tức là dùng phân thuốc đủ loại. Đầu 3 hay 4 không nói trái cây đó có an toàn hay không, an toàn là bắt buộc của một sản phẩm ra thị trường ở các nước phát triển.
Gần đây mình có độc một bài viết trên FB của một nhà báo nói rằng trái cây bắt đầu bằng số 3 thì tức là nó được xử lý bằng công nghệ ION hóa để hạn chế sự phát triển của vi sinh vật làm chậm quá trình hư hỏng của trái. Tuy nhiên, điều này không chính xác bởi số 3 hay số 4 chỉ để phân biệt loại trái cây với nhau chứ không nói rõ về phương pháp xử lý hay bảo quản chúng. Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau như bọc màng sáp, trữ lạnh, trữ đông, rút oxy… tùy vào điều kiện và nhà cung cấp lựa chọn.
Sau này, khi các loại rau củ quả biến đổi gene được phát triển nhiều và bán phổ biến ở siêu thị, người tiêu dùng lo ngại yêu cầu phải có sự phân biệt nên người ta mới thêm một đầu số vào các dãy số nói trên. Đó là số 8. Như vậy, giờ đây các loại trái cây GMO sẽ được dán miếng dán có 5 chữ số và bắt đầu bằng số 8. Ví dụ bên trên nói táo fuji trồng thường hiện chia làm hai loại là: 4129 loại nhỏ và 4131 loại lớn. Nếu thêm số 8 sẽ ra 84129 là táo fuji GMO loại nhỏ và 84131 là táo Fuji GMO loại lớn. Đây là ví dụ thôi vì hiện nay chưa có táo fuji GMO trên thị trường.
Và khi phong trào hữu cơ bùng nổ vào những năm 2000 cho đến nay thì người ta thêm đầu số 9 vào các loại trái cây hữu cơ để phân biệt với hai nhóm còn lại (nhóm trồng thông thường và nhóm biến đổi gene). Còn có số 9 đăng trước sẽ là 94129 là táo fuji trồng hữu cơ loại nhỏ và 94131 là táo fuji hữu cơ loại lớn. Loại táo mà Organica đang bán có mã số là 94129 là táo fuji hữu cơ loại nhỏ nhập khẩu từ New Zealand nhé.
>>> Tham khảo: 15+ công dụng tuyệt vời của táo hữu cơ đối với sức khỏe và sắc đẹp
Vậy có bạn sẽ hỏi: Trái cây có mã số bắt đầu bằng số 9 thì chắc chắn nó là hữu cơ không? Đúng là số 9 được hiểu là trái cây trồng hữu cơ nhưng tổ chức tạo ra bộ mã số này là Liên đoàn quốc tế về tiêu chuẩn sản xuất (IFPS) không phải là đơn vị chứng nhận hay đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ. Họ chỉ căn cứ trên hồ sơ của các đơn vị sản xuất để cấp mã số và không chịu trách nhiệm về những rủi ro hay thiệt hại mà bên sản xuất gây ra. Họ cũng khuyến cáo nếu người tiêu dùng muốn chắc chắn một sản phẩm nào đó là hữu cơ thì nên hỏi các nhà bán lẻ về chứng nhận hoặc logo của các chứng nhận hữu cơ uy tín trên bao bì như USDA organic, EU organic farming, JAS, IFOAM, Bio…
Và thêm điều này nữa. Tổ chức IFPS cho biết họ đang chuẩn bị cho việc đưa hết các mã số trên rau quả tươi về dãy gồm 5 chữ số và luôn bắt đầu bằng số 8. Trong đó 83000 đến 83999 là rau quả trồng thông thường còn 84000 đến 84999 là rau quả trồng hữu cơ.
Thực sự đến đây thì mình khá hoang mang. Thế các loại rau quả GMO đã biến đi đâu mất rồi? Lấy gì để phân biệt chúng với loại không biến đổi gene? Chưa kể đã vài chục năm nay nhiều người tiêu dùng đã quen với việc cứ nhìn thấy số 8 trên trái cây là đồng nghĩa với GMO, nay họ chuyển sang tất cả bắt đầu bằng số 8. Liệu có sức ép hay tác động nào của các nhà sản xuất hạt giống GMO đã làm cho IFPS làm biến mất các giống này trên thị trường.
Cũng may là họ vẫn chưa chính thức áp dụng các mã số mới này. Và các bạn cũng đã biết cách để hỏi thông tin về những nơi bán trái cây hữu cơ rồi mà đúng không? Logo trên bao bì và chứng nhận từ nhà bán lẻ. Và còn những cách khác để truy xuất nguồn gốc nữa mà bài viết dài quá mình không tiện nêu ra đây.
>>> Tham khảo: 30+ Loại trái cây sạch được trồng theo quy trình hữu cơ không dùng phân bón hoá học, ko dùng chất kích thích tăng trưởng, không dùng thuốc trừ sâu hoá học.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!