Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì

Trẻ sơ sinh bị ho có thể hoàn toàn chữa trị qua đường bú mẹ, bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quý giá, làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ, loại bỏ các tác nhân gây ho như vi khuẩn, virus… Do đó, thực phẩm mẹ ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng nguồn sữa và ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ ho mẹ kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Thức ăn mẹ tiêu thụ hàng ngày ảnh hưởng đến chất lượng sữa trẻ bú.
Thức ăn mẹ tiêu thụ hàng ngày ảnh hưởng đến chất lượng sữa trẻ bú.

1. Món ăn nhiều dầu mỡ

Món ăn nhiều dầu mỡ chứa lượng lớn chất béo bão hòa nhưng lại ít dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa. Sau khi bú, trẻ có thể bị khó tiêu, gây nóng trong, khiến triệu chứng ho trở nên trầm trọng hơn. Do đó, mẹ nên cắt giảm các món ăn nhiều dầu mỡ trong thực đơn hàng ngày, bao gồm các món sau:

  • Đồ ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, nem rán…
  • Đồ xào: rau xào, mì xào…
  • Đồ ăn đóng hộp: cá hộp, thịt hộp…
Trẻ ho mẹ kiêng ăn gì? - Các thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ
Trẻ ho mẹ kiêng ăn gì? – Các thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Một số loại thực phẩm được chuyển hóa qua sữa có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, nhất là với những bé có cơ địa dễ bị dị ứng. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn kích thích hệ tiêu hóa khiến bé ho dữ dội, ho dai dẳng không dứt, kèm theo triệu chứng như: nổi mẩn đỏ quanh miệng, ngạt mũi, nôn, đi ngoài phân lỏng…

Những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên cẩn thận trước khi ăn bao gồm:

  • Hải sản: Các loại hải sản như: tôm, cua, cá, mực… chứa protein dễ kích ứng, khiến trẻ ho nhiều hơn. Ngoài ra, nhiều loại cá như cá ngừ, cá thu, cá bơn… chứa hàm lượng cao methyl thủy ngân. Chất này có thể chuyển hóa ở sữa mẹ và đi vào cơ thể trẻ nhỏ, ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ giảm nhận thức, trí nhớ, khả năng vận động. Do đó, mẹ phải hết sức cẩn thận khi ăn cá trong thời gian cho bé bú.
  • Trứng: Trẻ nhỏ có thể dị ứng với lượng protein cao có trong lòng trắng trứng. Vì vậy, mẹ nên ăn lòng đỏ trứng, hạn chế lòng trắng nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở con sau khi bú.
  • Đậu nành: Đậu nành cũng là thực phẩm chứa lượng protein cao dễ gây dị ứng mà mẹ cần lưu tâm.
Hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Hải sản dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

3. Trẻ ho mẹ kiêng ăn thực phẩm lạnh

Thực phẩm để trong tủ lạnh lâu ngày thường bị hao hụt chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, vi khuẩn có thể xâm nhập, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ. Bé bú sau khi mẹ ăn nhiều đồ lạnh thường bị kích ứng vòm họng, gây ho dữ dội và kéo dài. Ngoài ra, trẻ có thể bị khó chịu dẫn đến quấy khóc nhiều hơn, lạnh bụng, tiêu chảy…

Đó là lý do vì sao trẻ ho mẹ nên kiêng tiêu thụ các thực phẩm lạnh như: nước lạnh, kem, sữa chua, đồ ăn để tủ lạnh lâu ngày…

Mẹ không nên ăn kem lạnh trước khi cho con bú.
Mẹ không nên ăn kem lạnh trước khi cho con bú.

4. Trẻ ho mẹ kiêng uống nước có ga, cồn

Nước uống có ga, cồn làm giảm lượng dịch trong cơ thể mẹ, phá vỡ những hormone liên quan đến quá trình tạo sữa cho bé. Sau khi mẹ uống nước ngọt có ga, rượu, bia… trẻ bú mẹ có thể bị kích ứng dẫn đến tình trạng ho dữ dội.

Ngoài ra, gan của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, chuyển hóa cồn chậm khiến trẻ bị ngộ độc. Mẹ tiêu thụ nhiều thức uống có ga, cồn khi cho con bú còn là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến nhận thức cũng như khả năng vận động của con sau này.

Nếu mẹ uống nước ngọt, rượu bia thì phải đợi khoảng 2 giờ đồng hồ mới được cho con bú.

Mẹ không nên uống rượu bia, nước ngọt có ga trong thời gian cho con bú.
Mẹ không nên uống rượu bia, nước ngọt có ga trong thời gian cho con bú.

6. Thực phẩm ngọt mẹ cũng nên kiêng

Đồ ngọt như bánh kẹo, chocolate… chứa hàm lượng lớn đường và chất béo. Nếu mẹ ăn nhiều loại thực phẩm này, trẻ bú mẹ có thể bị tích tụ đờm, gây ho, khó thở, khàn tiếng.

Ngoài ra, đồ ngọt là nguyên nhân khiến sữa mẹ ít chất dinh dưỡng hơn, làm giảm sức đề kháng của trẻ. Trẻ có nguy cơ bị béo phì và chậm phát triển. Do đó với thắc mắc trẻ ho mẹ kiêng ăn gì thì các thực phẩm ngọt chính là câu tra lời.

Mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt khi cho con bú.
Mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt khi cho con bú.

7. Gợi ý 5 thực phẩm mẹ nên ăn

Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ cho con bú với tần suất nhiều hơn và thời gian bú dài hơn để loãng đờm, giảm cảm giác ngứa rát ở cổ họng. Do đó, ngoài việc biết trẻ ho mẹ kiêng ăn gì thì những thực phẩm mẹ cần bổ sung trong thời gian này cũng là vấn đề cần quan tâm.

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường lượng sữa. Dưới đây là một số ví dụ những món mẹ nên ăn trong giai đoạn này:

7.1. Móng giò heo

Móng giò heo chứa hàm lượng lớn chất đạm, tạo điều kiện để mẹ có nhiều sữa hơn cho trẻ bú. Bên cạnh đó, móng giò heo giàu vitamin A, B, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng của con.

Một số món ăn ngon miệng được làm từ móng giò heo: móng giò hầm đu đủ xanh, móng giò hầm với thông thảo…

Móng giò hầm hạt sen là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ sau sinh.
Móng giò hầm hạt sen là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho mẹ sau sinh.

7.2. Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm giàu dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe của mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, thịt bò chứa nhiều đạm và vitamin B12, tăng cường sức đề kháng của trẻ, loại bỏ nhanh các tác nhân gây ho trong cơ thể như vi khuẩn, virus…

Một số món ăn ngon miệng được làm từ thịt bò: thịt bò xào đu đủ, thịt bò kho nghệ, bắp bò hầm củ sen…

Thịt bò xào đu đủ cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và trẻ.
Thịt bò xào đu đủ cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và trẻ.

7.3. Thịt gà

Thịt gà giàu protein, kẽm, canxi là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh khỏi ho hơn.

Một số món ăn ngon miệng được làm từ thịt gà: gà hầm hạt sen, gà hầm ngải cứu, thuốc bắc, gà hầm tam thất…

Gà hầm ngải cứu, thuốc bắc tăng cường sức khỏe của mẹ và bé.
Gà hầm ngải cứu, thuốc bắc tăng cường sức khỏe của mẹ và bé.

7.4. Đu đủ

Đu đủ giàu vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể mẹ sản sinh nhiều hormone oxytocin kích thích tạo sữa. Do đó, trong giai đoạn cho con bú, đặc biệt khi trẻ bị ho, mẹ nên ăn nhiều đu đủ để có lượng sữa dồi dào giúp con nhanh khỏi bệnh.

Một số món ăn ngon miệng được làm từ đu đủ: đu đủ hầm chân giò, đu đủ hầm xương, thịt…

Đu đủ hầm chân giò là món ăn giàu dưỡng chất cho mẹ sau sinh.
Đu đủ hầm chân giò là món ăn giàu dưỡng chất cho mẹ sau sinh.

7.5. Chuối sứ

Chuối sứ là thực phẩm giàu vitamin C, B6, kali, protein, folate… có tác dụng lợi sữa và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Nhờ vậy, bé giảm đờm, nhanh khỏi ho, hạn chế tình trạng ngứa rát cổ họng.

8. Mẹ chăm sóc bé bị ho đúng cách

Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cảnh để khắc phục nhanh chóng những cơn ho:

  • Cho bé bú nhiều hơn: Như đã nói ở trên, tăng tần suất và lượng sữa mỗi lần bú là phương pháp làm loãng đờm, giảm ngứa rát cổ họng ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả.
  • Vệ sinh mũi của bé: Mẹ dùng nước muối sinh lý, vệ sinh mũi bé 2 lần/ngày để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn và những tác nhân khác gây kích ứng khiến trẻ bị ho.
  • Giữ ấm cơ thể bé: Mẹ mặc quần áo cao cổ, quàng khăn, đội mũ, đeo tất tay và tất chân để cơ thể bé luôn được giữ ấm. Đây là cách giúp trẻ tránh bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp gây ho.
  • Lưu ý khi sử dụng điều hòa: Không để điều hòa thẳng vào mặt bé, nếu trời nắng nóng nên bật điều hòa ở mức trên 27 độ C, không dùng điều hòa liên tục…
  • Đưa bé đi khám: Nếu bé ho liên tục, ho dữ dội nhiều ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, khó thở, thở khò khè… mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám và nhận được tư vấn tốt nhất.
Mẹ đưa bé đi khám nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Mẹ đưa bé đi khám nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Trẻ ho mẹ kiêng ăn gì?”. Trẻ ho mẹ nên kiêng ăn món nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, bia rượu, nước có ga… Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ 1900 6424 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời mẹ nhé!