Bệnh cúm lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc trưng trên đường hô hấp của đàn lợn do virus cúm type A gây ra. Bệnh có thể truyền cho người, chủ yếu là những người nông dân chăn nuôi và bác sĩ thú y.
Bệnh cúm do virus gây ra ở lợn
Dịch tễ học
- Bệnh cúm lợn được mô tả lần đầu tiên năm 1918, khi một bệnh dịch xảy ra trên đàn lợn ở Bắc Trung Mỹ.
- Đến năm 1931, Shope là người đã nhận diện và phân lập được virus cúm lợn (SIV).
- Ở Việt Nam có một số nghiên cứu về bệnh, kết quả bước đầu đã phát hiện được sự lưu hành của virus cúm ở đàn lợn.
Virus cúm lợn
- Nguyên nhân gây bệnh cúm lợn là do virus cúm lợn gây ra.
- Virus cúm lợn là RNA virus thuộc type A (A/H1N1), họ Orthomyxoviridae.
- Virus không bền với nhiệt độ ở 56 – 60oC virus mất độc tính trong vài phút, ở 100oC virus chết ngay, ở 4oC trong nước niệu của phôi gà virus tồn tại 2 tháng; ở -70oC khi làm lạnh nhanh, có thể bảo quản virus lâu dài.
- Virus có nhiều trong đường hô hấp của lợn mắc bệnh, từ đó mầm bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe thông qua các dịch tết, không khí khi lợn bệnh hắt hơi, sổ mũi và ho….
- Các vật dụng chăn nuôi và người cũng có thể mang mầm bệnh từ chuồng lợn bệnh sang chuồng lợn khỏe.
- Mầm bệnh lưu hành trên đàn lợn trong suốt một năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa thu và mùa đông.
- Virus sẽ nhân lên ở biểu mô niêm mạc đường hô hấp sau khi xâm nhập vào cơ thể. Virus gây nhiễm trùng huyết trong một thời gian ngắn.
- Phổi được coi như cơ quan đích tấn công của virus. Virus cúm có thể phá hủy tế bào nhờ có kháng nguyên NA hoặc protein PB1F2.
Biểu hiện của bệnh cúm lợn
- Bệnh mang tính chất bầy đàn. Thời gian nung bệnh từ 1 – 3 ngày, bệnh phát ra đột ngột và có tốc độ lây lan nhanh.
- Biểu hiện của bệnh cúm lợn đặc trưng là sốt cao từ 40.5 – 41.5oC, con vật mệt mỏi, bỏ ăn, nằm co cụm lại một chỗ lười vận động, thậm chí không đi lại được.
- Lợn bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, khó thở phải há mồm để thở, thở thể bụng, một số có thể bị viêm kết mạc mắt, con vật giảm cân, gầy yếu biếng ăn và lười vận động.
- Lợn nái bị rối loạn sinh sản, sảy thai, thai chết non, lợn con sinh ra ít, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao.
- Tỷ lệ mắc trong 1 đàn lên đến 100% nhưng tỷ lệ tử vong rất thấp chỉ 1% (không bị nhiễm kế phát với bệnh khác).
- Con vật hồi phục rất nhanh sau 5 – 7 ngày kể từ khi biểu hiện bệnh, nếu mắc thêm bệnh kế phát con vật có nguy cơ tử vong cao hơn.
Lợn sốt cao, mệt mỏi, nằm một chỗ khi bị cúm lợn
Bệnh tích
- Bệnh tích tập chung chủ yếu ở phổi với biểu hiện phổi lợn bị viêm.
- Sự biến đổi tập trung chủ yếu ở thùy đỉnh, thùy tim, có những trường hợp hơn nửa diện tích phổi bị tác động, có thể quan sát được rõ ràng đường ranh giới giữa vùng phổi lành và vùng phổi bị viêm.
- Các vùng tổ chức phổi bị bệnh có màu tím và rắn chắc, phù bên trong mô phổi.
- Hạch phổi sưng to, sung huyết.
- Khí quản, phế quản chứa đầy dịch nhầy, có bọt khí và hầu như đặc kín bởi tơ huyết và dịch rỉ viêm.
- Khi tiến hành cắt phế quản, tiểu phế quản kết hợp với bóp sẽ thấ dịch đục, dính, mày đỏ hoặc xám chảy ra.
- Một số trường hợp lợn bị viêm màng phổi dính fibrin.
Biến đổi của phế nang phổi
Phổi lợn bị mắc bệnh cúm lợn
Chẩn đoán virus cúm lợn
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, dịch tễ học để chẩn đoán lâm sàng ban đầu.
- Sử dụng các kỹ thuật như RT-PCR, iiPCR, phân lập virus từ bệnh phẩm (dịch swap đường hô hấp, phổi) để khẳng định lợn mắc bệnh cúm.
Lấy dịch swap của lợn để xét nghiệm bệnh
Người chăn nuôi quan tâm đến kỹ thuật xét nghiệm bệnh trên lợn ngay tại trại nuôi hãy liên hệ trực tiếp số HOTLINE 0983.600.953 để được hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia HappyVet.
Phương pháp phòng bệnh
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, phun sát trùng chuồng trại định kỳ, cách ly lợn có biểu hiện bệnh.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn thật tốt.
- Sử dụng vaccine phòng bệnh luôn mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất nhưng cần kết hợp nhiều phương pháp phòng bệnh để bảo vệ tối đa cho đàn vật nuôi.
=>> Tham khảo ngay: Phương pháp phòng bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
Cách điều trị bệnh cúm lợn
- Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh nhưng cần sử dụng thuốc điều trị triệu chứng như giảm ho (bromhexin, prednisine,…), hạ sốt (anagin,…), kháng sinh phòng vi khuẩn kế phát (kanamycin, amoxicyline,…).
- Bổ sung thuốc bổ, vitamin,… nâng cao sức đề kháng cho con vật.
- Hộ lý chăm sóc, cách ly con vật bị bệnh phun sát trùng toàn bộ chuồng trại.
Bệnh cúm lợn là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người khi chúng ta ăn phải lợn bị nhiễm bệnh, để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức cao trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, người chăn nuôi cần xử lý lợn bệnh theo đúng quy định, các cơ sở thực phẩm cần sử dụng kỹ thuật RT-PCR, iiPCR, phân lập virus từ bệnh phẩm, sàng lọc và lựa chọn những thực phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Tìm kiếm liên quan:
– Cúm heo 2019
– Dấu hiệu nghi ngờ đàn heo bị cúm
– Bệnh cúm lợn Châu Phi
– Heo bị cảm cúm
– Bệnh cảm lạnh ở lợn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!