Mẹo thi lý thuyết B1 là “vũ khí” không thể thiếu cho những thí sinh dự thi bằng lái xe hạng B1. Làm thế nào để có thể vượt qua được 600 câu hỏi nhanh và dễ nhớ nhất? Hãy cùng tham khảo ngay những “tips hay ho” dưới đây!
1. Nội dung phần thi lý thuyết B1 600 câu bao gồm những gì?
Nội dung thi sát hạch bằng lái xe hạng B1 phần lý thuyết có tổng 600 câu hỏi.
Kết cấu mỗi phần có trong Bộ đề 600 câu hỏi bao gồm:
- Chương 1: Tổng 166 câu, từ câu 1 – 166. Trong đó có 45 câu điểm liệt.
Chương này có nội dung về khái niệm và quy tắc tham gia giao thông đường bộ.
- Chương 2: Tổng 26 câu, từ câu 167 – 192. Không có câu điểm liệt nào.
Chương này có nội dung về nghiệp vụ vận tải.
- Chương 3: Tổng 21 câu, từ câu 193 – 213. Trong đó có 4 câu điểm liệt.
Chương này có nội dung về văn hóa tham gia giao thông và đạo đức của người lái xe.
- Chương 4: Tổng 56 câu, từ câu 214 – 269. Trong đó có 11 câu điểm liệt.
Chương này có nội dung về kỹ thuật lái xe.
- Chương 5: Tổng 35 câu, từ câu 270 – 304.
Chương này có nội dung về cấu tạo và sửa chữa
- Chương 6: Tổng 182 câu, từ câu 305 – 486
Chương này có nội dung về hệ thống biển báo hiệu đường bộ
- Chương 7: Tổng 114 câu, từ câu 487 – 600
Chương này có nội dung về giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
- Chương 8: Tổng 60 câu.
Chương này đặc biệt có nội dung về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, được lựa chọn trong bộ 600 câu dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Đối với hạng B1 sẽ bao gồm 574 câu trong bộ đề 600 câu (không bao gồm 26 câu về nghiệp vụ vận tải). Trong đó, có 60 câu hỏi về nội dung tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Cấu trúc của Bộ đề thi sát hạch lý thuyết lái xe ô tô hạng B1
Mỗi mã đề thi lý thuyết sát hạch bằng lái xe hạng B1 sẽ có tổng 30 câu hỏi.
Với tổng 30 câu hỏi sẽ bao gồm:
- 01 câu về khái niệm;
- 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng;
- 06 câu về quy tắc giao thông;
- 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
- 01 câu về văn hóa tham gia giao thông và đạo đức người lái xe;
- 01 câu về kỹ thuật lái xe;
- 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
- 09 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ;
- 09 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
Lưu ý: Điểm đỗ: 27/30 câu trong thời gian 20 phút thực hiện bài thi.
2. Mẹo học và thi bằng lái xe B1 “bao đỗ 100%”
Với tổng số câu hỏi là 600 nên khối lượng nội dung cần phải ghi nhớ là không hề nhỏ. Nếu không đủ kiên nhẫn hay không có thời gian để ôn tập sẽ khó vượt qua được phần thi này. Bởi vậy, để giảm bớt áp lực khi ôn thi, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo học lý thuyết b1 “bao đỗ 100%” ngay dưới đây!
2.1 Ưu tiên hoàn thành những câu hỏi dễ đầu tiên trong bài
Thông thường, mỗi bài thi lý thuyết sẽ có khoảng 20% câu hỏi dễ. Khi bắt đầu tính giờ thi, hãy tận dụng thời gian để trả lời những câu hỏi dễ trước, đảm bảo bạn đã có một phần điểm nhất định. Ví dụ bạn không cần phải suy nghĩ nhiều mà nên chọn ngay những câu hỏi có đáp án với các cụm từ sau:
- Chọn tất cả các đáp án có chứa cụm từ “Chấp hành” hoặc “Không được”.
- Chọn tất cả các đáp án có chứa từ “Phải” ở phần đầu câu. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 đáp án bắt đầu bằng từ “Phải” thì chọn đáp án có số chữ dài nhất.
2.2 Chọn câu trả lời có cụm “Tất cả các đáp án trên”
Đây là mẹo thi bằng lái xe b1 thường được sử dụng trong các bài thi trắc nghiệm lý thuyết. Tuy nhiên, không phải câu hỏi nào cũng có thể áp dụng mà chỉ chọn nó khi có liên quan đến những kiến thức sau:
- Câu hỏi về các hành vi bị cấm trong lái xe.
- Câu hỏi về đạo đức, văn hóa nghề lái xe.
- Câu hỏi về kinh doanh vận tải.
2.3 Mẹo trả lời các câu hỏi thi lý thuyết B1 về biển báo
Đầu tiên, bạn cần phải ghi nhớ 5 loại biển báo chính sau:
- Biển báo nguy hiểm: Có hình tam giác, nền vàng, viền đỏ, biểu tượng hình vẽ màu đen.
- Biển báo cấm: Có hình tròn, nền trắng, viền đỏ, biểu tượng hình vẽ màu đen.
- Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh, biểu tượng hình vẽ có màu trắng.
- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, nền xanh, biểu tượng hình vẽ có màu trắng.
- Biển phụ: Hình chữ nhật, nền trắng, biểu tượng hình vẽ có màu đen.
Đối với các câu hỏi biển báo, có một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để trả lời như:
- Những câu có 2 hay 3 biển tròn màu xanh được chia thành 2 trường hợp: Câu hỏi dài 1 hàng thì chọn đáp án 1 và câu hỏi dài 2 hàng thì chọn đáp án 3.
- Câu trả lời nào xuất hiện đáp án có cụm từ “Không được phép” thì chọn đáp án đó.
- Khi đỗ xe sẽ không có giới hạn thời gian nhưng nếu dừng xe thì sẽ có giới hạn thời gian cụ thể. Hãy chọn đáp án có giới hạn thời gian cho việc dừng xe.
2.4 Mẹo trả lời các câu hỏi liên quan đến tốc độ
Những câu hỏi có nội dung về tốc độ là không thể thiếu trong bài thi lý thuyết B1. Khi gặp dạng câu hỏi này, cần lưu ý một số cách chọn đáp án đơn giản như sau:
- Những câu hỏi có tốc độ 50km/h => chọn đáp án 3.
- Những câu hỏi có tốc độ 60km/h => chọn đáp án 4.
- Những câu hỏi có tốc độ 70km/h => chọn đáp án 2.
- Những câu hỏi có tốc độ 80km/h => chọn đáp án 1.
Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn trong quá trình làm bài, bạn có thể nhớ mẹo ngắn gọn về các con số tương ứng là: 8=1; 7=2; 5=3; 6=4.
2.5 Mẹo trả lời những câu hỏi liên quan đến khái niệm
Những câu hỏi khái niệm trong bài thi lý thuyết có số lượng tương đối nhiều. Bạn nên sử dụng mẹo học bằng lái xe b1 sau:
- Câu hỏi về các yêu cầu kính chắn gió => chọn đáp án “Có” cụm từ “kính an toàn”.
- Câu hỏi về phần đường xe chạy => chọn đáp án “Không có” cụm từ “an toàn giao thông”.
- Câu hỏi liên quan đến làn đường => chọn đáp án “Có” cụm từ “an toàn giao thông”.
- Câu hỏi về phương tiện giao thông => chọn đáp án “Có” cụm từ “kể cả xe đạp máy” hoặc “kể cả xe máy điện”.
2.6 Mẹo giải quyết các câu hỏi lý thuyết B1 về sa hình
Những câu hỏi về sa hình thường có sự phức tạp nhiều hơn so với các dạng còn lại.
Để chọn được đáp án chính xác nhất, cần phải lưu ý những điều sau:
- Bước 1: Xét xe trong giao lộ
- Bước 2: Xét các loại xe được ưu tiên (xe cứu hỏa, xe quân sự, xe công an, xe cứu thương)
- Bước 3: Xét xe đường ưu tiên (dựa vào biển báo)
- Bước 4: Xét xe bên phải không có cản trở (từ ngã 4)
- Bước 5: Xét xe rẽ phải trước, đi thẳng, rẽ trái, quay đầu
Một số mẹo có thể được áp dụng:
- Câu hỏi có vòng xuyến => chọn nhường bên trái.
- Câu hỏi không có vòng xuyến => chọn nhường bên phải.
- Câu hỏi có 2 hình giống nhau thì cần chọn theo quy tắc => phải, thẳng, trái.
- Câu hỏi “xe nào chấp hành đúng hướng mũi tên” => chọn đáp án 2
- Câu hỏi với sự có mặt của công an giao thông => chọn đáp án 3
3. Thi lý thuyết ô tô B1 cần chuẩn bị những gì?
3.1 Chuẩn bị hồ sơ thi bằng lái xe ô tô B1
Hồ sơ dự thi bằng lái xe hạng B1 được quy định Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
Cụ thể, hồ sơ dự thi bằng lái xe ô tô B1 bao gồm các giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị học, sát hạch cấp bằng lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
3.2 Lệ phí thi bằng lái xe ô tô hạng B1
Mức học phí hiện nay được quy định bởi trung tâm, chi phí rơi vào khoảng 7.300.000 – 8.000.000VNĐ/khoá. Chi phí đã bao gồm các khoản phí về khám sức khỏe, hồ sơ, tài liệu thi lý thuyết, thực hành, lệ phí sát hạch, cấp bằng, thuê sân tập, thuê giáo viên hướng dẫn, trả tiền xăng xe,…
Bên cạnh đó, lệ phí thi sát hạch theo quy định gồm 4 loại sau:
- Phí thi sát hạch lái xe trên sa hình: 300.000 VNĐ/lần
- Phí thi lý thuyết: 90.000 VNĐ/lần
- Phí thi sát hạch lái xe trên đường trường: 60.000 VNĐ/lần
- Phí làm bằng lái: 135.000 VNĐ/lần
3.3 Lựa chọn địa điểm học thi bằng lái xe B1 thuận tiện, phù hợp
Hiện nay có rất nhiều trung tâm tổ chức đào tạo thi bằng lái xe ô tô B1. Tuy nhiên, bạn nên chọn địa chỉ uy tín, chất lượng.
Trong đó, cần phải đảm bảo các yếu tố như:
- Trung tâm nổi tiếng, tỷ lệ thi đạt cao
- Điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi chất lượng
- Cam kết, đảm bảo về thời gian và chất lượng học
Ngoài ra, để vượt qua bài thi, thí sinh có thể tham khảo một số thông tin về nội dung thi sát hạch như sau:
- Sát hạch lý thuyết: Gồm các câu hỏi có liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe.
- Sát hạch thực hành lái xe trong hình: Thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch
- Sát hạch thực hành lái xe trên đường: Điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống giao thông trên đường đi và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
Bên cạnh việc hiểu rõ các quy định về nội dung thi, các mẹo thi bằng lái xe ô tô B1 cũng yếu tố quan trọng. Cụ thể:
- Kinh nghiệm làm bài thi lý thuyết: Ôn theo bộ 600 câu hỏi, mặc dù mỗi mã đề thi chỉ gồm 30 câu. Có thể luyện tập thông qua website và các phần mềm liên quan.
- Kinh nghiệm tham gia thi thực hành: Thực hành trực tiếp 11 phần trên sa hình. Đồng thời, cần chuẩn bị sức khỏe và tâm lý tốt.
Ở trên là tất cả những mẹo thi lý thuyết B1 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các thí sinh chuẩn bị tham gia kì thi sát hạch bằng lái xe hạng B1. Hãy tham khảo và ghi nhớ những “tips” hữu ích này để có thể thành công vượt qua vòng thi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!